Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vẻ đẹp lí tưởng của hình tượng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Câu 1. Cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên. Qua đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Kiều như thế nào?
Câu 2. Vẻ đẹp lí tưởng của hình tượng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 3. Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
7 trả lời
Hỏi chi tiết
51.634
38
10
Ho Thi Thuy
20/04/2017 09:03:21
Câu 1
Mười năm lưu lạc của Thúy Kiều là một tấn bi kịch triền miên chất chứa bao nỗi đau đớn, thảm sầu. Mối tình đầu đẹp đẽ, trong sáng giữa nàng với Kim Trọng đã sớm bị sóng gió cuộc đời làm cho tan vỡ. Sau khi bán mình chuộc cha để báo đền chữ hiếu, Kiều đã âm thầm khóc thương cho lời nguyền vàng đá với chàng Kim. Nàng đành cậy Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng. Trao duyên là nỗi đau đớn, nỗi đau đầu đời của người con gái tài sắc - Thúy Kiều.

Trong đêm gia biến: Một mình nàng ngọn đèn khuya, Áo dầm giọt lệ tóc se mái sầu. Nàng sống với tâm trạng đầy sóng gió và mặc cảm. Trước sự thực phũ phàng là ngày mai nàng sẽ thuộc về tay kẻ khác, Kiều cảm thấy như chính minh là thủ phạm gây ra nỗi bất hanh cho Kim Trọng. Nàng thương mình một nhưng thương người yêu mười nên cắn răng cam chịu số phận đen bạc của mình: Phận dầu, dầu vậy cùng dầu để nghĩ đến nỗi đau của Kim Trọng:

Công trình kẻ biết mấy mươi
Vì ta khăng khít cho người dở dang!
Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phũ phàng với hoa

Thúy Kiều mang nặng mặc cảm là người có lỗi. Nàng tự trách mình khăng khít, khiến cho người dở dang. Đúng ra là cả hai chủ động tìm đến nhau, yêu nhau và tự nguyện gắn bó với nhau. Kiều có mặc cảm đó là vì nàng luôn nghĩ đến người khác, ngay cả trong lúc đau thương tột bậc.

Một mình một bóng, đối diện với tâm trạng rối bời, tan nát, Kiều chỉ biết âm thầm khóc than cho gia cảnh, cho duyên phận. Đắn đo, suy tính trước sau, nàng thấy chỉ một cách có thể cứu vãn phần nào cho mối lương duyên của mình, đó là trao duyên cho em gái. Và Kiều đã trao duyên cho Thúy Vân khi cô em vô tư ấy vừa chợt tỉnh giấc xuân.

Thấy Kiều khóc lóc ủ ê, Thúy Vân gạn hỏi nguyên do và cũng lờ mờ đoán biết chị mình đang mắc mối tình chi đây. Kiều trao duyên cho em mà trong lòng băn khoăn, bối rối:

Rằng: lòng đương thổn thức đầy
Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong
Hở môi ra cũng thẹn thùng
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai.

Nàng thẹn thùng khó nói vì còn vướng mối tơ duyên với chàng Kim - mối tình mà chỉ hai người biết với nhau. Ngỏ chuyện riêng tư với người khác, cho dù là em mình đi nữa cũng không phải là điều dễ dàng. Hơn nữa, đây không phải là tình yêu thoáng qua mà đã thề nguyền vàng đá, kết giải đồng tám; nó trở thành thiêng liêng, khó có thế đổi thay. Nay nhờ Vân thay thế mình, Kiều sợ chắc gì Vân đã nhận lời.

Kiều lâm vào tình thế khó xử; không nói không được mà nói ra thì e ngại. Bởi thế nên nàng đắn trước đo sau, băn khoăn, ngập ngừng mãi rồi mới thốt ra được một câu khiến người ngoài cuộc nghe cũng phải mủi lòng.

Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lèn cho chị lạy rồi sẽ thưa

Lời gì vậy? Đó là lời nhờ Vân thay chị nối tình với chàng Kim. Đề nghị ấy thật bất ngờ ngay cả đối với Thúy Kiều bởi trước đó nàng chưa hề nghĩ đến. Cả một đêm thức trắng, nàng đâu có nghĩ ra điều này. Nàng chỉ có đau khổ, giày vò. Nhưng từ lúc Thúy Vân thức giấc và tỏ ra thương chị, nàng như vụt thấy một làn chớp sáng: Đây rồi, cô em gái này có thế' giúp mình trả món nợ tình. Đề nghị ây cũng bất ngờ đối với Thúy Vân bởi nó quan trọng quá, nó ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Nhận lời lấy một người đâu có dễ dàng, đơn giản như nhận một món quà? Vậy dựa vào đâu mà Thúy Kiều dám đề ra ý kiến ấy và hầu như ép Thúy Vân phải nhận lời? Chỉ có cơ sở duy nhất đúng đắn là tình thương. Chị thương em. tin rằng em sẽ nghe lời. Chị cũng biết em thương chị, không nỡ trái ý chị. Còn em, tuy chẳng hiểu đầu đuôi ra sao nhưng lại thật tình thương chị riêng gánh chịu nỗi oan khố cúa cả gia đình, lại đang đau xót vì môi tơ duyên đứt đoạn nên dù chưa kịp nghe hết lời giãi bày, chắc cũng đã thấu hiểu lòng chị.

Người ta hỏi: Tại sao Thúy Kiều không dùng từ nhờ mà lại dùng từ cậy? Không dùng từ nhận mà lại dùng từ chịu? Chính vì giữa các từ ấy có một sự sai biệt khá tinh vi. Đặt nhờ vào chỗ cậy, không những thanh điệu câu thơ sẽ nhẹ đi, âm thanh không dọng ở chữ thư nhất của câu thơ nữa mà còn giảm đi cái quằn quại khó nói của Kiều, cái ý nghĩa hi vọng thiết tha của một lời trói trăng, ý nghĩa nương tựa, gửi gắm của một tâm lòng tuyệt vọng, ý nghĩa tin tưởng vào tình cảm ruột thịt. Giữa chiu và nhận thì dường như còn có vấn đề tự nguyện hay không tự nguyện nữa. Nhận lời có lẽ có nội dung tự nguyện: còn chịu lời thì hình như chỉ có một sự nài ép phải nhận vì không nhận không được. Trong tình thế của Thúy Vân lúc bấy giờ, chỉ có chịu lời chứ làm sao nhận lời được?

Câu thơ sáu chữ giản dị mà chứa đựng tất cả chiều sâu của một tình thế phức tạp. Điều đó càng làm cho nó có dáng dấp như một lời cầu nguyện.

Kiều yêu cầu Thúy Vân: Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa vì nàng coi sự chịu lời của Thúy Vân là một hành động hi sinh. Đối với cử chỉ hi sinh ấy thì chỉ có kính phục và biết ơn. Thúy Kiều lạy em là lạy sự hi sinh cao cả ấy.

Trong những giây phút đau đớn, tôi nghiệp này, Kiều vẫn quên mình để suy nghĩ đến người yêu. Nỗi buồn của nàng cần phải được san sẻ cho vơi bớt.

Sau cái phút ban đầu khó nói, giờ đây nàng bộc bạch với em gái về mối tình đẹp đẽ mà dang dở của mình:

Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Tâm sự về nỗi khó nghĩ, khó lựa chọn giữa tình và hiếu:
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Là người con có hiếu, Kiều đã bán mình để lấy ba trăm lạng cứu cha và em khỏi vòng tội tù oan nghiệt. Chữ hiếu nàng đã đáp đền, còn chữ tình vẫn canh cánh bên lòng như một món nợ nặng nề khó trả:

Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan

Ý nghĩa này cho thấy Thúy Kiều đau khổ biết chừng nào và cũng cao cà biết chừng nào! Nàng van lơn em gái hãy xót tinh máu mủ thay lời nước non mà bằng lòng kết duyên với chàng Kim. Nhắc tới chàng, Thúy Kiều càng sầu, càng tủi cho thân phận. Tưởng chừng như nỗi đau theo nước mắt tuôn rơi:

Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Tưởng tượng ra cái chết thê thảm cũng là biểu hiện của sự thương thân, nhưng Kiều tự an ủi rằng vong hồn mình nơi chín suối hãy còn thơm lây với cái đạo đức thơm tho của em. Kiều nói với em những lời gan ruột như thế, hỏi Thúy Vân sao nỡ chối từ?

Ngôn ngữ của Kiều ở đoạn này là ngôn ngữ của lí trí. Tuy Kiều là cô gái rất giàu tình cảm nhưng đối với chuyên trọng đại của cả một đời người này, nàng không thể dùng tình cảm của mình mà thuyết phục được em. Phải bình tĩnh mà dùng lí lẽ, phân tích thiệt hơn, phải trái để em hiểu mà bằng lòng giúp.

Trước lời nói có lí, có tình thiết tha của Thúy Kiều, Thúy Vân chỉ còn biết im lặng lắng nghe và như thế có nghĩa là nàng chấp nhận. Đến đây Thúy Kiều mới nhẹ lòng và nàng lấy kĩ vật tình yêu giữa mình với Kim Trọng ra trao cho em gái:

Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Nếu như ở đoạn trên, Kiều kể mối tình cho em nghe bằng giọng điệu cố lấy vẻ bình tĩnh thì đến lúc này, trao lại kỉ vật cho em, nàng cảm thấy đã mất hết nên không thể kìm nén được tình cảm của mình nữa, trái tim đa cảm bắt đầu lên tiếng. Nàng nói: Chiếc vành với bức tờ mây vẫn bằng tiết tấu của mấy câu thơ trên, nhưng đến câu: Duyên này thì giữ vật này của chung nghe như đã có tiếng nấc nghẹn ngào ở trong đó. Duyên này là duyên giữa Thúy Vân với Kim Trọng, phần nàng đã hết. Duyên chị đã trao lại cho em, nhưng kỉ vật này xin em hãy coi có một phần của chị, nó là của chung. Rò ràng lí trí buộc nàng phải dứt tình với chàng Kim nhưng tình cảm của nàng thì không thể.

Mối tình đầu thơm, tho, ngọt ngào nhường ấy, bỗng chốc bảo quên, quên làm sao được? Gửi lại trong chút kỉ vật này vậy. Giữa lúc tột đỉnh đau thương, Kiều vẫn cố tìm lấy một chút an ủi. Sau đó, Kiều để mặc cho tình cảm tuôn tràn. Nàng nói với em bằng tiếng nói khác của lòng mình. Ngôn ngữ nàng không còn cái. mạch lạc, khúc chiết của lí trí nữa mà thuần là của tình cảm, của cả ảo giác. Càng nói càng xót xa cho duyên phận bất hạnh của mình. Nàng nói rõ mình mệnh bạc, tình mình mất đi và bao nhiêu nỗi niềm ngày xưa nay chỉ còn có phím đàn với mảnh hương nguyền:

Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

Động đến tương lai chác chắn mù mịt, nàng đâu còn giữ được sự yên ổn trong lòng phút giây trước đó. Như người lội nước hụt chân rớt xuống vực sâu, Kiều chới với không biết bám víu vào đâu. Kiều tưởng tượng đến lúc Vân và chàng Kim nên vợ nên chồng, đến cõi hư không mà nàng chỉ là một mảnh hồn oan vật vờ theo ngọn gió hiu hiu trên ngọn cỏ lá cây nhưng vẫn vướng chặt với tiếng tơ trên phím đàn và mùi hương của mảnh trầm ngày xưa và vẫn còn mang nặng lời thề, lời nguyền nát thân bồ liễu  đền nghì  trúc mai cho người. Nàng đinh ninh mình sẽ là một hồn oan trong cõi chết và dặn em rưới cho giọt nước làm phép tẩy oan.

Có mâu thuẫn không?

Trên kia Thúy Kiều đã chẳng nói là nếu được Vân giúp cho thì dù thịt nát xương mòn nàng vẫn ngậm cười chín suối là gì? Nghĩa là trả được món nợ tình, nàng sẽ hết giày vò vì đã lo cho người yêu chu tất. Thế mà chỉ trong giây lát tưởng tượng, .nàng đã trở lại với bao nỗi xót xa còn nặng nề hơn trước. Chút yên lòng đã bay đâu mất!

Đúng là có mâu thuẫn nhưng không phải trước sau hoàn toàn chỉ có một vấn đề. Trước, nàng đau khổ vi người; nay lo cho người đã xong, nàng mới nghĩ đến mình và thấy mình mệnh bạc, thấy mình sẽ mất tất cả. Nàng không chỉ chới với trong tương lai mịt mù, oan nghiệt. Nàng không còn ở trạng thái tỉnh táo bình thường mà như nửa tỉnh nửa mê, nửa phần là người sống, nửa phần là hồn ma. Và tuy vẫn đối thoại với Vân nhưng lời nàng phảng phất như lời từ cõi bên kia vọng về.

Đoạn thơ cùng chợt đổi giọng. Hình ảnh âm điệu như chập chờn bay hết nét thật, có cái gì đó thật hư ảo: thời điểm không xác định (mai sau, bao giờ), không khí linh thiêng (đốt lò hương, so tơ phím của người xưa để lại) hình ảnh phất phơ, ma mị (ngọn cỏ lá cây, hiu hiu gió...) Tất cả đều nói lên rằng Kiều tiếp tục khổ đau và càng khổ đau gấp bội.

Theo đà nửa tỉnh nửa mê, đang nói chuyện với Vân, Kiều bỗng nói một mình, nói với mình về sự dở dang duyên phận. Đúng là cảnh trâm gãy bình tan, tơ duyên ngắn ngủi. Đúng là phận bạc như vôi và đành phải chấp nhận cảnh nước chảy hoa trôi lỡ làng mà trái tim như tan ra từng mảnh. Nàng đành chịu tội với chàng Kim, đành gửi chàng muôn nghìn cái lạy. Đau đớn quằn quại đến mức Kiều phải nấc lên:

Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang

Thôi thôi! Thiểp đã phụ chàng từ đây

Tiếng nấc nghẹn ngào ấy khẳng định một lần nữa mặc cảm có tội của  Kiều. Nghĩa là nàng phủ nhận tất cả những gì đã nói với Vân, những gì đã làm cho chàng Kim, phủ nhận nỗi yên tâm của mình trong khoảnh khắc trên kia .Nghĩa là nàng tuy có đau thêm cho mình nhưng vẫn một mực đau cho người, vì người. Nỗi đau không đơn giản mà tăng lên gấp bội. Nàng gọi tên chàng Kim như trong cơn mê sảng. Nỗi đau đã lên đến tột đỉnh, quá sức chịu đựng của thể xác:

Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng.

Đoạn thơ là một cơn khủng hoảng, một trận sóng gió tơi bời trong lòng con người tội nghiệp Thúy Kiều. Nàng đau khổ, quằn quại đâu phải vì bản thân mình? Tất cả trái tim yêu thương nàng dành cho người yêu. Tâm hồn vị tha ấy cao đẹp biết chừng nào! Thương người đằm thắm sâu xa, muốn cho người được hạnh phúc, còn mình thì chấp nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh, tấm lòng ấy đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Đó cũng là  nét sáng ngời trong phẩm giá của Thúy Kiều.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
50
24
Ho Thi Thuy
20/04/2017 09:09:36
Câu 2
Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, trước hết là một anh hùng cái thế, đầu đội trời chân đạp đất. Khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng Kiều như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng Kiều, Từ thực sự là một người đa tình. Song dẫu đa tình, Từ không quên mình là một tráng sĩ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa đất trời cao rộng. Từ Hải là một bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, tuy khi đang sống với Kiều những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng Từ không quên chí hướng của bản thân. Đương nồng nàn hạnh phúc, chợt "động lòng bốn phương", thế là toàn bộ tâm trí hướng về "trời bể mênh mang", với "thanh gươm yên ngựa" lên đường đi thẳng. 

Không gian trong hai câu thứ ba và thứ tư (trời bể mênh mang, con đường thẳng) đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hải. 

Lời Từ Hải nói với Kiều lúc chia tay thể hiện rõ nét tính cách nhân vật. Thứ nhất, Từ Hải là người có chí khí phi thường. Khi chia tay, thấy Kiều nói: 

​Nàng rằng : "Phận gái chữ tòng, 
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi". 
Từ Hải đã đáp lại rằng : 
Từ rằng : "Tâm phúc tương tri, 
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình". 

Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự : 

Bao giờ mười vạn tinh binh, 
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. 
Làm cho rõ mặt phi thường, 
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia". 

Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như Thúc Sinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp. 

Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống : 

Đành lòng chờ đó ít lâu, 
Chầy chăng là một năm sau vội gì ! 

Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn. 

Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt và ngôn ngữ bình dân, dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố, điển tích. Đặc biệt, nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hoá. Mọi ngôn từ, hình ảnh và cách miêu tả, Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này. 

Về từ ngữ, tác giả dùng từ trượng phu, đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và chỉ dùng cho nhân vật Từ Hải. Trượng phu nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn. Thứ hai là từ thoắt trong cặp câu : 

Nửa năm hương lửa đương nồng, 
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. 

Nếu là người không có chí khí, không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng ấm, người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi đang hạnh phúc, chàng "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp bản chất của Từ, thêm nữa, Từ nghĩ thực hiện được chí lớn thì xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thuý Kiều dành cho mình. Cụm từ động lòng bốn phương theo Tản Đà là "động bụng nghĩ đến bốn phương" cho thấy Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh). Hai chữ dứt áo trong Quyết lời dứt áo ra đi thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt. 

Về lời miêu tả và ngôn ngữ đối thoại cũng có những nét đặc biệt. Kiều biết Từ Hải ra đi trong tình cảnh "bốn bể không nhà" nhưng vẫn nguyện đi theo. Chữ "tòng" không chỉ giản đơn như trong sách vở của Nho giáo rằng phận nữ nhi phải "xuất giá tòng phu" mà còn bao hàm ý thức sẻ chia nhiệm vụ, đồng lòng tiếp sức cho Từ khi Từ gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ Hải nói rằng sao Kiều chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình không có ý chê Kiều nặng nề mà chỉ là mong mỏi Kiều cứng rắn hơn để làm vợ một người anh hùng. Từ nói ngày về sẽ có 10 vạn tinh binh, Kiều tin tưởng Từ Hải. Điều đó càng chứng tỏ hai người quả là tâm đầu ý hợp, tri kỉ, tri âm. 

Đoạn trích ngợi ca chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải và khẳng định lại một lần nữa tình cảm của Thuý Kiều và Từ Hải là tình tri kỉ, tri âm chứ không chỉ đơn thuần là tình nghĩa vợ chồng.
10
3
Ho Thi Thuy
20/04/2017 09:11:37
Câu 3
Nguyễn Dữ là một nhà nho sống vào khoảng thế kỉ XVI, xuất thân từ gia đình có truyền thống khoa bảng,ông để lại cho đời tác phẩm nổi tiếng là “Truyền kì mạn lục”.Chuyện chức phán sự ở đền Tàn Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẽ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khảng kháng, trung trực.

​Nhân vật Tử Văn được tác giả giới thiệu theo phương pháp truyền thống trong văn học cổ bao gồm tên tuổi quê quán, tính tình: Ngô Văn Tử tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang.Chàng được biết đến là người có tính tình bộc trực,khảng khái,thấy gian tà thì không thể chịu được.Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật.

Trước hết ta nhận thấy Ngô Tử Văn là người khảng khái, cương trực.Minh chứng rõ ràng cho tính cách bộc trực,dũng cảm của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của chàng.Tử Văn đã chuẩn bị kĩ càng:”tắm gội sạch sẽ” tẩy trần làm việc thiêng.Trong khi mọi người đầu lắc đầu, lè lưỡi lo sợ thay cho chàng thì Tử Văn đưa tay không cần gì,cương quyết khấn trời rồi chăm lửa đốt hủy ngôi đền.Đó không phải là hành động liều lĩnh nhất thời mà điều đó xuất phát từ lòng mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân..Chàng đã đốt đền khiến cho hồn ma tên tướng giặc không còn chỗ trú ẩn để hoành hoành, nhũng nhiễu.Hành động của chàng là hành động tiêu diệt kẻ gian tà, trừ hại cho dân xứng đáng với tính cách cứng cỏi của một bậc chính nhân quân tử. Điều đặc biệt là kẻ ác kia không phải là một con người bằng xương bằng thịt mà là một hồn ma vô hình, vô ảnh nhưng rất đáng sợ vì nó thuộc thế giới thần linh, chỗ dựa của giai cấp thống trị từ xưa đến nay. Việc đốt đền thể hiện niềm tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ.

Xuyên suốt tác phẩm ta càng nhận thấy Tử Văn là một con người cứng cỏi,yêu công lí,bênh vực lẽ phải. Hồn ma tên tướng giặc tỏ ra gian trá xảo quyệt”tự xưng mình là kẻ cư sĩ”,buông lời mắng mỏ,uy hiếp Tử Văn,dung tà khiến cho chàng bị một cơn sốt nóng,sốt rét.Trước sự ngang ngược và quyền phép đáng sợ của tên tướng giặc “Tử Văn mặc kệ,ngất ngưởng tự nhiên.Hành động đó của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay Tử Văn gặp Thổ Công ,được cung cấp chứng cứ,biết đươc sự thật. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ Công :"Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?" không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn “biết địch biết ta” để giành lấy thắng lợi. Trong khi đó cuộc đấu tranh của chàng ngày càng gay go quyết liệt. khi đối chất cùng tướng giặc, Tử Văn hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào chính nghĩa mà chàng có thêm sức mạnh.Điều đó thể hiện khí phách cứng cỏi của một người anh hung trừ gian diệt bạo cho nhân dân,luôn tỏ ra điềm tĩnh dù đứng trước thế lực hung tàn.

Tính tình kiên định chính nghĩa của Tử Văn lại được thể hiện rõ ràng qua sự việc diễn ra dưới âm ti.Tình thế của Tử Văn ngày càng nguy hiểm.Hồn ma tên tướng giặc áp giải chàng xuống âm phủ,hắn quyết bẻ gãy ý chí của chàng trước mặt Diêm Vương để giành phần thắng về mình.Đường xuống địa phủ rung rợn với quỷ sứ hung ác,con song đầy gió tanh song xám.Tử Văn bị quỷ sứ lôi đi rất nhanh,bị phán xét lạnh lung là kẻ”tội sâu ác nặng,không được liệt vào hang khoan giảm”,bị kết tội oan nhưng chàng chẳng hề run sợ,một mực kêu oan,đòi phải được phán xét công khai,minh bạch..Ở chốn công đường,do chỉ nghe 1 bên nguyên, Diêm Vương - vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. Chính khi đứng trước pháp luật tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách. Chàng không chỉ "kêu to", khẳng định "ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào". Giữa chốn công đường nơi âm phủ,chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cú từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc gian manh xảo trá.

Tử Văn được sống lại,đi nhậm chức phán sự đền Tản Viên để tiếp tục phát huy đức tính khảng khái cương trực của mình và để không phụ lòng tri ân của thổ công,đồng thời phục hồi chức vị cho thổ thần.Hình ảnh đẹp đẽ của Tử Văn ở cuối truyện càng làm khiến dư âm truyện vang mãi trong lòng người đọc.

Về nghệ thuật, tác phẩm là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo.Truyện giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn hấp dẫn cùng với cách xây dựng nhân vật sống động.Về nội dung,qua những yếu tố kì ảo tác giả đã vạch trần bộ mặt xã hội phong kiến đương thời,ca ngợi tinh thần chính nghĩa,đề cao tinh thần yêu nước chống xâm lăng,đồng thời thể hiện ước mơ khát vọng về công lí,chính nghĩa,cái thiện thắng cái ác,chính nghĩa thắng gian tà.Đây là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Truyện khép lại với kết thúc có hậu chứng tỏ Nguyễn Dữ đã đề cao đạo lí tốt đẹp của dân tộc:”Chính nghĩa thắng gian tà,tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm” mà chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngô Tử Văn của chúng ta, một con người với một chính nghĩa toàn diện.
4
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
20/04/2017 10:21:35
Câu 3
Nguyễn Dữ là tác giả tiêu biểu sống vào khoảng thế kỉ XVI. Ông để lại cho đời một tác phầm duy nhất và rất có giá trị đó là “ Truyền kì mạn lục”. “ Truyền kì mạn lục là một bức tranh hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm gồm hai mươi truyện, trong đó “ CCPSDTV” là một trong những truyện tiêu biểu của “Truyền kì mạn lục”. “CCPSDTV” đã phê phán hiện thực xã hội qua những yếu tố hoang đường, phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc, đồng thời ca ngơi phẩm chất của kẻ sĩ. Kẻ sĩ ở đây chính là Ngô Tử Văn,  nhân vật trung tâm xuyên suốt toàn bộ câu truyện với phẩm chất dũng cảm, khẳng khái và cương trực.
Ngô Tử Văn xuất hiện ngay từ đầu truyện qua lời giới thiệu của tác giả. Chàng được biết đến là một người có tính tình bộc trực, khảng khái, thấy gian tà là không thể chịu nổi. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc hành động kiên quyết của nhân vật.
Minh chứng cho tính tình bộc trực, dũng cảm của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền của chàng. Hành động ấy là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu của chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận. Tử Văn đã chuẩn bị thật kĩ lưỡng “ tắm rửa sạch sẽ” rồi chàng “ châm lửa đốt đèn”. Trong khi ai cũng lắc đầu, lè lưỡi ngao ngán , không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền này thì Tử văn cương quyết đốt đền và “ vung tay không sợ gì cả”. Ta dẽ dàng nhận thấy được phẩm chất tiêu biều của kẻ sĩ nước Việt lúc bấy giờ thông qua nhân vật Tử Văn, một thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân, chàng đã vì nghĩa lớn, vì an lành, hạnh phúc của nhân dân mà hành động.
Sự cương trực, khảng khái của Tử Văn còn được bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa chàng với hồn ma tên tướng giặc. Hồn ma tên tướng giặc tỏ ra gian trá, xảo quyệt “ tự xưng mình là cư sĩ”, buông lời mắng mỏ, uy hiếp Tử Văn, dung tà phép khiến chàng bị một cơn sốt nóng, sốt rét. Trước sự ngang ngược và quyền phép đáng sợ của tên tướng giặc, “Tử Văn vẫn mặc kệ, ngất ngưởng tự nhiên”. Thái độ ấy cho ta thấy được một niềm tin vào chính nghĩa mãnh liệt từ chàng, một khí phách cứng còi của một người anh hung trừ gian diệt bạo cho nhân dân, luôn tỏ ra điềm tỉnh dù đang đứng trước một thế lực hung  tàn.
Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Diêm Vương-người cầm cán cân công lí cũng hồ đồ, vu oan cho Tử Văn, nhưng trước hoàn cảnh như vậy. Tử Văn càng chứng tỏ mình là một người có khí phách. Chàng kiên quyết đấu tranh, dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tà bằng những lời lẽ đanh thép, “cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Giữa chốn công đường nơi âm phủ, tính cách Tử văn vẫn bộc trực, khẳng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá, chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cuối cùng, chàng đã đánh lui tất cả, bảo toàn sự sống của mình, đánh bại tên tướng giặc gian trá,phục hồi chức vị cho thổ thần và được giữ chức Phán sự ở đền Tản Viên, chịu trách nhiệm  giữ gìn, bảo vệ công lí.
Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện công lí. Con người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà. Chi tiết nhận chức Phán sự như là “ phần thưởng” của tác giả dành cho nhân vật chính, chi tiết đã thể hiện niềm tin vào sự sống: “ Ở hiền gặp lành”. Tử Văn được trở về sống với thế giới thần thánh, bất tử, một nơi dành cho những con người hiền lành, tốt bụng, dũng cảm và khảng khái.
Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt có nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính nghĩa thắng tà. Đồng thời qua tác phẩm ta cũng thấy được một bức tranh về một xã hội nhiểu nhương, cái ác lộng hành, quan lại tham nhũng lúc bấy giờ.
17
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
20/04/2017 10:22:24
Câu 2
Đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.
Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.

Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thúy Kiều luôn sống trong tâm trạng chán chường, tuyệt vọng:

Biết thân chạy chẳng khỏi trời,
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.

Thế rồi Từ Hải đột nhiên xuất hiện. Từ Hải tìm đến với Thúy Kiều như tìm đến với tri âm, tri kĩ. Trong vũng lầy nhơ nhớp của chốn lầu xanh, Từ Hải đã tinh tường nhận ra phẩm chất cao quý của Thúy Kiều và với con mắt tinh đời, ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên Kiều đã thầm khẳng định Từ Hải là người duy nhất có thể tát cạn bể oan cho mình. Nàng khiêm nhường bày tỏ:

Rộng thương cỏ nội hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau

Hai người, một là gái giang hồ, một đang làm “giặc”, đều thuộc hạng người bị xã hội phong kiến khinh rẻ nhất, đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một mối tình tri kỉ. Từ Hải đánh giá Kiều rất cao, còn Kiều nhận ra Từ là đấng anh hùng. Nhưng tình yêu không thể giữ chân Từ Hải được lâu. Đã đến lúc Từ Hải ra đi để tiếp tục tạo lập sự nghiệp. Đoạn trích này cho thấy một Từ Hải đầy chí khí anh hùng, mà cũng đượm chút cô đơn, trống trải giữa đời.

Trước sau đối với Từ Hải, Nguyễn Du vẫn dành cho chàng thái độ trân trọng và kính phục, ở chàng, nhất cử nhất động đều thể hiện rõ chí khí, cốt cách anh hùng. Trên con đường tạo dựng nghiệp lớn, cuộc hôn nhân bất ngờ giữa chàng với Thúy Kiều chỉ là phút chốc nghỉ ngơi, chứ không phải là điểm âm, tri kỉ và cuộc hôn nhân của họ đang hạnh phúc hơn bao giờ hết. Ấy vậy mà, chỉ mới sáu tháng vui hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, Từ Hải đã lại động lòng bốn phương, dứt khoát lên đường, tiếp tục sự nghiệp lớn lao đang còn dang dở:

Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.

Từ Hải được tác giả miêu tả là con người đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chí là mục đích cao cả hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích, ở con người này, khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đâ trở thành một khát vọng bản năng tự nhiên, không có gì có thể kiềm chế nổi.

Trước lúc gặp gỡ và kết duyên với Thúy Kiều, Từ Hải đã là một anh hùng hảo hán: Dọc ngang nào biết trên đầu có ai, đã từng: Nghênh ngang một cõi biên thùy. Cái chí nguyện lập nên công danh, sự nghiệp ở chàng là rất lớn. Vì thế không có gì cản được bước chân chàng.

Dù Nguyễn Du không nói cụ thể là Từ Hải ra đi làm gì nhưng nếu theo dõi mạch truyện và những câu chàng giải thích để Thúy Kiều an lòng thì người đọc sẽ hiểu cả một sự nghiệp vinh quang đang chờ chàng ở phía trước. Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của sự nghiệp anh hùng. Đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa. Từ chợt động lòng bốn phương, thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời biển mênh mang, và lập tức một minh với thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong. Chữ trượng phu trong Truyện Kiểu chỉ xuất hiện một lần dành riêng đã nói về Từ Hải. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã dùng từ Trượng phu với nghĩa Từ Hải là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt thể hiện quyết định nhanh chóng, dứt khoát cùa chàng. Bôn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải “không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương”. (Hoài Thanh).

Động lòng bốn phương là thấy trong lòng náo nức cái chí tung hoành khắp bốn phương trời. Con người phi thường như chàng chẳng thể giam hãm mình trong một không gian chật hẹp. Chàng nghĩ rất nhanh, quyết định lại càng nhanh. Một thanh gươm, một con tuấn mã, chàng hối hả lên đường. Ấy là bởi khát vọng tự do luôn sôi sục trong huyết quản của người anh hùng. Hoài Thanh bình luận: Qua câu thơ, hình ảnh của con người “thanh gươm yên ngựa” tưởng như che đầy cả trời đất”.

Trong cảnh tiễn biệt, tác giả tả hình ảnh Từ Hải: thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong trước rồi mới đế cho Từ Hải và Kiều nói những lời tiễn biệt. Có người cho rằng nếu như vậy thì Thúy Kiều còn nói sao được nữa? Có lẽ tác giả muốn dựng cảnh tiễn biệt này khác hẳn cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều - Kim Trọng, Thúy Kiều - Thúc Sinh. Từ Hải đã ở tư thế sẵn sàng lên đường. Chàng ngồi trên yên ngựa mà nói những lời tiễn biệt với Thúy Kiều. Sự thật có phải vậy không? Không chắc, nhưng cần phải miêu tả như thế mới biểu hiện được sự quyết đoán và cốt cách phi thường của Từ Hải.

Thúy Kiều biết rõ Từ Hải ra đi sẽ lâm vào tình cảnh bốn bể không nhà, nhưng vẫn khẩn thiết xin được cùng đi, nàng rằng: Phận gái chữ tòng, chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi. Ngắn gọn thế thôi, nhưng quyết tâm thì rất cao. Chữ tòng ở đây không chỉ có nghĩa như trong sách vở thánh hiền của dạo Nho: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu..., mà còn ngụ ý tiếp sức, chia sẻ nhiệm vụ, muốn cùng được gánh vác với chồng.

Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt càng thể hiện rõ chí khí anh hùng của nhân vật này:

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Đã là tâm phúc tương tri có nghĩa là hai ta đã hiểu biết lòng dạ nhau sâu sắc, vậy mà sao, dường như nàng chưa thấu tâm can ta, nên chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình. Lẽ ra, nàng phải tỏ ra cứng cỏi để xứng là phu nhân của một bậc trượng phu.

Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ mang đậm khẩu khi anh hùng. Khi nói lời chia tay với Thúy Kiều chàng không quyến luyến, bịn rịn vì tình chồng vợ mặn nồng mà quên đi mục đích cao cả. Nếu thực sự quyếu luyến, Từ Hải sẽ chấp nhận cho Thúy Kiều đi theo.

Từ Hải là con người có chí khí, khát khao sự nghiệp phi thường nên không thể đắm mình trong chốn buồng the. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, tiếng gọi của sự nghiệp thôi thúc từ bên trong. Từ Hải quyết dứt áo ra đi. Giờ đây, sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, nó chẳng những là ý nghĩa của cuộc sống mà còn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỉ đã gửi gắm, trông cậy ở chàng. Do vậv mà không có những lời than vãn buồn bã lúc chia tay. Thêm nữa, trong lời trách Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình còn bao hàm ý khuyên Thúy Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng là vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ của Kiều: cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm, không chỉ có sự mong chờ, mà còn có cả hi vọng vào thành công và vinh quang trong sự nghiệp của Từ Hải.

Từ Hải là con người rất mực tự tin. Trước đây, chàng đã ngang nhiên xem mình là anh hùng giữa chốn trần ai. Giờ thì chàng tin rằng tất cả sự nghiệp như đã nắm chắc trong tay. Dù xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng Từ Hải đã tin rằng mình sẽ có trong tay mười vạn tinh binh, sẽ trở về trong hào quang chiến thắng Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường, để rõ mặt phi thường với Thúy Kiều, để đem lại vẻ vang cho người phụ nữ mà chàng hết lòng yêu mến và trân trọng. Từ Hải đã khẳng định muộn thì cũng không quá một năm, nhất định sẽ trở về với cả một cơ đồ to lớn.

Không chút vấn vương, bi lụy, không dùng dằng, quyến luyến như trong các cuộc chia tay bình thường khác, Từ Hải có cách chia tay mang đậm dấu ấn anh hùng của riêng mình. Lời chia tay mà cũng là lời hứa chắc như đinh đóng cột; là niềm tin sắt đá vào chiến thắng trong một tương lai rất gần. Hai câu thơ cuối đoạn đã khẳng định thêm quyết tâm ấy:

Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Nguyễn Du mượn hình ảnh phim bằng (đại bàng) trong văn chương cổ điển, thường tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, muốn làm nên sự nghiệp lớn lao để chỉ Từ Hải. Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái độ dứt khoát lúc chia tay, niềm tin vào thắng lợi... tất cả đều bộc lộ chí khí anh hùng của Từ Hải. Đã đến lúc chim bằng tung cánh bay lên cùng gió mây chín ngàn dặm trên cao.

Hình ảnh: gió mây bằng đã đến kì dặm khai là mượn ý của Trang Tử tả chim bằng khi cất cánh lên thì như đám mây ngang trời và mỗi bay thì chín vạn dậm mới nghỉ, đối lập với những con chim nhỏ chỉ nhảy nhót trên cành cây đã diễn tả những giây phút ngáy ngất say men chiến thắng cùa con người phi thường lúc rời khỏi nơi tiễn biệt.

Hình tượng người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng và nghệ thuật miêu tả. Qua đó thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ trong việc diễn tả chí khí anh hùng cùng khát vọng tự do của nhân vật Từ Hải.

Từ Hải là hình ảnh thể hiện mạnh mẽ cái ước mơ công lí vẫn âm ỉ trong cảnh đời tù túng của xã hội cũ. Từ Hải ra đi để vẫy vùng cho phỉ sức, phỉ chí, nhưng nếu hiểu kỹ càng còn thêm một lí do nữa là vì bất bình trước những oan khổ của con người bị chà đạp như Thúy Kiều thì không hẳn là không có căn cứ. Điều chắc chắn là cái khao khát của Từ Hải muốn được tung hoành ! rong bốn bể để thực hiện ước mơ công lí chứ không bao giờ nhằm mục đích thiết lập một ngai vàng quyền lực tầm thường.

Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả có khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động. Đoạn trích tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại rất lớn. Nó góp phần tô đậm tính cách của người anh hùng Từ Hải - nhân vật lí tưởng, mẫu người đẹp nhất trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.
4
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
20/04/2017 10:23:28
Câu 1
“Bây giờ trâm gãy gương tan.
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”

‘Trâm gãy gương tan” – tình duyên lứa đôi tan vỡ. Còn có nỗi đau riêng nào lớn hơn nỗi đau này của Thuý Kiều? Đêm trao duyên, Kiều thực sự đã bắt đầu nắn phím đàn buông ra giai điệu đau thương bản đàn “bạc mệnh” của đời người con gái tài sắc.

Thi hào Nguyễn Du với cảm hứng nhân văn đã sáng tạo nên những vần thơ tuyệt vời diễn tả những biến thái, nỗi đau đớn của nàng Kiều trong đêm “trao duyên”. Đoạn thơ dài 84 câu, từ cầu 693-776, như thấm đẩy giọt khóc của người con gái đầu lòng Vương Viên ngoại.

Thế là Kiều đã bán mình lấy tiền cứu cha và em trai, cứu gia đình vượt qua cơn hoạn nạn. Khi mọi việc đã “tạm thong dong”, họ Mã sắp sang đón nàng đi. đúng “cái đêm hôm ấy đêm gì”, Kiều thức trắng đêm, khóc rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại mê vật vã đau đớn:

“Một mình nàng, ngọn đèn khuya,
Áo đầm giọt tủi, tóc se mái sầu”

Một mình một bóng, đối diện với ngọn đèn suốt canh khuya, “lệ tràn thấm khăn”, nàng ân hận. buồn tủi ‘Vì ta khăng khít cho người dở dang”. Nàng sống trong bi kịch, tự thương rồi tự trách mình là con người phụ bạc, “lỗi thề” với người yêu:

“Thề hoa chưa ráo chén vàng,
Lỗi thề thôi đã phũ phàng với hoa”.

Giữa lúc Kiều đang chìm trong đau khổ, bối rối với mặc cảm “Phận dầu, dầu vậy cũng dầu” thì ‘Thuỷ Vân chợt tỉnh giấc xuân”. Nàng ghé đến, ân cần an ủi: “Một nhà để chị riêng oan một mình…”. Nàng thắc mắc hỏi chị về “nỗi riêng…”. Kiều thoáng nghĩ và chợt hiểu: chỉ có em gái mới cảm thông, mới chia sẻ với nỗi đau riêng của chị. Kiều đang đứng trước những phân vân, khó nói vẻ niềm riêng của mình:

“..Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong,
Hở môi ra cũng thẹn thùng,
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai!”.

Mạch nước như được khơi dòng. Trước thái độ ân cần, yêu thương của em gái, ý nghĩ trao duyên chợt loé lên trong tâm trí nàng. Trong đổ vỡ của hạnh phúc, đứt đoạn của tơ duyên, nàng cố vớt vát, tìm trong muôn một sự hàn gắn một sự chắp nối nào đây. Nguyễn Du đã dùng 38 câu thơ lục bát để ghi lại lời Kiều nói lúc trao duyên. Đây là đoạn đối thoại dài nhất của Thuý Kiều trong “Đoạn trường tân thanh” mà người đọc luôn luôn có cảm giác là lời tâm sự, độc thoại. Không khí thiêng liêng như một lễ ãn thề trong tình sử ngàn xưa. Ngôn từ trang trọng. Giọng thơ tha thiết cầu khẩn:

“Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên çho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư.
Keo loan chắp mỏi tơ thừa mặc em”.

Mối tình Kim – Kiều là một thiên diễm tình của “Người quốc sắc, kẻ thiên tài”. Trước gia biến, Kiều đã bán mình, đã lời thề, giờ đây chỉ có em gái là người có thể thay chị “chắp mối tơ thừa” trả nghĩa chàng Kim mà thôi. Chị đã “đứt gánh tương tư” cái gánh ấy nặng lắm, chỉ có em, chỉ riêng em là chị có thể “cậy” và em phải “chịu lời” mới được. Cái gánh tương tư ấy, lời thề non nước ấy vô cùng thiêng liêng và nặng nề, chỉ có em là người mà chị trông cậy, nhờ vả. Em sẽ vì chị mà “chịu lờii” chấp nhận sự hi sinh?

Sống trong lễ giáo phong kiến xưa nay có người chị nào Lại “lạy và thưa” với em gái? Kiều khiêm nhường giữ “lễ”, nàng đã “lạy” và “thưa” với em gái là biếu thị một tấm lòng kính phục và biết ơn về sự hi sinh cao cả của em gái đã “thay lời nước non”. Hai chữ “keo loan” và “mặc em” là lời phó thác đầy tin cậy, tin tưởng. Sau đó. hình như lòng Kiều irở nên nhẹ nhõm dược phần nào? Nàng tĩnh trí nói với em những lời gan ruột về mối tình của chị đối với chàng Kim là vô cùng sâu nặng và thắm thiết. “Khi ngày quạt ước, khi đém chén thề” Nghịch lí cuộc đời cay đắng lắm. vì xưa nay “hiếu tình khôn kẽ hai bề vẹn hai”. Chỉ có chết đi sang thế gới bên kia. chị sẽ vui sướng biết bao về nghĩa cử của em, về tấm lòng “xót tình máu mù của em”:

“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Một chữ “cười”, hai chữ “thơm lây” thôi cũng đủ cho ta thấy Thúy Kiều là thiếu nữ nhân hậu, lúc nào cũng nghĩ đến tình nghĩa thuỷ chung. Lúc đau khổ tột cùng, lòng nàng vẫn trong sáng không một chút gợn, luôn luòn nghi lới. hướng tới hạnh phúc người khác. Tấm lòng ấy mang vẻ đẹp đôn hậu, đức hi sinh của người phụ nữ. của những người mẹ, người chị quê ta.

Thuý Vân chỉ lẳng lặng nghe chị nói. Trao duyên và “chịu lời” là chuyện hệ trọng một đời người đối với các thiếu nữ xưa nay. Tế nhị và cảm động biết bao! Kiểu ‘Thông minh vốn sán lính trời”, nàng sâu sắc và tâm lí trong lúc trao duyên cho em gái. Thế rồi, mọi việc tường như đã được an bài? Kiều trao lại kỉ vật cho em: “Chiếc vành với bức tờ mậy“ và nàng nhỏ nhẹ căn dặn: Duyên này thì giữ, vật này của chung”. “Duyên này” là tình duyên mà Thuý Vân sẽ thay chị lấy Kim Trọng để trả nghĩa cho chàng. ” vật này là của chung” là những kỉ vật. những vật kí thác thiêng liêng mà chị trao lại. trong đó còn có một phần của chị. Rõ ràng, cảnh ngộ buộc nàng phải “loi thề” nhưng trong tình cảm nàng không thể nào nguôi lời thề và đứt tình được với chàng Kim. Kiểu xót xa sầu tủi, lời nàng nói như chứa đầy “giọt lùi”. trong đau đớn cực độ, Kiều vẫn cố níu lấy một chút an ủi cho riêng mình: “Duyên này thì giữ, vật này của chung”

Câu thơ là một tâm cảnh, chứa đầy tâm trạng. Nấc lên như tiếng khóc. Hai vế tiếu đối như mảnh tâm hồn bị cứa ra.

Mất dần sự tĩnh trí, Kiều chìm dần trong mê sảng. Càng nói càng đau đớn mặc cho tình cảm tuôn tràn cùng nước mắt. Kiểu nghĩ đến một ngày mai mờ mịt, đau thương. Một dự cảm chua xót, vô cùng đen tối. Mấy lần nàng nói đến cái chết, chết đau đớn, chết cô đơn nơi đất khách quê người. Ngồi một mình Kiều than:

“Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”

Nói với em sái giữa canh khuya, lúc thì Kiều nhắc đến “tuyền đài”, “chín suối”, “dạ dài”, lúc thì nói đến “thác oan”, đến “thịt nát xương mòn”, “nát thân bồ liễu”, đến “hồn”… Tâm trạng của nàng chập chờn hư ảo, tình mê mê tinh, nửa phần là người sống, nửa phần là hồn ma. Ta vô cùng xúc động cảm thương như nghe một đoạn văn chiêu hồn thê thiết:

“Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so lơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan”.

Chị sẽ chết “xương trắng quê người quản đâu”, nhưng mãi mãi còn với em, với chàng Kim là “Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”. Từ hiện tại mà nói đến mai sau”, một mai sau buồn thảm và hiu hắt. Đang sống mà nói đến chết, nỗi đau của Kiểu dồn nén đến cực điểm. Một “mai sau” từ cõi âm, hồn oan của người chị sẽ về thăm em gái, thăm ngôi nhà cũ của mẹ cha, thăm người tình xưa… Còn em, em sẽ sống trong hạnh phúc; chị sẽ không bao giờ quên em. Chỉ xin em một “chén nước” để giải toả mối oan tình mỗi khi hồn chị trở về.

Giọng thơ cầu khẩn, tha thiết, trần tình, hư ảo… Bóng ma từ cõi Am hiện về cõi đương chì vì “Khối tình mang xuống tuyền đài chưa ran”. Hương gọi hồn. hồn bay trong gió. lượn lờ trên ngọn cỏ lá cây, trong tiếng đàn… Tất cả đã gợi lên một không khí thê lương, sầu thảm nhưng hết sức thiêng liêng. Thuý Kiều đang trải qua những giây phút vật vã trong nỗi buồn đau tuyệt vọng. Tâm hồn đang bị xé nát thành trăm nghìn mảnh ứa máu.

Kiều đang đối diện với Thuý Vân, thế rồi nàng chuyển sang nói với người yêu trong tâm tưởng. Đêm nay. giờ này, nơi Liêu Dương nghìn trùng cách trở, chàng có thấu tình cho nàng không? Kiều khóc cho “tơ duyên ngắn ngủi”, khóc cho “trâm gãy bình tan”, đau đớn cam chịu số phận. Hàng liếng thờ dài buông xuôi theo dòng lệ chảy:

“Phận sao phận bạc như vôi,
Đã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng”.

Càng khóc, Kiều càng vật vã đau đớn, nàng chìm dần trong mê sảng. Khóc như nấc lên. lòng nàng tan nát. Hai lần nàng nhắc đến tên người yêu. Nghe nàng khóc mà người đời xót xa thương cảm:

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.

Kiều đành chịu tội “lời thề” và chỉ còn cách gửi lại tình quân trăm nghìn cái lạy. Nàng đã từng cân nhắc “bên tình, bên hiểu…”, và sáng suốt lựa chọn “Hiểu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai“ rồi trao duyên cho em gái, nhưng nàng vẫn vô cùng đau khổ. tự xem mình là kẻ phụ bạc. Tính bi kịch của tâm trạng nàng Kiều là ờ đây. Kiểu day dứt đau khổ. Phải trao duyên, dù người được trao duyên là em gái, cũng là một mất mát lớn nhất đối với Kiểu vì đây là mối tình đầu tuyệt đẹp. Suốt canh khuya, dằn vặt đau khổ, Kiều khóc rồi lại ngất, tính rồi lại mê, mê rồi lại tỉnh, nói rồi la. khóc, nói trong nức nở, thốt lên trong mê sảng… Tâm trạng ấy, bi kịch ấy của Kiều trong đêm trao duyên được nhà thơ cảm thương, xúc động diễn tả một cách tinh tế với bao biến thái vừa hư ảo, vừa chập chờn. Thi hào Nguyễn Du là người kể chuyện khi đọc ‘Truyện Kiều” ta có cảm giác ông là người đang chứng kiến cảnh trao duyên. tau cho nỗi đau của người thiếu nữ “trâm gãy bình tan”:

“Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngát đôi tay giá đồng”

Nỗi đau vì tình yêu bị tan vỡ đã lên đến cự độ. quá sức chịu đựng của thể xác. Người con gái đa sầu, đa cảm ấy đã ngất đi !…

Yêu Kim Trọng và hai người đã thề nguyền ‘Trăm năm tạc một chữ đến xương”. Nhưng rồi trước cảnh gia biến, Kiều lại quyết bán mình chuộc cha Trước lúc “giã biệt”, theo Mã Giám Sinh về Lâm Tri…, Kiều đã trao duyên cho em gái. Nếu như trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, cảnh trao duyên được kể lại như một thông báo vé sự khởi đầu trên con đường lưu lạc khổ ải 15 năm trời của nàng Kiều thì trái lại, trong ‘Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã làm cho người đọc nhận diện, khám phá vẻ đẹp tâm hồn và phẩm giá của Thúy Kiêu Gia biến án ngờ lòa mây”, tình duyên tan vỡ…, giữa muôn ngàn cay đắng ấy. hac nhiều lệ đã tuôn rơi thế mà Kiều lúc nào cũng nghĩ tới hạnh phúc của người yêu. của em gái. của mẹ cha và em trai. Lòng nhân hậu, đức hi sinh và vị tha của Kiều mới cao cả và thơm thảo biết bao. Kiều là một nụ hải đường mơn mởn canh xuản, nhưng nàng phải chấp nhận và tự than: “Đỡ đành nước chảy hoa trôi lỡ làn ?” Thiên tài Nguyễn Du đã sử dụng một hệ thống ngôn ngữ giàu hình lượng và biếu cam vái nhiều ẩn dụ, với bao chi tiết tưởng tượng, kì ảo để tạo nên một cảnh trao duyên thiêng liêng, cảm động trong tình sử ngàn xưa.

Đoạn thơ trao duyên cho ta thấy “sức cảm động lạ lùng” (Hoài Thanh) của thi hào dân tộc đối với những khổ đau và khát vọng hạnh phúc của con người. Tính nhân văn toá sáng lấp lánh cánh trao duyên. Ta như còn nghe tiếng Kiều đổng vọng:

Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
12
0
Kami Nguyễn
04/05/2018 15:41:36
Khi nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, thì ta không thể nào không nhắc đến “Truyện Kiều”. Đây là một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, và đề cao giá trị con người khi lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Và đoạn trích “Chí khí anh hùng” trích trong “Truyện Kiều”, thì Nguyễn Du đã dành những lời thơ của mình để nói về Từ Hải là một người anh hùng rất lí tưởng, và có những phẩm chất cao đẹp, phi thường.
Trong đoạn trích truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng một hình tượng nhân vật Từ Hải hoàn toàn mới so với hình tượng nhân vật này trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, còn trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, thì hình tượng Từ Hải giống như một tướng cướp đã bị lược bỏ, thay vào đó là một hình tượng Từ Hải như một vị anh hùng tuyệt đẹp, và phi thường. vì vậy hình tượng này được coi là sự hợp nhất của hình tượng nhân vật có tính ước lệ, và là nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du.
Sau khi thuý Kiều mắc bẫy và rơi vào chốn lầu xanh lần thứ hai, Kiều luôn sống trong tâm trạng đau khổ, giày vò. Thì giữa lúc ấy, Từ Hải đã xuất hiện như một vị cứu tinh giúp Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh đầy nhơ nhớp ấy. thế là tình yêu giữa Thúy Kiều và Từ Hải vẫn không thể nào che khuất được ước mơ gây dựng một sự nghiệp lớn lao ở con người này. Đó chính là lí do mà khi mối tình của họ vừa chớm nở được “nửa năm” thì Từ Hải đã tiếp tục lên đường với khát khao cháy bỏng để gây dựng sự nghiệp của mình thông qua cấu thơ.
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
Mặc dù trong thời gian sáu tháng, tình yêu của họ luôn nồng nàn, cháy bỏng nhưng với chí lớn và khát khao công danh sự nghiệp lớn của Từ Hải thoắt đã “động lòng bốn phương” ở đây là hình ảnh tượng trưng, với ước lệ cho chí nguyện lập công danh, sự nghiệp của Từ Hải. còn hình ảnh “trời bể mênh mang” cũng mang ý nghĩa tương tự như thế. Và chúng như một sự ước lệ tạo nên một tầm vóc lớn lao, phi thường cho Từ Hải. Có thể nói tình yêu hay bất cứ một cái gì đó cũng không đủ sức để ngăn cản được bước chân của chàng. Trong cả một tác phẩm dài, thì Nguyễn Du chỉ dành duy nhất một từ “trượng phu” cho Từ Hải nhằm để khẳng định một chí khí lớn ở chàng. Còn hình ảnh trong câu thơ với thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong đây là sự diễn tả một phong thái ung dung của người “trượng phu” trên con đường gây dựng sự nghiệp.
Còn đối với Thúy Kiều, Từ Hải không chỉ là một người chồng mà còn là một vị ân nhân có ơn vô cùng to lớn đã cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh ô nhục. Vì vậy, trước sự quyết tâm và sự ra đi vì nghiệp lớn của chồng mình, thì Thúy Kiều đã xin đi theo để là người chăm sóc, và nâng khăn sửa túi cho chàng.
 
Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi
Nàng xin đi theo chàng với ý định là để làm trọn chữ “tòng” vì theo nàng Thuý Kiều “xuất giá tòng phu” lấy chồng thì phải theo chồng, và nguyện cùng chồng gánh vác mọi chuyện. Nhưng lời Từ Hải đã quyết, thì như để làm an lòng Thúy Kiều:
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Trước lời xin đi theo của Thúy Kiều, thì Từ Hải đã trách Kiều: “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”’, đó cũng như là một lời khuyên Kiều đừng xem nặng vấn đề “lấy chồng là phải theo chồng”, mà hãy xem nhẹ chuyện tình cảm vì sự nghiệp lớn lao của chồng. Với một quyết tâm, và chí khí lớn lao, Từ Hải nói như lời hứa hẹn sẽ gây dựng được một cơ đồ to lớn, để nắm chắc trong tay “mười vạn tinh binh” và chàng sẽ trở về để đón Kiều trong “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời” của chàng. Và đến lúc thành công quay trở lại cũng là lúc Từ Hải sẽ “rước nàng nghi gia”, nhằm đem lại địa vị và danh phận cho người mà chàng xem là tri âm tri kỉ. thế là những lời của Từ Hải vào khoảnh khắc tiễn biệt Thuý Kiều càng làm rõ “chí khí anh hùng” của nhân vật này, thay vì những lời nói nhằm để thể hiện sự bịn rịn, sự quyến luyến khi chia tay thì là những ước mơ, và sự khẳng định nhất định sẽ thành công của chàng.
Từ Hải còn thể hiện chí khí của mình cho rằng Thúy Kiều đi theo sẽ “càng thêm bận” nhưng sâu thẳm trong chàng là sự lo lắng cho Kiều khi đi theo sẽ phải chịu cực khổ, nay đây mai đó và “bốn bể không nhà”:
Bằng ngay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu
Vì thế chàng còn dám khẳng định chắc chắn thời gian mà mình sẽ quay về đó là khoảng thời gian một năm. Từ Hải khuyên Kiều nên ở nhà đợi chàng trở về trong sự chiến thắng vẻ vang.
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì
Cách chia tay của Từ Hải rất khác biệt ở chỗ là những lời chia tay được thay bằng những lời hứa hẹn vào một ngày chiến thắng không xa, và sự quyến luyến được thay bằng một quyết tâm cho tương lai.
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
Chàng dứt khoát ra đi với sự một quyết tâm sắt đá như cánh chim, bằng khi đã cất cánh tung bay trên bầu trời thì phải bay thật xa mới nghỉ và nó cũng như Từ Hải khi đã chiến thắng, và thành công thì mới quay trở về.
Vì vậy với đoạn trích “Chí khí anh hùng”, Nguyễn Du đã xây dựng một hình tượng người anh hùng lí tưởng hoàn toàn mới. và có thể nói Nguyễn Du đã thực sự thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật này chính bằng tài năng nghệ thuật của mình được thể hiện ở sự sáng tạo độc đáo và sự đam mê văn chương của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư