Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu thực trạng bạo lực gia đình

Thực trạng bạo lực gđ
 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
50
1
0
Bảo Ngọc
25/08/2022 20:16:33
+5đ tặng
Theo kết quả điều tra quốc gia năm 2021, 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Kết quả còn cho thấy, năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Yến Nguyễn
25/08/2022 20:21:47
+4đ tặng

Bạo lực giữa người chồng đối với người vợ trong gia đình có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất giữa các thành viên trong gia đình. Hành vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất là bạo lực về thể chất, đây là dạng dễ nhận thấy và bị lên án mạnh mẽ nhất. Sỡ dĩ đa phần người đàn ông sử dụng nắm đấm để dạy vợ là do họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, không phải tất cả hành vi bạo lực của người chồng đều là bạo lực về thể chất mà có những lúc, họ dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn thương về tâm lý cho người vợ: mắng mỏ, chửi bới, xúc phạm danh dự; hoặc có những hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm soát về kinh tế... Ngược lại trong xã hội ngày nay, hiện tượng người vợ sử dụng bạo lực đối với chồng cũng không phải là hiếm. Không chỉ dừng lại ở những lời lẽ chửi bới, những cách ứng xử thô bạo mà họ còn trực tiếp gây ra những tổn thương về thể chất hoặc tính mạng của người chồng.

          Tóm lại, bạo lực gia đình xuất phát từ cả hai phía vợ và chồng đang ngày càng phát triển và gây nhức nhối trong xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Nguyên nhân của hiện tượng này rất nhiều, ngoài vấn đề tâm lý còn phải kể đến vấn đề đạo đức, kiến thức giải quyết mâu thuẫn gia đình.

          Ngoài ra hiện nay còn có tình trạng bạo lực giữa cha mẹ và con cái. Với tâm lý, truyền thống, thói quen của người Việt, vấn đề bạo lực giữa cha mẹ với con cái được xã hội chấp nhận và khá phổ biến. Có thể dễ dàng nhận thấy đó là những hành động dạy bảo con cái xuất phát từ cái quan niệm gọi là “Yêu cho roi cho vọt. Ghét cho ngọt cho bùi” và giáo dục thì cần phải nghiêm khắc. Rất nhiều ông bố bà mẹ coi việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để chúng nhận ra sai lầm và sửa chữa; hay coi việc mạt sát, trách móc là động lực để con cái phấn đấu. Trên thực tế chúng ta đều có thể nhận thấy, cách làm này phần nào phù hợp với tâm lý của người Việt và đạt được những kết quả nhất định ở trong thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi những chuẩn mực tiến bộ về quyền con người đã và đang phổ biến trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần được sớm loại bỏ. Đặc biệt, là những trường hợp bạo lực với con cái vượt ra ngoài phạm vi giáo dục - một tình trạng ngày càng gia tăng thì cần phải bị trừng trị nghiêm khắc.

          Bên cạnh những hành vi từ phía cha mẹ đối với con cái, bạo lực gia đình xuất phát từ người con đối với cha mẹ mình cũng đang ngày càng gia tăng. Một số trường hợp người trẻ tuổi gây ra những tổn thương về cả vật chất, tinh thần cho cha mẹ do sự thiếu kiềm chế, do đua đòi hư hỏng hoặc một vài lý do khác. Tuy nhiên, không thể bào chữa, biện hộ cho những người con đã khôn lớn trưởng thành dưới bàn tay yêu thương, nuôi dạy của cha mẹ nhưng lại bỏ bê, không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí hơn là đánh đập, chửi mắng, xỉ nhục những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy nguyên nhân đơn giản dẫn đến hành vi trên là do: những người già thì sức khỏe yếu, đầu óc thiếu tỉnh táo, sáng suốt, không còn sức lao động nên cần có người chăm sóc; trong khi những đứa con không đủ yêu thương nên không muốn tốn kém tiền của, thời gian, công sức của mình cho cha mẹ, không đủ kiên nhẫn, bao dung hoặc cũng có thể do áp lực công việc và gánh nặng cuộc sống  đúng như câu ca dao xưa “Cha mẹ nuôi con bằng trời bể - Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”.

          Bạo lực gia đình giữa các thành viên khác trong gia đình với nhau cũng đã tồn tại từ lâu nhưng chiến tỷ lệ không lớn, vì mức độ phụ thuộc giữa các thành viên này không cao như giữa vợ chồng hay cha mẹ với con. Nạn nhân chủ yếu của loại bạo lực này là phụ nữ và trẻ em khi mà các thành viên này muốn tham gia vào sự giáo dục những người làm dâu, làm con trong gia đình. Ngoài ra, những mâu thuẫn trong gia đình không tìm được cách giải quyết cũng dẫn tới nạn bạo lực giữa các thành viên khác: anh em, chú cháu đánh nhau vì xích mích, mâu thuẫn trong cuộc sống, vì tranh chấp tài sản, chị em mắng chửi, nói xấu nhau.

Điều này chứng tỏ một sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận gia đình hiện nay, nó hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống đề cao chữ hiếu của dân tộc Việt Nam.

0
0
Ebe ĐẠI
25/08/2022 20:23:58
+3đ tặng

Mới đây, chia sẻ khảo sát đối với 300 phụ nữ tại Hà Nội về vấn đề bạo lực gia đình trong bối cảnh Covid-19, bà Khuất Thu Hồng, Trưởng Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực giới tại Việt Nam cho biết, có tới 99% phụ nữ thừa nhận thời gian diễn ra dịch bệnh cũng là lúc gia đình xuất hiện nhiều mâu thuẫn, trong đó phần lớn nguyên nhân do người chồng gây ra; 88% nói bị bạo lực tinh thần khi thường xuyên bị chồng hành hạ, dằn vặt, xúc phạm; hơn 80% cho biết luôn luôn bị chồng kiểm soát, cảm thấy nặng nề; hơn 25% phải chịu đựng bạo lực tình dục…

“Đáng nói, có khoảng 60% phụ nữ cho biết, con cái mình phải chứng kiến cảnh bố bạo hành với mẹ và đây mới chính là điều khiến họ cảm thấy đau đớn nhất. Hơn 50% cho hay họ không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu nhất là trong bối cảnh phải cách ly xã hội. Nhiều người trong số đó đã muốn tự kết liễu đời mình. Có người kể đã đi ra sông mấy lần nhưng khi nghĩ tới con nhỏ lại quay về và cảm thấy vô cùng khổ sở với cuộc sống luôn bị hành hạ, đọa đầy…”, bà Hồng kể lại.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2021, tổng đài hỗ trợ nạn nhân bạo lực 1900969680 đã tiếp nhận hơn 1.300 cuộc gọi, tăng khoảng 140% so với năm 2020, trong đó 83% các cuộc gọi liên quan đến bạo lực gia đình.

Bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển cho biết, nếu tính riêng số trường hợp được tham vấn về bạo lực gia đình đã tăng gần 60% so với năm 2020 và tăng hơn 230% so với năm 2019.

Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, 30% các cuộc gọi vào tổng đài là cuộc gọi yêu cầu giải cứu khẩn cấp do bị bạo lực gia đình của các phụ nữ tỉnh khu vực miền Nam.

Tại Hà Nội, Ngôi nhà Bình Yên đã tiếp nhận, hỗ trợ 74 trường hợp, tăng 120% so với cùng kỳ năm 2020 (54 người). Ngôi nhà Bình Yên tại Cần Thơ hỗ trợ 12 người tạm trú, tăng 266% so với năm 2020 (6 tháng đầu năm 2020, tiếp nhận mới 3 người tạm trú).

“Bạo lực gia đình dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều gây ra những tổn thương không mong muốn tới nạn nhân. Trong đại dịch Covid-19, những hình thức bạo lực về thể chất, tinh thần và bạo lực tình dục tăng lên về cả tần suất và mức độ khiến nạn nhân phải chịu hậu quả nặng nề hơn”, bà Linh cho biết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Toán học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư