Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nếu ở dưới

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
9. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nếu ở dưới:
Những trường hợp "bạo lực học đường" ở các trường gần đây hầu hết đều là
những hành động bộc phát, thiếu kiềm chế. Do đó, các bạn cần biết làm chủ cảm
xúc của mình, để khi xảy ra xung đột có thể kiểm soát được bản thân. Bắt đầu từ
những va chạm rất nhỏ thường ngày, hãy thay đổi suy nghĩ, phân tích sự việc theo
hướng tích cực để có thể thông cảm với người khác. Ví dụ, khi bị bạn làm vấy mực
vào áo, hãy nghĩ là bạn chỉ vô ý; hay khi bị va quẹt xe ngoài đường, đừng vội nổi
nóng mà hãy nghĩ cũng có lúc mình suýt va vào xe người khác đó thôi. Từ những
chuyện nhỏ, nếu kiểm soát được cảm xúc, khi gặp sự cố lớn, bạn cũng có thể dễ
cảm thông và sẽ hành xử "khôn ngoan" hơn. Nếu bạn là người nóng tính hãy thử
tập thở, hít vào thật sâu và thở ra thật chậm, nhiều lần cho đến khi bình tĩnh trở
lại. Không ai hoàn hảo và luôn luôn đúng. Vì thế, hãy biết lắng nghe và chia sẻ.
Khi đã hiểu nhau thì người ta dễ dàng cảm thông hơn.
(Hà Nam, dẫn theo http://phunuonline.com.vn, ngày 17/4/2015)
a) Theo em, khi nảy sinh mâu thuẫn với bạn bè, nên làm gì để không dẫn đến
tình trạng bạo lực?
b) Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng
"bạo lực học đường" hiện nay.
60
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
369
2
0
Minhh Thư
10/09/2022 22:41:19
+5đ tặng
1/theo tác giả, ta cần phải kiểm soát cảm xúc và phân tích sự việc theo hướng tích cực để có thể thông cảm và thấu hiểu với người khác,từ đó ta sẽ dễ có thể cảm thông và đưa ra cách hành xử "khôn ngoan" hơn
2/

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×