LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc câu chuyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi: a) Trong câu chuyện, ông lão đã nhận được điều gì từ cậu bé? b) Lời của ông lão và cậu bé trong câu chuyện đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

câu 1. đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già.Đôi mắt ông đỏ khoe , nước mắt ông giàn giụa , đôi môi
tái nhạt,áo quần tả tơi .Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi kia , không có lấy một đòng xu,không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi . Tôi chẳng biết làm thế nào . Bàn tay tôi run run nắm chạt bàn tay run rẩy của ông :
- Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm , đôi môi nở nụ cười :
- Cháu ơi cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi .
Khi ấy tôi chợi hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông .
a) Trong câu chuyện trên,ông lão đã nhận được điều gì từ cậu bé ?
b) Lời của ông lão và cậu bé trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào ?
c) Xác định thành phần biệt lập trong câu : " Cháu ơi,cảm ơn cháu "
d) Bài học rút ra từ câu chuyện ?

Câu 2. em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên.

Câu 3
"Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau :
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân ko giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay "
( Đồng chí - Chính Hữu)
"Không có kính ừ thì có bụi
.........................................
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi "
( Bài thơ về tiểu đội xe ko kính - Phạm Tiến Duật )

Câu 4. phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường .Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày ?

​Câu 5. cảm nhận về tình cảm của ông sáu (truyện ngắn chiếc lược ngà của nguyễn quang sáng ) trong những ngày nghỉ phép

8 trả lời
Hỏi chi tiết
42.661
66
10
Ry
22/05/2018 23:03:01
câu 1
a) Trong câu chuyện trên,ông lão đã nhận được điều gì từ cậu bé ? NHẬN ĐƯỢC SỰ CẢM THÔNG CỦA EM BÉ
b) Lời của ông lão và cậu bé trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào ? PC lỊCH SỰ
c) Xác định thành phần biệt lập trong câu : " Cháu ơi,cảm ơn cháu " THÀNH PHẦN GỌI ĐÁP
d) Bài học rút ra từ câu chuyện ? CÁI NGƯỜI KHÁC QUAN TRỌNG KHÔNG PHẢI CHỈ VỀ VẬT CHẤT MÀ CHÍNH LÀ THÁI ĐỘ SỐNG CÁCH CƯ XỬ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
21
9
Thanh Vân
23/05/2018 05:00:05
- Ông lão nhận đc tình thương và sự tôn trọng của cậu bé.
- Phương châm lịch sự
- Thành phần gọi đáp '' cháu ơi ''
17
6
Ngọc Trâm
23/05/2018 09:12:48
Câu 2 :

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.

Câu chuyện rất đơn giản kể về: “ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”

Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời rặn dò chúng ta hãy biết cảm thông sót thương, chia sẽ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.

Thế những giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khị họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành…từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn?

Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

6
2
Ngọc Trâm
23/05/2018 09:17:30
Câu 5 :

Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện đầy sâu sắc và cảm động tình cảm cha con thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu. Đó là một tình cảm đáng trân trọng, nó sáng lên ngay cả trong khói lửa của chiến tranh bạo tàn. Nhân vật ông Sáu là một trong những nhân vật trung tâm của nhân vật, thông qua tìm hiểu nhân vật ta thấy được tình cảm sâu sắc của một người cha hết lòng yêu thương con gái.

Không chỉ là một người cha tốt, ông Sáu còn là một người công dân hết lòng vì đất nước, trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, cũng như bao người yêu nước khác, ông Sáu đã tự nguyện tham gia vào đội ngũ những người lính, cầm súng chiến đấu vì sự tự do, độc lập của tổ quốc. Để thực hiện trách nhiệm với đất nước, thực hiện lí tưởng cứu dân, độc lập dân tộc đầy cao đẹp thì ông Sáu đã phải rời xa quê hương, rời xa gia đình và cô con gái nhỏ. Ông chỉ được về thăm gia đình khi được nghỉ phép vài ngày.

Khi về ông Sáu mang tâm trạng bồi hồi, rạo rực bởi sắp tới đây ông sẽ được về thăm những người thân yêu, đặc biệt là Thu- cô con gái bé nhỏ mà ông hết lòng yêu thương. Từ khi bé Thu được sinh ra, ông Sáu chưa từng được gặp con, cũng chưa một lần được nâng niu, cưng nựng. Nỗi khao khát muốn gặp lại con khiến cho ông Sáu bồi hồi suốt quãng đường về nhà. Khi thuyền còn chưa kịp cập bến thì ông Sáu đã vội vàng nhảy xuống “ …nhún chân, xô chiếc xuồng tạt ra, bước vội vàng với những bước dài…” đây là hành động có phần gấp gáp, vội vàng của một người cha nóng lòng muốn gặp con.

Khi nhìn thấy đứa nhỏ chơi ở gần đó, ông Sáu biết chắc đó là con của mình, sự xúc động dâng trào khiến cho ông Sáu kêu to tên con “ Thu! Con”, ông đưa tay ra đón chờ con, nhưng trái ngược với sự mong chờ, hi vọng của ông Sáu, bé Thu lại không biết người đàn ông kêu tên mình là ai. Hơn nữa, vết thẹo lớn trên mặt của ông Sáu khiến cho bé Thu sợ hãi, vừa khóc vừa gọi mẹ.

Nhìn thấy con mình vì sợ hãi mà chạy vào nhà, ông Sáu đã vô cùng đay khổ, ông thẫn thờ, khuôn mặt tối sầm lại, đôi tay thì buông thõng vô cùng đáng thương. Có lẽ, ông Sáu đã không thể ngờ được giây phút mà cha con hội ngộ lại thành ra như vậy, sự thất vọng, bất ngờ xâm chiếm khiến cho ông Sáu trở nên đáng thương.

Tâm trạng của ông Sáu trong những ngày nghỉ phép cũng rất phức tạp, vừa là niềm vui vì được về thăm gia đình, quê hương, người thân nhưng ông cũng buồn bã, đau đớn vì đứa con không chịu nhận cha. Bé Thu không những không chịu nhận cha mà còn đối xử với ông Sáu vô cùng lạnh nhạt. Ông Sáu ở nhà suốt ngày và không muốn đi đâu, ông luôn tìm cách để có thể vỗ về con. Nhưng sự quan tâm, vỗ về của ông Sáu lại không thể thay đổi được thái độ lạnh nhạt của bé Thu.

Là một người cha,ông Sáu luôn cảm thấy có lỗi với con vì không thể ở bên chăm sóc khi con ra đời, ông khao khát được một lần nghe tiếng gọi “ba” của bé Thu. Trước những hành động chối bỏ, lời nói lạnh nhạt của con, ông Sáu không lỡ giận mà chỉ khe khẽ lắc đầu và cười, nụ cười ấy không phải nụ cười của hạnh phúc mà là nụ cười của sự bất lực, cam chịu.

Dù rất yêu thương con nhưng có một lần vì quá nóng giận mà ông Sáu đã lỡ đánh bé Thu, đó là khi bé Thu dùng đũa hẩy miếng trứng cá ra khỏi bát khi ông Sáu gắp cho bé, đây cũng là hành động khiến ông Sáu vô cùng hối hận, ngay cả khi hi sinh trên chiến trường ông cũng không thôi day dứt, đau khổ.

Đến ngày lên đường, dù nhìn thấy bé Thu ở trong góc nhà, dù rất muốn đến gần ôm và tạm biệt con nhưng ông Sáu lại sợ những phản ứng sợ hãi, chối bỏ của con mà chỉ đứng đó nhìn con với ánh mắt đầy đau khổ. Khi chuẩn bị bước lên xuồng, bé Thu bất ngờ chạy đến gọi cha, ông Sáu đã vô cùng xúc động ôm chầm lấy con, lấy khăn tay lau nước mắt và âu yếm hôn lên mái tóc của con. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên ông Sáu rơi nước mắt nhưng đây là giọt nước mắt hạnh phúc, giọt nước mắt trùng phùng của tình cảm cha con.

Khi về công tác tại đơn vị kháng chiến, tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu vẫn khiến chúng ta vô cùng cảm động. Ông hối hận vì một chút nóng nảy mà lỡ tay đánh con. Trước khi chia tay, ông đã hứa ngày trở về sẽ tặng bé Thu một chiếc lược ngà, có thể thấy tác giả NGuyễn Quang Sáng rất chú trọng tả những chi tiết đến chiếc lược ngà này.

Khi chiến đấu, ông vô tình kiếm được một mảnh ngà voi, khi ấy ông Sáu vui vẻ, hớn hở như một đứa trẻ vừa được cho quà, niềm vui, sự xúc động này được thể hiện trực tiếp qua chi tiết: “từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”.

Tình cảm sâu sắc của người cha dành cho con được thể hiện ngay trong việc làm cho con cây lược, ông Sáu tỉ mỉ trong từng chi tiết, cưa từng chiếc răng “…tỉ mỉ cố công như một người thợ bạc…” Khi hoàn thành chiếc lược, ông Sáu đã khắc lên thân lược dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những dòng chữ gắn gọn nhưng lại chứa chan biết bao nhiêu tình cảm khiến chúng ta xúc động.

Mỗi khi nhớ con, ông Sáu lại mang chiếc lược ra để ngắm nghía, đôi lúc mài lên mái tóc để làm cho cây lược bóng hơn vì ông không muốn khi con chải tóc sẽ bị đau. Chiếc lược trở lên ý nghĩa hơn bao giờ hết, nó không chỉ đơn thuần là món quà của người cha mà đó còn là biểu tượng của tình yêu, của nỗi nhớ của một người cha hết lòng yêu thương con.

Khi chưa kịp trao cây lược ngà cho con gái như lời hứa hẹn trước ngày lên đường thì ông Sáu đã hi sinh trên chiến trường, đến giây phút cuối cùng của cuộc đời mình ông khôn nguôi nhớ về con. Ông dồn chút lực tàn để lấy ra cây lược mà ông luôn mang theo bên mình để đưa lại cho người bạn chiến đấy của mình. Đây là một lời trăng trối đầy thiêng liêng, đó là ước nguyện cuối cùng của người cha ấy.

Qua hình ảnh của ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng không chỉ cho chúng ta thấy tình cảm cha con thật thiêng liêng, đẹp đẽ mà nó còn cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh, nó làm cho gia đình li tán, con xa cha, vợ lìa chồng. Tuy nhiên, truyện ngắn cũng là sự khẳng định mạnh mẽ về tình cảm gia đình, thứ tình cảm thiêng liêng mà bom đạn của kẻ thù không thể nào phá hủy được.

3
6
2
7
Quỳnh Anh Đỗ
23/05/2018 09:23:15
Câu 5:

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn hay viết về đề tài tình phụ tử. Đọc tác phẩm, điều khiến người đọc cảm động nhất chính là tình cảm mà cha con ông Sáu và bé Thu dành cho nhau. Câu chuyện về tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu sắc trong kháng chiến đã đọng lại trong lòng người những suy nghĩ những bài học bổ ích.

Ông Sáu khi đi kháng chiến có một đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi. Trong những năm tháng kháng chiến, vì cô bé còn nhỏ nên đi thăm chồng, vợ của ông không mang theo con. Bởi vậy, ông chỉ được nhìn con qua những tấm ảnh nhỏ mà thôi. Và giờ đây, khi trở về thì tình cha con ấy lại trỗi dậy trong lòng, ông cảm thấy nôn nao. Ngay lập tức, khi xuống thuyền, thấy một đứa bé chừng bảy, tám tuổi, tóc ngang vai thì ông Sáu biết ngay đó là con mình. Không chờ xuồng cập bến, ông đã nhún chân nhảy thót lên bờ, vội vàng bước những bước dài rồi kêu: "Thu! Con!". Điều đó thể hiện một tình cảm của người cha một cách tự nhiên, quá xúc động. Dường như chính lúc này đây, trái tim của người cha tội nghiệp reo lên đầy sung sướng khi sau tám năm trời mới được nhìn thấy mặt con và dường như ông cũng mong sự đáp lại tình cảm của con. Nhưng con bé lại đầy ngơ ngác, lạ lùng, không biết đó là ai. Còn ông Sáu thì vẫn đầy xúc động miệng nói không thành lời, giọng lặp bặp: "Ba đây con"! Lúc đó chính là lúc cái tình của người cha lên đến đỉnh điểm và không thể toát ra bằng lời vì ông đã quá xúc động. Việc bé Thu sợ hãi chạy ào đi như một gáo nước lạnh dội mạnh vào trái tim đang nóng bỏng của ông Sáu. Ông đứng sững lại đầy sững sờ, thảng thốt.

Những ngày sau đó, ông Sáu vẫn cố gắng để con nhận ra mình là cha. Cả ngày ông chẳng đi đâu xa, suốt ngày ở bên con, săn sóc, vỗ về con. Song càng vỗ về bao nhiêu con bé lại càng đẩy ông ra bấy nhiêu. Ông chỉ mong có một điều là được gọi mình một tiếng "ba". Chỉ một tiếng "ba" mà thôi! Nhưng chẳng có điều gì khác ở con gái ông ngoài sự thờ ơ, lạnh lùng thậm chí thù ghét. Những hành động của ông Sáu giúp đỡ con hay vỗ về nó đều bị con bé phản ứng lại. Chỉ có tình cha sâu nặng mới giúp ông kiên trì vượt qua điều đó. Đến một bữa cơm, khi ông gắp cái trứng cá to, vàng bỏ vào bát nó thì bất thần con bé hất ra, cơm văng tung toé và không kịp suy nghĩ gì ông đã đánh một cái vào mông nó. Ông Sáu hẳn đã vô cùng ân hận vì giây phút nóng nảy đó của mình.

Trong ba ngày nghỉ ngắn ngủi, ông đã ở bên con nhưng con không nhận. Giờ đây ngày chia tay bà con làng xóm ông định mang theo nỗi buồn đó. Nhưng trong lúc không ai ngờ đến đó, một tiếng kêu đã xé lòng ông: "Ba... a...a... ba". Tiếng "Ba" đó là sự dồn nén trong Thu tám năm nay và bây giờ nó vỡ tung ra từ ngay trong sâu thẳm đáy lòng con bé. Tiếng "Ba" với nó là điều khát khao hơn mọi đứa trẻ khác vì ngay từ nhỏ nó đã không có tình yêu thương của cha. Giờ đây tiếng "Ba" vang lên đầy tự nhiên, ngỡ ngàng trong giây phút cuối cha con chia tay. Và bây giờ nó muốn có ba, nó bật khóc vì hạnh phúc, nó hôn tóc, hôn cổ và hôn với vết theo dài trên má của ba nó nữa. Hoá ra, lí do nó không nhận ba là do vết thẹo oan nghiệt đó - vết thẹo do kẻ thù của gia đình đó, của đất nước đất nước đau thương này gây ra. Nhưng vừa nhận ra thì cũng là lúc phải chia tay. Sung sướng và có lẫn sự xúc động ông ôm con và tạm biệt nhưng con bé không muốn ba phải đi. Cho đến khi ông hứa làm cho nó một chiếc lược thì nó mới để cho ba nó đi.

Ở chiến trường tuy chiến tranh đầy ác liệt nhưng ông vẫn cố công làm bằng được chiếc lược ngà. Trong khi làm, ông Sáu cảm thấy vui vui như đứa trẻ nhận được quà. Ông cố gắng làm tỉ mỉ, thận trọng cố công như người thợ bạc. Khi chiếc lược được làm xong ông cảm thấy sung sướng vì mình như đã thực hiện được phần nào lời hứa. Sau đó ông lại khắc trên sống lưng chiếc lược "Yêu nhớ tặng con, Thu của ba”. Hàng đêm nhớ con ông lại đem lược ra ngắm chải lên đầu cho lược thêm bóng, mượt... Trong giờ phút cuối cùng, tuy không đủ sức trăng trối, nhưng tình cha con vẫn sống và trỗi dậy tròng con người ông. Ông đưa chiếc lược cho Ba - một người đồng đội thân thiết và nhìn Ba hồi lâu như trăng trối rằng: "Hãy đưa chiếc lược này đến cho Thu". Cái nhìn đó có thể nói rằng đó là cái nhìn của sự nhờ cậy, tin cậy, gửi gắm cả tâm hồn ông qua đó. Tình cha con đầy thiêng liêng, cao quý trỗi dậy ngay cả khi con người ta đang đối mặt giữa sự sống và cái chết. Khi Ba nhận lời thì ông mới nhắm mắt. Sau này, bác Ba đã gặp Thu - giờ đây là cô gái giao liên dũng cảm và bác đã trao lại kỉ vật đó cho Thu. Tình cảm ông Sáu dành cho con sâu nặng bao nhiêu, tình cảm Thu dành cho ba cũng nồng nàn bỏng cháy bấy nhiêu.

4
1
NoName.919923
08/07/2020 22:03:32
Cách lm như nào
1
1
Trường Giang DLS
29/10/2021 21:33:28
bài học:khuyên con người sống phải bt quang tâm đến ng khác, bt chia sẻ và giúp đỡ những ng gặp khó khăn hoạn nạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư