Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra từ đoạn trích "nỗi buồn quả phụ " trích trong "Ai tư vãn" của Lê Ngọc Hân

Thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra từ đoạn trích "nỗi buồn quả phụ " trích trong "Ai tư vãn" của Lê Ngọc Hân
2 trả lời
Hỏi chi tiết
11
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn trích "Nỗi buồn quả phụ" trong tác phẩm "Ai Tư Vãn" của Lê Ngọc Hân mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là về nỗi đau và tâm trạng của người phụ nữ trong xã hội xưa. Một trong những thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra từ đoạn trích này là sự tủi thân và cô đơn của những người phụ nữ bị xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những người đã mất đi người chồng yêu thương.

Nỗi buồn của quả phụ không chỉ là nỗi đau mất mát mà còn là sự bất lực trước số phận, trước những điều không thể thay đổi. Nó phản ánh một cách sâu sắc tâm tư của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nơi mà họ thường phải chịu đựng nhiều thiệt thòi. Qua đó, tác phẩm cũng lên án chế độ phong kiến áp bức, đồng thời khơi gợi sự đồng cảm từ người đọc với những số phận kém may mắn.

Thông điệp này không chỉ dừng lại ở một câu chuyện cá nhân mà còn mở rộng đến sự gắn bó và hiểu biết giữa con người với nhau, cũng như sự cần thiết phải xoa dịu nỗi đau của những người xung quanh. Từ đó, em nhận thấy giá trị của tình thương, sự đồng cảm trong cuộc sống, và mong muốn hướng tới một xã hội công bằng hơn, nơi mọi người đều được tôn trọng và chăm sóc.
1
1
+5đ tặng

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Lê Ngọc Hân hay còn gọi là công chúa Ngọc Hân, là con gái thứ 21 của vua Lê Hiển Tông. Nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn, từ nhỏ đã tinh thông kinh sử và biết làm thơ. Năm 16 được, Ngọc Hân vâng lời vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Dù cuộc hôn nhân này nhằm mục đích chính trị nhưng tình cảm của hai người dành cho nhau sớm đã mặn nồng. Hạnh phúc không được bao lâu thì đến năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, để lại cho nàng hai đứa con nhỏ. Cũng chính vì thế mà bài thơ “Ai tư vãn” được ra đời.

- Nỗi buồn quả phụ là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất được trích từ tác phẩm Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân.

- Đoạn trích đã để lại trong lòng người đọc những day dứt khó quên bởi chính nỗi đau xé triền miên của một người quả phụ khóc thương cho người chồng của mình.

2. Thân bài: Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

- “Ai tư vãn” có nghĩa là “Bài vãn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ”. Như chính tên gọi của nó, bài thơ là tiếng khóc thành thơ, là nỗi buồn đau khôn xiết của công chúa Ngọc Hân khi biết người chồng yêu quý của mình đã không còn tồn tại trên cõi đời.

- Đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” thuộc phần cuối, thể hiện rất rõ tư tưởng chính của tác phẩm cũng như tài năng văn chương của công chúa Ngọc Hân.

a. Khổ thơ 1, 2:

- Hình ảnh:

+ “Trăng” là một hình ảnh thường hay xuất hiện trong thơ ca trung đại. Trăng đại diện cho những điều đẹp đẽ, cho hẹn ước của đôi lứa, cho cả những khát vọng chưa thể thực hiện. Người quả phụ đứng trước nỗi buồn, ngước nhìn lên trăng với mong ước giải bớt nỗi u sầu nhưng thật khó vì trăng cũng không còn trọn trịa, đầy đặn như một thời quá khứ viên mãn.

+ Đứng trước gương, gương soi chiếu hình ảnh của chính mình, thi sĩ lại càng thấy hổ thẹn với lòng mình hơn.

+ “Thiên duyên lạnh lẽo, đêm đông biên hà”: ngỡ là một mối lương duyên trời ban, nhưng khi đứng trước thực tại âm dương cách biệt, nhìn lại hiện thực phũ phàng, chỉ thấy lòng người càng thêm lạnh giá. Thương cho chồng chốn biên cương lạnh lẽo, cũng thương cho số phận hẩm hui của chính mình.

+ “Hoa buồn”, “Cánh hải đường đã quyện giọt sương”: hoa hải đường là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, tốt đẹp. Nhưng nay hải đường đã quyện sương, hay chính ý tác giả là hải đường đang khóc như là một điềm gở. Thiên nhiên cũng khóc thương cho chuyện tình của nàng.

+ “Trông chim càng dễ đoạn trường/ Uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi”: trông chim bay thì thấy chim tan đà lẻ bóng, uyên ương nay chỉ còn lại chiếc bóng, phượng hoàng cùng chỉ còn là lẻ đôi. Nhìn vào đâu đâu cũng chỉ thấy sự chia lìa xa cách.

- Từ ngữ:

+ Các từ ngữ: “buồn”, “tủi”, “thẹn”, “lạnh lẽo”, “quyện”, “lẻ đôi”... góp phần làm tăng thêm màu sắc u buồn, bi lụy cho câu thơ; nhấn mạnh và xoáy sâu vào trong nỗi buồn của người quả phụ.

- Biện pháp tu từ:

+ Điệp từ, điệp cấu trúc “Buồn trông”, “buồn xem”, “nhìn gương”, “trông chim”... đã góp phần thể hiện tâm trạng: khiến cho nỗi buồn cứ trở đi trở lại trong những vần thơ, mang một cảm thức não nùng thê lương. Cũng như giúp cho bài thơ trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, tăng thêm giá trị nghệ thuật cho bài thơ.

+ Nhân hóa; hoa buồn, uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi => Làm cho vạn vật trở nên có hồn hơn, từ đó nỗi sầu cũng bao trọn không gian.

b. Khổ 3:

- Hình ảnh:

+ “Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấy/ Tiệc vui mừng còn thấy chi đâu!”: Ngắm nhìn cảnh vật, người quả phụ chỉ thấy một màu đau buồn tang tóc. Trở về thực tại, về với chính cõi lòng của mình, nàng thấy tiếc thương cho những tháng năm hạnh phúc trong quá khứ, cho cuộc tình oái ăm này.

+ Thành ngữ “Bãi bể nương dâu” được tác giả sử dụng để chỉ những biến cố, những thay đổi lớn trong cuộc đời. Ở đây, đó chính là cái chết của vua Quang Trung, một sự mất mát vô cùng to lớn trong cuộc đời của công chúa Ngọc Hân.

- Từ ngữ: “ngùi ngùi”, “còn thấy chi đâu”, “bãi biển nương dâu”... có tác dụng trong việc miêu tả một cuộc đời không mấy thuận lợi. Làm tăng thêm nỗi buồn, sự ai thán về cuộc đời của người quả phụ.

- Biện pháp tu từ: Việc sử dụng thành ngữ cùng với câu hỏi tu từ “cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?” như chính là một lời trách cứ cho số phận của mình, cũng như thể hiện sự bất lực của nàng trước sự xoay chuyển của cuộc đời.

3. Đánh giá chung

- Nghệ thuật:

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình: Nỗi buồn của nàng đã ngấm sâu vào trong cảnh vật, làm cho mọi thứ nhuốm một màu sắc bi thương, u tối.

+ Giọng điệu u buồn, xót xa.

+ Việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng đã góp phần làm nên thành công của đoạn trích.

- Nội dung: Đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” khắc họa nỗi buồn triên miên của người phụ nữ cũng như thể hiện tình yêu của bà dành cho vua Quang Trung.

4. Liên hệ mở rộng

Có thể liên hệ với một số câu thơ cũng viết về tình cảnh lẻ loi, cô đơn hoặc sự buồn tủi của người phụ nữ trong văn học trung đại. Ví dụ: Sự lẻ loi, cô đơn, luôn ngóng trông người chồng mình trở về của người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn

* Kết bài: Khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Ancolie
hôm qua
+4đ tặng

Đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” đã thành công trong việc diễn tả nỗi đau và sự mất mát sâu sắc của công chúa Ngọc Hân. Tác phẩm không chỉ phản ánh tài năng văn chương của tác giả mà còn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa nội dung và nghệ thuật.

An Nguyễn
Thông điệp mà
An Nguyễn
Trả lời j vậy ôg
Ancolie
- Là bức tranh về nỗi đau và tình yêu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, từ đó khẳng định phẩm giá của phụ nữ. Ngoài ra, tác phẩm kêu gọi sự thấu hiểu và chia sẻ cho những phận người sống trong bi kịch mất mát và cô đơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k