Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích các loại sâu bệnh trên cây lúa

Làm như luận văn tốt nghiệp đại học
3 trả lời
Hỏi chi tiết
707
1
1
Trịnh Quang Đức
09/05/2018 14:33:25
1. Giới thiệu: Bệnh vàng lá hay là bệnh vàng lá chín sớm. Đây là bệnh mới xuất hiện và gây hại từ vụ Đông Xuân năm 1988 ở tiền Giang. Hầu hết các giống cao sản ngắn ngày đều có thể nhiễm bệnh.
2. Triệu chứng bệnh
- Bệnh thường xuất hiện và gây hại ở giai đoạn 7 – 10 ngày trước khi trổ cho đến khi thu hoạch.
- Trên lá khi bệnh mới xuất hiện là các đốm hình bán nguyệt nhỏ 1 – 3 mm, màu vàng cam.
- Sau đó từ vết bệnh làm chết các mô lá thành từng sọc dài tới chop lá màu vàng cam.
- Trên một lá có thể xuất hiện nhiều vết bệnh
- Bệnh nặng có thể xuất hiện các vết đốm trên bẹ lá.
- Trên ruộng bị bệnh nặng nhìn trên ruộng có màu vàng rực giống như màu lúa chín.
- Nhiều nơi gọi là bệnh vàng lá chín sớm.
3. Tác nhân gây hại:
- Tác nhân gây hại của bệnh vàng lá lúa còn có nhiều tranh cãi chưa được xác định chính xác.
- Tuy nhiên đã có nhiều kết quả cho thấy sử dụng các loại thuốc trị nấm bệnh có hiệu quả tốt ngăn chặn sự phát triển và mức độ hại của bệnh.
- Bệnh vàng lá lúa thường gây hại nặng trên các ruộng lúa xanh tốt, mật độ sạ dày hoặc bón nhiều phân đạm.
- Những mãnh ruộng gần vườn cây có bị che nắng buổi sáng hoặc buổi chiều thường bị bệnh nặng hơn.
4. Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng các giống lúa cứng cây, tán lá thẳng.
- Các ruộng cọ bị bệnh cần được vệ sinh sạch nguồn rơm rạ hoặc đốt sau khi thu hoạch.
- Bón phân cân đối NPK và không bón quá nhiều phân đạm.
- Sử dụng một số loại thuốc trị nấm bệnh ở giai đoạn trước khi trổ hoặc khi vết bệnh mới xuất hiện.
- Các thuốc hóa học có thể hạn chế sự gây hại của bệnh vàng lá gồm Benlate, Anvil, Derosal và copper B.

Bệnh lùn xoắn lá
1. Giới thiệu: Bệnh lùn xoắn lá đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam năm 1977 ở Cai Lậy Tiền Giang. Đến vụ Hè thu năm 1978 bệnh đã phát triển gây hại trên hầu khắp các tỉnh phía Nam. Bệnh lùn xoắn lá làm giảm năng suất nghiêm trọng do chiều cao cây, chiều dài lá và rễ bị giảm nhiều. Bông lúa trổ không thoát và tỷ lệ lép cao.
2. Triệu chứng bệnh
- Cây lúa bị bệnh lùn lá còn xanh và bị xoắn, cây sinh trưởng chậm. Trên ruộng lúa phát triển không đều, mép lá có thể bị rách hình răng cưa gân lá có màu vàng lợt, trắng, hoặc nâu đậm.
- Cây lúa trổ muộn và trổ không thoát, có trường hợp bong lúa bị quăn và đâm xuyên qua bẹ lá. Ở cây lúa bệnh thường có mọc nhiều chồi trên đốt thân. Bông lúa ngắn và tỷ lệ lép cao. Các nhánh con đều là nhánh vô hiệu.
3. Tác nhân gây hại:
- Bệnh lùn xoắn lá do virus gây ra, rầy nâu là môi giới truyền và lây lan virus vào cây lúa do chích hút.
- Virus có dạng hình khối cầu, thường tập trung ở những phần non trên cây vì vậy các dảnh cấp 2 và 3 bị nặng hơn dảnh cấp.
- Bệnh không lây qua hạt cũng như các biện pháp cơ giới.
- Rầy nâu ở tuổi 4 – 5 truyền bệnh mạnh nhất, sau khi đã chích hút ở cây lúa bệnh 2 – 5 ngày, chỉ sau 5 phút chích hút là rầy nâu có thể truyền được bệnh sang cây lúa khỏe.
- Khi bị truyền virus 5 – 32 ngày sau cây lúa có biểu hiện bệnh. Sau khi virus có trong cơ thể rầy nâu sẽ tồn tại trong con rầy cho tới cuối đời của con rầy.
- Virus lùn xoắn lá còn gây hại và tồn tại trên cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng. Bệnh gây hại quanh năm khi có cây lúa, tuy nhiên thời gian có nhiệt độ từ 25 – 26 0C là thích hợp nhất cho bệnh phát triển.
- Trên ruộng lúa bón nhiều đạm bị bệnh nặng hơn. Phân đạm là nhân tố ảnh hưởng cả đến bệnh và côn trùng truyền bệnh. Nhìn chung khi bón bất kỳ loại phân nào cũng đều làm tăng mức độ bệnh.
4. Biện pháp phòng trừ:
- Không có thuốc hóa học đặc trị bệnh lùn xoắn lá cho nên phải tuân theo hướng dẫn sau:
- Sử dụng các giống lúa kháng rầy nâu.
- Khi bệnh mới xuất hiện cần nhổ bỏ để tránh lây lan.
- Vệ sinh đồng ruộng, cày ải diệt lúa chét vì là nguồn bệnh cho vụ sau.
- Thời vụ sạ đồng loạt cây lúa sinh trưởng đồng đều hạn chế sự di chuyển của côn trùng môi giới.
- Bố trí sản xuất luân canh hai lúa một màu.
- Phân bón cân đối hợp lý.
- Dùng các biện pháp hoá học phòng trị rầy nâu như applaud, Bassa, Mipcin. Áp dụng tiêu chuẩn 4 đúng trong bảo vệ thực vật.

Bệnh đốm vằn
1. Giới thiệu: - Bệnh đốm vằn trên lúa hay còn gọi là bệnh ung thư, được phát hiện và mô tả đầu tiên vào 1910 ở Nhật Bản, sau đó bệnh này cũng được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới. Bệnh đốm vằn là một trong những bệnh gây hại quan trọng trên ruộng lúa nước ở nước ta và các nước trồng lúa trên thế giới.
2. Triệu chứng bệnh
- Bệnh thường xuất hiện từ 40 ngày sau khi sạ tới khi lúa trổ. Đầu tiên là những vết bệnh xuất hiện trên bẹ lá ở gần gốc lúa, đôi khi lây trực tiếp qua lá từ những cây bị bệnh xung quanh.
- Các vết bệnh lúc đầu có hình hơi tròn hoặc bầu dục có màu xanh xám, tâm có mày trắng xám và xung quanh màu nâu; kích thước vết bệnh thay đổi thường dài từ 1-3 cm. Khi gặp điều kiện thuận lợi các vết bệnh phát triển và liên kết lại hình thành nên những vết bệnh vằn vện không có hình dạng nhất định nên gọi là bệnh đốm vằn.
- Ở trên ruộng lúa, bệnh thường xuất hiện gần mặt nước ruộng, sau đó bệnh phát triển lên các bẹ và lá phía trên hay lây sang những cây xung quanh. Có nhiều hạch nấm được hình thành ngay gần vết bệnh. Đầu tiên hạch nấm có màu trắng khi già chuyển sang màu nâu. Hạch nấm già sẽ rơi xuống đất và trôi nổi trên mặt nước, đây là nguồn lây lan bệnh từ nơi này sang nơi khác hoặc từ vụ này sang vụ tiếp theo.
3. Tác nhân gây hại:
- Bệnh đốm vằn do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, là bệnh hại quan trọng đối với lúa cao sản ngắn ngày. Bệnh có thể gây hại ở tất cả các vụ trong năm, thường gây hại nặng ở vụ Đông Xuân. Bệnh nhẹ thì làm tăng tỷ lệ lem lép hạt, gây đổ ngã, làm giảm năng suất. Bệnh nặng sẽ làm cây lúa chết và có thể gây thất thu năng suất lên đến 25%.
- Nấm R. solani còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như: gây bệnh chết cây con đối với đậu nành, đậu xanh, cà chua; gây bệnh đốm vằn, chết cây con trên cây bắp, ... Vì vậy các loại hoa màu trồng luân canh trên đất lúa thường dễ bị nhiễm bệnh do nấm R. solani gây ra.
- Nấm R. solani có thể sống, phát triển hầu hết trên tất cả các loại cỏ dại, hạch nấm rơi xuống đất có thể tồn tại rất lâu và có khả năng gây bệnh trở lại sau một thời gian dài trong điều kiện tự nhiên. Do đó bệnh thường xuyên xuất hiện trên ruộng lúa.
4. Biện pháp phòng trừ:
- Làm cỏ xung quanh ruộng, trong ruộng và kênh mương dẫn nước.
- Gieo sạ với mật độ thích hợp (150-200 kg/ha sạ bằng tay, 80-100 kg/ha sạ bằng máy sạ hàng).
- Sử dụng phân bón thích hợp (dùng bảng so màu là lúa, bón phân cân đối theo quy trình bón phân).
- Sử dụng thuốc hóa học: Validamycin 3DD, 5 DD (SL); Bonanza 100 DD (SL); Monceren 25BTN(WP), 250DD(SL); Anvil 5DD(SL).

Bệnh đạo ôn hại lúa
Tương tự như rầy nâu, đạo ôn (Pyricularia oryzae) cũng là một dịch hại nguy hiểm đối với cây lúa. Hiện nay hầu hết các giống lúa đang được trồng phổ biến trong sản xuất (đặc biệt là những giống có chất lượng gạo ngon đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) lại là những giống nhiễm hoặc kháng yếu với bệnh đạo ôn.
Vì thế, nếu gặp thời tiết phù hợp, cây lúa đang ở giai đoạn xung yếu đối với bệnh, mà ruộng lại bón thừa phân đạm, thì bệnh có thể hủy diệt cả ruộng lúa chỉ trong vài ngày.
Đạo ôn có thể gây hại nhiều bộ phận phía trên mặt đất của cây lúa từ lá, đốt thân, cổ bông đến gié lúa, hạt lúa,…
- Trên lá: Bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn mạ-đẻ nhánh. Lúc đầu vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim, màu xám xanh giống như bị nước sôi, sau đó chuyển sang màu nâu, rồi lan rộng dần ra thành hình thoi, xung quanh màu nâu đậm, giữa màu xám trắng. Nếu nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau làm lá bị cháy khô, cây lúa bị lụi xuống, ruộng lúa sẽ bị thất thu nghiêm trọng.
- Trên cổ bông, đốt thân, gié lúa: Nấm bệnh tấn công trên đốt thân, trên cổ bông và trên gié lúa. Chỗ bị bệnh lúc đầu có mầu xám xanh, sau chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm. Trên cổ bông, nếu ẩm độ không khí cao, chỗ vết bệnh sẽ mọc một lớp nấm mốc màu xám xanh, nếu trời khô vết bệnh sẽ khô tóp lại. Gặp gió to chỗ vết bệnh bị gẫy gập, ruộng lúa trở nên xơ xác. Do cản trở việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ cây lúa lên nuôi hạt, làm cho hạt lúa bị lép lửng. Nếu nặng bệnh có thể làm cho hạt lúa bị lép hoàn toàn.
- Trên hạt: Vết bệnh có hình đốm tròn, viền nâu, tâm mầu xám trắng, đường kính khoảng 1-2 mm. Nếu nặng có thể làm cho hạt lúa bị lem lép lửng.
Để hạn chế tác hại của bệnh, bà con cần kiểm tra ruộng lúa thường xuyên (đặc biệt là những ruộng gieo cấy giống nhiễm như một số giống lúa thơm, những ruộng lúa tốt lốp,…) để kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời.
Khi phát hiện thấy chớm có bệnh, bà con phải ngưng bón đạm, không để ruộng bị khô nước. Đồng thời tiến hành phun xịt thuốc ngay.
Về thuốc có thể dùng một trong các loại thuốc như: Vifusi 40ND; Fuji-one 40EC; Vihino 40ND; Vikita 50ND,… trong các loại thuốc trên thì Fuji-one 40EC có tính lưu dẫn cao, ngoài đặc tính trị bệnh đạo ôn lá và cổ bông Fuji-one 40EC còn có tác dụng phụ kích thích bộ rễ phát triển giúp cho cây lúa hấp thu nhiều dinh dưỡng và cây trở nên to khỏe chống chịu được bệnh tốt hơn làm tăng năng suất thực tế cao hơn.
Khi sử dụng thuốc bà con phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, đặc biệt là phải đủ lượng nước như khuyến cáo của nhà sản xuất để nước thuốc được trải đều trên toàn bộ ruộng và cây lúa. Trường hợp bệnh nặng hoặc điều kiện thời tiết nhiều sương mù, ẩm cao,… thuận lợi cho nấm phát triển thì bà con nên phun thuốc nhắc lại 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày để hiệu quả trừ bệnh đạt hiệu quả. Tuyệt đối không pha thêm những loại phân bón lá có tỷ lệ đạm cao phun xịt cùng với thuốc.
Đối với những ruộng sắp trỗ đến trỗ lẹt xẹt, nếu thấy thời tiết thuận lợi cho bệnh (ban đêm lạnh, đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, trời âm u, ít nắng,…) thì bà con nhớ phun một đợt thuốc ngừa bệnh tấn công trên cổ bông, bông và hạt lúa, và phun tiếp lần hai sau đó khoảng 10-15 ngày (phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để không ảnh hưởng đến thụ phấn của bông lúa).

Sâu Hại Lúa Và Cách Phòng Trừ:
1. Sâu đục thân bướm hai chấm

Scirpophaga incertulas Walker
Gây hại trong suốt tời kỳ sinh trưởng của lúa ( kể cả giai mạ). thích hợp trong điều kiện ấm, nóng và ẩm độ cao nên ở miền Nam và miền Trung sâu có thể gây hại trong tất cả các vụ lúa. Tại các tỉnh phía Bắc, những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thường phát sịnh nặng. Một năm có 6 -7 lứa, quan trọng nhất là lứa 2 (tháng 5) và lứa 5 (tháng 9) gây bông bạc. Lúa xuân muộn và mùa chính vụ bị hại nặng hơn cả.
* PHÒNG TRỪ
- Dùng giống chống chịu.
- Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp.
- Cày lật gốc rạ phơI ải hoặc làm dầm (ngâm nước) sau thu hoạch diệt nhộng.
- Ngắt dảnh héo, ngắt ổ trứng, bẫy đèn đồng loạt bắt bướm.
- Mật độ ổ trứng từ 0,5-0,7 ổ/m2 (lúa đẻ nhánh) hoặc 0,2- 0,3 ổ trứng/m2 (lúa sắp trỗ) cần phòng trừ bằng thuốc hóa học.
Phun các loại thuốc:
Padan 95SP, Regent 800WP sau khi bướm độ 5-7 ngày.
Dùng thuốc Basudin 10G, Diaphos 10G trộn với đất bột, rắc khi có dảnh héo hoặc lúa sắp trỗ. Khi rắc thuốc chú ý ruộng phải có nước

2. Sâu đục thân năm vạch đầu nâu

Chilo suppressalis Walker
Sâu đục thân 5 vạch Phát sinh nhiều ở vùng ôn độ thấp, ít lụt bão. Hại nặng ở giai đoạn lúa con gái- làm đòng; vụ xuân hại nặng hơn vụ mùa.

3. Sâu đục thân năm vạch đầu đen

Chilo polychrysus Meyrich
- Thường xuyên điều tra để dự báo chính xác lứa sâu hại.
- Sau khi thu hoạch, thu dọn rơm rạ đem đốt hoặc ngâm dầm để diệt nguồn sâu.
- Chăm sóc hợp lý.
- Sử dụng những loại thuốc phòng trừ như với sâu đục thân lúa bướm 2 chấm.

4. Sâu cuốn lá nhỏ

Medinalis Guenee
Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng.
* Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông.
- Cấy dày vừa phải. Chăm sóc bón phân hợp lý.
- Bẫy đèn diệt bướm. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9-12 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh), 6-9 con/m2 (lúa làm đòng) cần phun thuốc.
- Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Sumithion 50EC, Karate 2.5EC... phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả.

5. Sâu cuốn lá lớn

Parnara guttata Bremer et Grey
Thường gây hại lúc lúa đứng cái; vùng truntg du và miền núi bị hại nặng hơn đồng bằng. Những năm mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, sâu phát sinh nặng.
* PHÒNG TRỪ
Gieo cấy mật độ vừa phải; chăm sóc bón phân hợp lý. Ruộng bị hại nặng có thể dùng rào tre kéo phá vỡ tổ rồi phun thuốc Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Karate 25EC để diệt sâu non. Sau khi phun thuốc chăm sóc tốt để lúa nhanh hồi phục.

6. Sâu năn hại lúa

Pachydiplosis oryzae Wood- Mason
Sâu năn thường phát sinh thành dịch Khi trời âm u, mưa nhiều, nhiệt độ từ 22-250C, ẩm độ từ 80-90%. Muỗi năn phá hại chủ yếu thời kỳ mạ đã lớn và lúa cấy mới bén chân. Lúa mùa bị hại nặng hơn lúa xuân;mùa sớm bị hại nặng hơn mùa chính vụ
* PHÒNG TRỪ
- Sử dụng các giống kháng sâu năn.
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại.
- Điều chỉnh thời vụ lệch pha với thời gian phát sinh gây hại của sâu năn.
- Bón phân cân đối, đặc biệt tăng lượng phân lân để hạn chế sâu năn.
- Dùng bẫy đèn diệt muỗi
- Bảo vệ ong ký sinh là thiên địch của sâu năn
- Ruộng chớm bị sâu năn cần kịp thời tháo nước phơi ruộng hạn chế sự lây lan phát triển của sâu.
- Dùng thuốc dạng hạt như Vibasu 10H, Basudin 10H hoặc Furadan 3G trộn với đất bột rắc theo từng ổ để diệt sâu non

7. Sâu phao

Nymphula depunctatus Guenee
Tên khác- Nymphula staynalis; Zebronia decassalis (Guenee); Hydrocaupa depunctalis (Guenee)
- Sâu phao chỉ hại trên ruộng lúa nước, không hại trên lúa cạn.
- Nếu trong ruộng lúa cùng có sự xuất hiện gây hại của ruồi và sâu đục thân thì tác hại của chúng gây ra sẽ làm năng suất lúa giảm đáng kể.
* PHÒNG TRỪ
- Rút nước để ruộng cạn vài giờ sâu có thể chết vì không thể bơi đi kiếm ăn được.
- Khi sâu có mật độ cao phun các loại thuốc Regent 800WP, Padan 95SP, Actara 25WG để diệt sâu non.

8. Sâu gai

Dicladispa armigera (Olivier)
Dicladispa armigera boutani Weise
Trưởng thành có nhiều gai trên mình, thường qua đông trên cỏ dại, thích ăn và đẻ trứng ở những trà lúa non, bón nhiều đạm. Sâu non gặm chất xanh giữa 2 lớp biểu bì tạo thành vết sọc màu trắng trên lá. Thời tiết nóng, ẩm độ cao, nắng mưa xen kẽ thích hợp cho sâu gai phát triển. Ruộng cao ít bị hại hơn ruộng nước.
* PHÒNG TRỪ
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại. Khi mật độ trứng cao ngắt phần ngọn lá có trứng và vợt bắt trưởng thành.
- Phun các loại thuốc Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Actara 25WG khi sâu phát sinh rộ.

9. Châu chấu hại lúa

Oxya chinensis Thunberg
Oxynia velox Fabricius
- Châu chấu non hại lúa ngay sau khi nở. Trưởng thành thích ánh sáng đèn, ánh sáng lửa; ban ngày hoạt động mạnh từ 7- 10 giờ sáng và từ 3- 5 giờ chiều.
- Châu chấu phá hại quanh năm, thường gây hại nặng trên lúa chiêm xuân cuối vụ, mạ mùa và lúa mùa sớm.
* PHÒNG TRỪ
- Vệ sinh đồng ruộng. làm sạch cỏ bờ, sơn bờ ruộng hạn chế nơi trú ngu của châu chấu.
- Thời kỳ mạ và lúa con gái dùng vợt để bắt châu chấu.
- Những vùng trung du và miền núi về đêm nên đốt các đống lửa để diệt châu chấu.
- Khi châu chấu phát sinh rộ, mật độ cao phun các loại thuốc như Sherpa 25EC, Fastac 5EC... tốt nhất phun vào giai đoạn châu chấu non mới nở.

10. Rầy nâu

Nilaparvata lugens Stal

Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ và cấy nhiều giống nhiễm rầy thường phát sinh gây hại nặng. Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. cao điểm rầy phát sinh mật độ cao và gây hại năng vào giai đoạn lúa trỗ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. ở miền Bắc mùa đông lạnh nên có 2 đỉnh cao và gây cháy rầy vào các tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ mùa) trùng với giai đoạn lúa trỗ – ngậm sữa. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.
PHÒNG TRỪ
- Sử dụng giống kháng rầy nâu.
- Cấy dày vừa phải, bón phân cân đối, thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy. Khi mật độ rầy cám từ 18- 27 con/khóm lúa cần phun thuốc diệt rầy.
- Dùng các loại thuốc Bassa 50EC, Regent 800WP, Trebon 20ND, Mipcin 20WP, rạch hàng lúa để phun. Nếu dùng Actara 25WG thì không cần rạch hàng nhưng vẫn phải phun tập trung vào gốc lúa.


Ruộng lúa bị cháy rầy nâu

11. Rầy lưng trắng

Sogatella furcifera Horvath
Gây hại cùng với rầy nâu nhưng trong cùng lứa thì rầy lưng trắng phát sinh rộ sớm hơn. Rầy non có màu trắng hoặc nền trắng cùng các vết xám đậm. Thường hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai, thâm canh cao, bón nhiều đạm, ruộng lúa cấy dày, rậm rạp. Rầy lưng trắng thường có mật độ cao, gây hại nặng vào giai đoạn giai đoạn lúa làm đòng. ở vùng lúa đồng bằng sông Hồng một năm có 6-7 lứa. Quan trọng là lứa tháng 4 và cuối tháng 8 đầu tháng 9 trùng với các giai đoạn trên.
* PHÒNG TRỪ
- Sử dụng giống kháng
- Cấy dày vừa phải
- Bón phân cân đối
- Thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy
- Thường xuyên điều tra đồng ruộng khi phát hiện mật độ rầy cám từ 18
- 20 con/khóm lúa phải phun thuốc.
- Dùng thuốc Bassa 50EC, Mipcin 20WP, Trebon 20ND, Regent 800WG...
- Khi phun rạch hàng lúa để phun. Nếu dùng Actara 25WG thì không cần rạch hàng lúa.

12. Bọ xít


BỌ XÍT DÀI - Leptocorisa acuta Thunberg
BỌ XÍT XANH - Nezara viridula Linnaeus
BỌ XÍT ĐEN - Scotinophara spp
Bọ xít thường gây hại nặng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, quan trọng nhất là thời kỳ trỗ, bông lúa bị hại lửng lép hoặc bạc trắng, giảm năng suất. Ruộng lúa gần bìa rừng, gần ruộng rau màu và có nhiều cỏ dại thường bị hại nặng.
* PHÒNG TRỪ
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại và ký chủ phụ.
- Cấy gọn thời vụ. Phát hiện sớm thu gom ổ trứng để diệt, vợt bắt trưởng thành.
- Dùng bả lá xoan tẩm nước giải một ngày, bó vào cọc cắm nhử bọ xít dài đến để tiêu diệt.
- Dùng các loại thuốc Ofatox 400EC, Fastac 5EC, Dimenat 40EC hoặc Actara 25WG. phun khi bọ xít phát sinh rộ.

13. Bọ trĩ

Stenchaetothrips biformis Bagnall
Bọ xít thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh.
Lúa xuân muộn (tháng 3,4) thường bị hại nặng hơn cả. Lúa gieo thẳng bị hại nặng hơn lúa cấy. Những năm khô hạn thích hợp cho bọ trĩ phát sinh rộ. Ruộng lúa càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ gây ra càng lớn.
* PHÒNG TRỪ
Bọ trĩ rất dễ trừ nhưng tại những vùng thường xuyên bị bọ trĩ phải áp dụng các biện pháp tổng hợp:
- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, nhất là cỏ môi cũng là ký chủ chính của bọ trĩ.
- Gieo cấy mật độ vừa phải, giữ nước không để ruộng khô.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phun tuốc kịp thời.
- Dùng các loại thuốc Regent 800WG, Hopsan 75ND, Selecron 500EC hoặc Actara 25WP phun khi bọ trĩ phát sinh rộ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
09/05/2018 15:53:10
Các loại sâu bệnh hại lúa:
Sâu hại lúa
- Bọ trĩ: Stenchaetothrips biformis Bagnall Bọ trĩ là loại sâu bệnh hại lúa phổ biến thường thấy, bọ trĩ thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh.
Lúa xuân muộn (tháng 3,4) thường bị hại nặng hơn cả. Lúa gieo thẳng bị hại nặng hơn lúa cấy. Những năm khô hạn thích hợp cho bọ trĩ phát sinh rộ. Ruộng lúa càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ gây ra càng lớn.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Medinalis Guenee Sâu cuốn lá nhỏ à loại sâu bệnh hại lúa gây hậu quả nghiêm trọng đối với cây lúa. Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng.
- Sâu đục thân 2 chấm: Scirpophaga incertulas Walker + Thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục thân đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa cắn phá làm cho dảnh lúa bị héo.
+ Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ, sâu đục thân đục qua bao của lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạnh dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.
- Rầy nâu: Nilaparvata lugens Stal Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ. Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Cao điểm rầy phát sinh mật độ lớn và gây hại năng vào giai đoạn lúa trỗ xong, giai đoạn ngậm sữa và bắt đầu chín.
Ở miền Bắc mùa đông lạnh nên có 2 đỉnh cao và gây cháy rầy vào các tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ mùa) trùng với giai đoạn lúa trỗ – ngậm sữa. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.
Bệnh hại lúa
- Bệnh đạo ôn: Pirycularia oryzae Cav Bệnh đạo ôn hại lúa ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân
1
0
mỹ hoa
27/05/2018 15:40:09
Các loại sâu bệnh hại lúa
Cách phòng trừ sâu bệnh hại lúa
Cỏ dại

Khi cây lúa bén rễ hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết hợp với sục bùn và bón thúc. Tuỳ vào giống lúa ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục bùn từ 1-2 lần nữa và kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già và kích thích ra rễ mới.

Sâu hại lúa
- Bọ trĩ: Stenchaetothrips biformis Bagnall

Bọ trĩ là loại sâu bệnh hại lúa phổ biến thường thấy, bọ trĩ thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh.

Lúa xuân muộn (tháng 3,4) thường bị hại nặng hơn cả. Lúa gieo thẳng bị hại nặng hơn lúa cấy. Những năm khô hạn thích hợp cho bọ trĩ phát sinh rộ. Ruộng lúa càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ gây ra càng lớn.

Bọ trĩ non Bọ trĩ trưởng thành Ruộng lúa gieo sạ bị trĩ hại nặng

Biện pháp phòng trừ bọ trĩ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, nhất là cỏ môi là ký chủ chính của bọ trĩ.

+ Gieo cấy mật độ vừa phải, giữ nước không để ruộng khô.

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phun tuốc kịp thời. Dùng các loại thuốc Regent 800WG, Hopsan 75EC, Selecron 500EC hoặc Actara 25WP phun khi bọ trĩ phát sinh rộ.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Medinalis Guenee

Sâu cuốn lá nhỏ à loại sâu bệnh hại lúa gây hậu quả nghiêm trọng đối với cây lúa. Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng.

Nhộng Bướm trưởng thành Trứng Sâu non Lúa bị sâu hại

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá:

+ Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại (nơi trú ngụ qua đông của sâu).

+ Gieo cấy mật độ thích hợp, chăm sóc bón phân hợp lý.

+ Bẫy đèn diệt bướm và thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9-12 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh) và 6-9 con/m2 (giai đoạn lúa làm đòng) cần phun thuốc. Dùng các loại Regent 800WP, Karate 2.5EC... phun khi sâu non tuổi 1-2 bằng các thuốc có hoạt chất: Indoxacarb ( Obaone 95 WG … ), Flubendiamide ( Takumi 20WG…), Chlorantraniliprole (Virtako 40WG, Prevathon 5 SC, Voliam targo 063SC)

- Sâu đục thân 2 chấm: Scirpophaga incertulas Walker

+ Thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục thân đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa cắn phá làm cho dảnh lúa bị héo.
+ Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ, sâu đục thân đục qua bao của lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạnh dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.

Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng: Cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch.

+ Bón phân cân đối, hợp lý

+ Biện pháp thủ công: Dùng bẫy đèn bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy.

+ Biện pháp hóa học: Phun trừ đối với ruộng lúa khi mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m 2 trở lên, những nơi có mật độ trên 0,5 ổ/m 2 cần tiến hành phun kép 2 lần, cách nhau 4-5 ngày. Phun trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Chlorantraniliprole (Virtako 40WG, Prevathon 5 SC, Voliam targo 063SC).

- Rầy nâu: Nilaparvata lugens Stal

Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ. Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Cao điểm rầy phát sinh mật độ lớn và gây hại năng vào giai đoạn lúa trỗ xong, giai đoạn ngậm sữa và bắt đầu chín.

Ở miền Bắc mùa đông lạnh nên có 2 đỉnh cao và gây cháy rầy vào các tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ mùa) trùng với giai đoạn lúa trỗ – ngậm sữa. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.

Biện pháp phòng trừ:

- Sử dụng giống kháng rầy nâu.

- Gieo cấy mật độ thích hợp, bón phân cân đối, thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy, (khi mật độ rầy cám từ 18- 27 con/khóm lúa cần phun thuốc diệt rầy).

- Dùng các loại thuốc có khả năng nội hấp lưu dẫn tốt phu không cần rẽ lúa như: Hoạt chất Pymetrozine (Chess 50WG) Nitenpyram (Acdinosin 50WP.. ) lưu ý phun trước khi lúa đỏ đuôi.

Bệnh hại lúa
- Bệnh đạo ôn: Pirycularia oryzae Cav

Bệnh đạo ôn hại lúa ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân

Đạo ôn lá Đạo ôn cổ lá Đạo ôn cổ bông

Biện pháp phòng trừ:

Dọn sạch tàn dư rơm, rạ và cây cỏ mang bệnh ở trên đồng ruộng;

+ Bón phân NPK hợp lý, đúng giai đoạn, không bón đạm tập trung vào thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh. Khi có bệnh phải tạm ngừng bón thúc đạm và tiến hành phun thuốc phòng trừ.

+ Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm;

+ Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh;

+ Khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng cần tiến hành phun thuốc trừ sớm và nhanh. Một số loại thuốc hoá học sử dụng để phòng trừ bệnh như Fuji –one 40WP, Bump 650WP, Filia 525SE, Kasai-S 92SC, Kabim 30WP, abum 650WP, Bankan 600WP, Bemsuper 75WP, Katana 20SC, Fu-army 40EC,…

- Bệnh khô vằn: Rhizoctonia solani Kuhn

Là loại bệnh hại lúa toàn thân, bệnh gây hại bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên. Trên bẹ lá xuất hiện các vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ dạng đám mây. Khi bị nặng, cả bẹ lá và lá phía trên bị chết lụi.

Biện pháp phòng trừ:

+ Làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng;

+ Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Cấy lúa dày vừa phải, bón cân đối NPK, phân chuồng trước khi bón phải được ủ hoai mục;

+ Kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phun trừ những diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn (có tỷ lệ từ 20% số dảnh bị bệnh), đặc biệt những ruộng lúa đang làm đòng, những ruộng lúa xanh tốt. Các loại thuốc hóa học có thể sử dụng để phun trừ bệnh như: Camilo 150SC, Chevil 5SC, Tilt super 300EC, Nevo 330EC, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Callihex 5SC, Hecwin 5SC, A.v.tvil 5SC, Til calisuper 300EC,...

- Bệnh bạc lá: Xanthomonas oryzae

Thường bệnh xảy ra lúc mưa to và gió lớn . Lúa vụ mùa một số giống có tiềm năng năng suất cao thường hay bị bệnh bạc lá. Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Oryzea gây ra, khi mắc bệnh thì cây không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi hạt, từ đó những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép rất cao, làm giảm năng suất rất lớn, có thể mất trên 50% năng suất.

Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp cơ bản nhất là dùng giống chống bệnh và Bón phân cân đối, hợp lý giữa đạm, lân, kali. Đặc biệt yếu tố đạm.

+ Vụ mùa thường có mưa giông lớn những giống mẫn cảm dễ bị bệnh nặng hơn nên hạn chế cấy giống nhiễm ở vụ này

+ Sử dụng hạt giống sạch bệnh. Xử lý hạt giống ở 540C trong 15 phút.

+ Khi bệnh tiến hành phun thuốc phòng trừ: Sasa, Startner, Xanthomic, Steptomicin Fisan (lúa vàng), Kasumin và các thuốc có nguồn gốc kháng sinh khác. Tuy nhiên, biện pháp này hiệu quả thấp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư