Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

20/04/2017 21:25:21

Nêu ý nghĩa sinh học của giấc ngủ. Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? Nêu vai trò của hoocmon tuyến tụy. Phân biệt quá trình thụ tinh và thụ thai

Câu 1. Nêu ý nghĩa sinh học của giấc ngủ. Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?
Câu 2. Nêu vai trò của hoocmon tuyến tụy
Câu 3. Phân biệt quá trình thụ tinh và thụ thai
Câu 4. Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết, vẽ sơ đồ
6 trả lời
Hỏi chi tiết
11.491
117
14
Trinh Le
20/04/2017 21:32:59
Câu 1:
- Ý nghĩa của giấc ngủ:
Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể; là kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc (hoạt động) của hệ thần kinh.
- Muốn có giấc ngủ tốt, cần:
Phải bảo đảm giấc ngủ hàng ngày đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, sống thanh thản, tránh lo âu phiền muộn, tránh sử dụng các chất có hại cho hệ thần kinh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
37
11
Trinh Le
20/04/2017 21:34:16
Câu 2: Vai trò của các hoocmôn tuyến tụy:
Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào b tiết insulin. Hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ.
Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào a tiết ra glucagôn, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glicôgen thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường.
Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn trên của các tế bào đảo tuy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định.
Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí : bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết.
27
8
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 09:30:35
Câu 1:​ Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể; là kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc (hoạt động) của hệ thần kinh. Phải bảo đảm giấc ngủ hàng ngày đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, sống thanh thản, tránh lo âu phiền muộn, tránh sử dụng các chất có hại cho hệ thần kinh.
22
9
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 09:32:46
Câu 2: - Vai trò của các hoomôn tuyến tụy: Insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định 
+ Insulin: làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng
+ Glucagôn: làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm
18
12
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 09:35:04
Câu 3:
Thụ tinh và thụ thai
Trứng rụng được phễu dẫn trứng tiếp nhận, đưa vào ống dẫn trứng và di chuyển hướng về phía tử cung nhờ lớp biểu bì có lông rung động lót trong lòng ống. Nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ xảy ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử. Sự thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng (ở 1/3 phía ngoài)

Mặc dù số lượng tinh trùng mỗi lần phóng tinh rất lớn, nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh trùng để tạo thành hợp tử.

Hợp tử di chuyển xuống tử cung làm tổ mất khoảng 7 ngày, vừa di chuyển vừa phân chia. Khi tới tử cung, khối tế bào đã phân chia sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn (dày, xốp và xung huyết) để làm tổ và sẽ phát triển thành thai. Đó là sự thụ thai (hình 62-2).

Trong quá trình mang thai, lớp niêm mạc tử cung được duy trì là nhờ hoocmôn prôgestêrôn tiết ra từ thể vàng (trong vòng 3 tháng đầu, sau đó là từ nhau thai). Thể vàng được hình thành tại bao noãn ngay sau khi trứng rụng. Hoocmôn này còn kìm hãm hoạt động tiết các hoocmôn kích thích buồng trứng của tuyến yên nên trứng không chín và rụng trong thời kì này.
13
10
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 09:36:14
Câu 4: Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết

Các tuyến nội tiết không chỉ chịu sự điều khiển của các hoocmôn tuyến yên mà ngược lại, hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kim hãm cũng bị sự chi phối của hoocmôn do các tuyến này tiết ra. Đó là cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược (hình 59-1 và 59-2). 

Hình 59-1. Điều hòa hoạt động của tuyến giáp  Hình 59-2. Điều hòa hoạt động của vỏ tuyến trên thận

II. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Sự phối hợp hoạt động của các tế bào a và b của đảo tụy trong tuyến tụy khi lượng đường trong máu giảm hay tăng chính là để giữ cho nồng độ đường trong máu được ổn định. 
Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào a của đảo tụy hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2 tuyến trên thận. Tuyến này tiết cooctizôn để góp phần vào sự chuyển hóa lipit và prôtêin làm tăng đường huyết (hình 59-3).

Hình 59-3. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (khi đường huyết giảm)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo