Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới
“ Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
Trong nhiều trường hợp lời cảm ơn hay xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.
Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng lối sống công nghiệp làm con người thay đổi hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,…”
( Theo Hà Anh, dẫn theo http://nhandan.com .vn)
Câu 1.Nêu phương thức biểu đạt? (0,5 đ)
Câu 2.Theo tác giả lời cảm ơn và xin lỗi có những giá trị nào? (0,5 đ )
Câu 3.Theo em để có được những giá trị đó, lời cảm ơn và xin lỗi cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào? (1,0 đ).
III. Tập làm văn
Câu 1: Viết đoạn văn suy nghĩ về hiện tượng hiện nay nhiều học sinh không có thói quen nói lời cảm ơn và xin lỗi trong giao tiếp
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đó là việc làm đáng phê phán và cần nhắc nhở. Bởi vì lời nói thể hiện suy nghĩ tình cảm của người phát ngôn. Thiếu lời nói xin lỗi và cảm ơn là thiếu đi sự tri ân người khác trong cuộc sống, thiếu đi sự cảm thông, chia sẻ, ý thức tự nhận biết về hành động của mình. Lời nói của các bạn trở nên cộc cằn, khô khan, thiếu văn hóa, trái với lời dạy của cha ông: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Câu 1 tlv
– Cần thường xuyên sử dụng lời nói xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp hằng ngày như một thói quen, như một nguyên tắc trong giao tiếp sẽ khiến ngôn ngữ lịch sự, dễ nghe. Là người học sinh, cần nói năng lễ phép, lịch sự giữ gìn môi trường văn hóa nơi học đường. Hơn thế nữa còn nhắc nhở người sử dụng thái độ sống đúng mực. Trong nhà trường học sinh không chỉ học kiến thức mà còn học cách nói năng, cư xử… “Học ăn học nói, học gói học mở, học đạo làm người” là phép học xưa nay cha ông ta vẫn răn dạy. Phép học có thành thì xã hội mới văn minh, thịnh trị.
– Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, lời ăn tiếng nói nhã nhặn, lịch sự là rất quan trọng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |