LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu ý nghĩa của bài thơ dặn con 15-20 câu

nêu ý nghĩa của bài thơ dặn con 15-20 câu
2 trả lời
Hỏi chi tiết
670
1
0
Kim Mai
18/08/2022 15:04:12
+5đ tặng

Đoạn thơ tuy ngắn nhưng chứa đầy những lời dạy quý giá của người cha đối với đứa con của mình. Người cha dạy con biết bao nhiêu là điều. Đó là không nên cười giễu những người ăn mày, không nên hỏi quê hương họ ở đâu. Những lời dạy ấy thể hiện giá trị nhân văn rất sâu sắc. Qua lời dặn dò này, người cha dạy con cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ. Dẫu cho họ có hoàn cảnh cơ cực, có úa tàn thì cũng không nên xa lánh họ, mà trái lại nên đồng cảm, chia sẻ và trân trọng họ. Cũng nên tinh tế khi chia sẻ với họ, đừng làm tổn thương tinh thần ngay khi về mặt vật chất họ cũng đã quá thiếu thốn. Những lời người cha dạy con xuất phát từ sự trải nghiệm trong cuộc sống. Gia đình mình chỉ “tạm” gọi là no ấm hơn những người hành khất tội nghiệp kia. Sự no ấm ấy chưa biết tồn tại được bao lâu bởi cuộc sống luôn “vần xoay” biến đổi… Vì thế, con hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia, trân trọng những người nghèo khổ, tu nhân tích đức, bởi biết đâu sau này bố cũng rơi vào tình cảnh như họ, và cũng được mọi người giúp đỡ, trân trọng như con đã làm.Như vậy, người cha đã đánh thức lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt không chỉ của con mình mà con của nhiều người khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hồng Anh
18/08/2022 15:04:34
+4đ tặng

Với bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh thì việc dạy con chỉ thông qua lời dặn dò giản đơn nhưng cũng hết sức sâu sắc và có ý nghĩa.

Có  lẽ có rất nhiều điều để Trần Nhuận Minh truyền đạt cho con nhưng trước hết ông đã dạy cho con về lòng yêu thương con người, đó là hạt nhân cơ bản, cốt lõi, bài học mà ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời đại nào con người ta cũng cần phải có. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhiều người chỉ chú trọng của cải vật chất, coi trọng đồng tiền mà quên đi nhiều thứ. Trong đó có tình yêu thương con người, đồng loại một thứ tình cảm thiêng liêng quý báu nhưng ngày càng phai nhạt.

Cả  bài thơ chỉ là lời dặn dò của người cha, lời dặn ấy chính là bài học mà người cha chỉ cho đứa con thấy những việc cần làm, nên làm, những điều cần tránh, không nên làm.

Mở  đầu bài thơ, người bố đưa ra một nhận định về cuộc đời, lẽ đời. Từ đó người bố tạo cơ sở đưa đứa con vào những suy ngẫm, để từ những suy ngẫm đó mà con sẽ  hành động đúng theo những lời bố dặn.

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Nhà thơ đã khéo léo đưa ra việc có người hành khất đến nhà, lý do cũng đơn giản là  vì nhà mình sát đường họ đến. Nhằm mục đích giáo dục con không được có thái  độ giễu cợt, xúc phạm họ. Vì trên đời này không ai muốn mình phải làm hành khất, không ai muốn ngửa tay ra xin từng miếng ăn, từng đồng tiền của người khác. Bản thân họ cũng đau xót, tủi hổ và nhục nhã lắm chứ!

Mà đã là người hành khất thì việc họ sẽ  hôi hám, úa tàn! cũng là điều dễ hiểu. Nếu là mình trong hoàn cảnh ấy thì cũng thế thôi. Cho nên con phải cảm thông cho họ.

Do vậy ăn mày có đến, dù ít dù nhiều con phải cho họ, và con không được hỏi gốc tích, quê hương. Con hỏi kỹ về họ có  nghĩa là con đang chọc vào nỗi đau, làm thức dậy những quá khứ buồn, những tổn thất, mất mát lớn lao không thể nào bù đắp được.

Người cha thật tinh tế, quan sát kỹ mọi điều và căn dặn thêm đứa con của mình:

Con chó  nhà mình rất hư

Cứ  thấy ăn mày là cắn

Dặn con về lòng thương người, người bố nói đến con chó, một con vật nuôi thân thuộc trong chính ngôi nhà của mình. Để đứa con thấy rằng: con chó thấy người ăn mày rách rưới, dơ bẩn vào nhà là cắn. Những hành động ấy của con chó là không thể chấp nhận được, nó không được có thái độ hung hăng và khinh người như vậy. Con phải răn dạy nó, nếu nó không bỏ được cái tật đó thì con hãy bán nó đi. Dẫu biết rằng chó là một con vật nuôi nhưng khi nó được nuôi trong gia đình này thì buộc nó cũng phải sống tình nghĩa, biết yêu thương và không được có thái độ không tốt như thế.

Một cách giáo dục con nhẹ nhàng nhưng đầy ý  nghĩa. Con nên nhớ rằng: việc cho người hành khất là một việc làm tuỳ tâm, một sự giúp  đỡ nhỏ nhoi, không ràng buộc. Nhưng như thế  không có nghĩa là khi cho họ rồi con sẽ  có thái độ không tốt hoặc buộc họ phải mang ơn. Bởi trong thực tế cuộc đời này, nhiều người có thái độ khinh bỉ, xúc phạm và rất coi thường người hành khất. Có người cho người hành khất như là việc bố thí, có người coi đó là việc cực chẳng đã phải làm chứ họ chẳng rung động thông cảm, có người lấy đó làm một việc làm lớn lao mà người nhận phải mang ân huệ. Làm như thế thì không nên!

Vốn là người từng trải người bố đã nghĩ  rất thấu đáo và sâu sắc mọi điều. Hiện tại người bố nhận thấy “Mình tạm gọi là no ấm”. Nghĩa là dù sao gia đình mình vẫn còn quá ấm cúng và hạnh phúc so với nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh, nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự cưu mang, sẻ chia giúp đỡ của cộng đồng. Nhưng biết đâu được cơ trời vần xoay, một ngày nào đó bố cũng trở thành người hành khất! Cho nên việc con làm bây giờ đó là việc tu nhân tích đức, một việc làm hết sức có ý nghĩa. Và rồi một ngày nào đó nhỡ bố có là người hành khất thì người ta sẽ giúp bố, biết đâu!

     Cái hay của bài thơ có lẽ nằm ở  khổ thơ cuối này. Nó có ý nghĩa như sự giải thích rõ thêm vì sao đứa con phải làm những điều bố dặn. Nếu mở đầu bài thơ “Chẳng ai muốn làm hành khất” thì đến cuối bài Trần Nhuận Minh lại nói “Ai biết cơ trời vần xoay”- Nghĩa là ai cũng có thể trở thành hành khất, kể cả bố đây!

Lời dặn con hết sức giản dị, nhưng cũng hàm chứa những ẩn ý sâu xa. Người bố không chỉ dặn đứa con của mình mà qua đó ông đã đánh thức lòng trắc ẩn, sự yêu thương sẻ chia, khơi dậy lòng tốt, tấm lòng từ thiện của nhiều người. Để rồi họ nhận ra rằng việc giúp đỡ người bất hạnh, người hành khất, những người có hoàn cảnh không may … đó chính là việc nghĩa mà họ cần phải nên làm, dù rằng đây là hành động không ai bắt buộc chỉ là tuỳ tâm, tuỳ thích!

Của cho ấy là của gửi, ta cho người hành khất tức là ta đã gửi lòng tốt vào trong thiên hạ. Rồi biết đâu, cuộc đời thăng trầm, dâu bể,  một ngày nào đó mỗi người trong chúng ta ai cũng có thể trở thành hành khất . Khi ấy người ta cũng sẽ đối xử tốt như ta đã đối xử, giúp đỡ những người hành khất năm nào!

Với những từ ngữ, câu chữ mộc mạc, giản dị, cái nhìn tinh tế và những trải nghiệm về đời sống. Trần Nhuận Minh đã đem đến cho công chúng một bài thơ hay, một bài học đạo đức có ý nghĩa. Để con khôn lớn thành người có nhiều điều mà người bố phải dạy cho con. Nhưng cái quan trọng trước tiên nhất đó là dạy con lòng yêu thương con người. Lời dặn con của nhà thơ cũng chính là điều mà các bậc làm cha làm mẹ cần phải dạy cho con mình.

Theo Tạp chí Hương Việt 

Lời bình của nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú

Bài thơ “Dặn con” của nhà thơ Trần Nhuận Minh in trong tập “Nhà thơ và hoa cỏ” - một tập thơ có nhiều bài thơ hay ấn tượng viết về cuộc sống đời thường. “Dặn con” cũng nằm trong mạch cảm xúc, cảm hứng thế sự ấy.

Nhà thơ sử dụng thể thơ 6 chữ, với lối tâm tình thủ thỉ “Dặn con” mà như tự độc thoại với mình về một kinh nghiệm sống, một bài học đạo lý làm người. Tình huống nhà thơ chọn ta thường gặp hàng ngày và dễ bỏ qua. Chỉ có những trái tim thi sĩ nhạy cảm đau đáu với nỗi thương người, thương đời, thương những hoàn cảnh éo le mới dễ cảm thông và chia sẻ. Nhà thơ vẽ nên chân dung của người hành khất “hôi hám úa tàn” nhưng lại giàu lòng trắc ẩn, xem đây như là một quy luật của tạo hóa: “Tội trời đày ở nhân gian” với sự đồng cảm sâu sắc và độ lượng. Nhịp thơ thắt lại như cái ngoái đầu của nhà thơ khi dặn con: “Con không bao giờ được hỏi - Quê hương họ ở nơi nào” đã chạm vào ta một nỗi rưng rưng khó tả khi đụng vào nỗi đau và lòng tự ái của con người đã chịu thiệt thòi về số phận. Câu thơ “Dặn con” thật sâu thẳm và hàm chứa cả nghĩa bao dung cộng đồng. Bài thơ có một tình tiết rất xúc động khi viết về con chó: “Con chó nhà mình rất hư - Cứ thấy ăn mày là cắn - Con phải răn dạy nó đi - Nếu không thì con đem bán”. Từ răn dạy đến bán là cả một hành trình ứng xử vừa kiên quyết vừa mở ngỏ đầy tính thương lượng, tôn trọng lòng tự trọng của đứa bé là một cấp độ cao hơn ở thế chủ động trong tình huống bất trắc này. Phải thật khôn khéo và vị tha mới có hàm chứa ân tình đó. Ở đây ta chú ý mở đầu bài thơ tác giả không gọi họ là “ăn mày” mà là “hành khất” đó cũng là cái nhìn vị tha bác ái.

Bài thơ giọng kể ngỡ như đơn điệu bởi cách đặt các nhân vật: Người cha, đứa con, người ăn mày, chú chó trong một không gian hẹp nhưng chuyển cảnh, chuyển trạng thái tình cảm rất nhanh từ tình huống ngoại cảnh đến tâm trạng. Khổ thơ kết viết thật hay, bất ngờ, thấu đáo, trải nghiệm sống với một dự cảm rất phương đông của triết lý luân hồi nhà Phật: “Lòng tốt gửi vào thiên hạ - biết đâu nuôi bố sau này”. Bài thơ ngắn chỉ 16 câu mà đã tải được một trạng thái sống, kinh nghiệm sống và cao hơn hết là đạo lý sống. “Dặn con” cũng chính là dặn mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư