Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong hai bài thơ" Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng" của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ vẽ ra bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc với hình ảnh trăng sáng rọi mà còn sử dụng kết hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện địa cho bức tranh thơ hiện lên với vẻ đẹp vô cùng độc đáo một vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
Trước hết trong bài thơ cảnh khuya, yếu tố cổ điển được thể hiện trong chính cách so sánh liên tưởng độc đáo của tiesng suối với tiếng hát xa, gợi ra âm thanh du dương, trầm bổng như xa như gần của tiếng suối trong không gian thanh vắng nơi núi rưng Việt Bắc:
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Hồ Chí Minh đã nhân hóa hình ảnh của tiếng suối qua cảm nhận của Hồ Chí Minh, dường như tiếng suối không đơn thuần là hiệ tượng của tự nhiên nó trở nên có hồn, gần gũi và quen thuộc với con người. Trong thơ văn trung đại Nguyễn Trãi có sự miêu tả tương tự khi so sánh tiếng suối vơi stieesng đàn cầm trong bài thơ Côn Sơn ca:
" Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Yếu tố cổ điển còn thể qua câu thơ thứ hai " Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Câu thơ này không chỉ góp phần mở ra không gian cao rộng với nhiều đường nét và hình khối, với sự hài hòa giũa ánh trăng, cổ thụ và hoa tạo ra vẻ lung linh, huyền ảo của ánh trăng. Câu thơ cũng gợi nhắc chúng ta nhớ đến những câu thơ trong bài Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn:
"Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng".
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |