LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và giải thích

giúp mi vs ạ ! mik đg cần gấp ý

nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và giải thích?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
252
2
0
Nguyễn Thị Ánh Hồng
30/10/2022 19:35:21
+5đ tặng

Kinh tế Anh:

- Công nghiệp: cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh phát triển châm hơn Mĩ, Đức; xuống hàng thứ ba thế giới.

- Thương nghiệp: dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

- Tài chính: đầu thế kỉ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

Kinh tế Pháp:

- Công nghiệp:

+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp phát triển chậm từ đang từ hàng thế hai thế giới (sau Anh) xuống thứ tư sau Mĩ, Đức, Anh.

+ Đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại. Một số ngành công nghiệp mới ra đời: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô.

- Nông nghiệp: sản xuất nhỏ, lạc hậu, khó khăn trong việc sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.

- Thương nghiệp: giai cấp tư sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi. Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

Kinh tế Đức:

- Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.

- Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh.

- Cuối thế kỉ XIX, hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức.

Kinh tế Mỹ:

- Công nghiệp:

+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ti đó là những ông “vua”.

- Nông nghiệp: đạt được những thành tựu lớn, Mĩ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
nlp
30/10/2022 19:40:49
+4đ tặng

Tình hình kinh tế Anh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:
– Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp làm giảm sút vai trò lũng đoạn thị trường thế giới.
– Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
– Nhiều công ti độc quyền xuất hiện trong hầu hết các ngành công nghiệp: khai thác than, dệt, thuốc lá, hóa chất, luyện kim, vận tải và đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
– Nền nông nghiệp lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
+Tình hình Kinh tế Pháp vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:
 

Công nghiệp:

    • Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp đứng thứ hai thế giới chỉ sau Anh. Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ở Pháp bắt đầu chậm lại tụt xuống hàng thứ tư thế giới (Sau Đức, Mỹ, Anh).

    • Công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể: ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp phát triển; việc cơ khí hóa sản xuất được tăng cường,…

Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tình trạng đất đai phân tán, manh mún không thể áp dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Nghề trồng nho bị sa sút.

– Trong thời kỳ này nhiều tổ chức độc quyền được hình thành dần dần chi phối nền kinh tế đất nước. Các tổ chức độc quyền Pháp có đặc trưng nổi bật là phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.
Tình hình kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
 

Nét nổi bật của tình hình kinh tế Đức: nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ.

Công nghiệp: Phát triển nhanh

 – Nông nghiệp của Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để.
kinh tế Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Kinh tế Mỹ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX phát triển vượt bậc vì:
– Điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú),
– Nước Mỹ có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư.
– Thị trường được mở rộng do sự bành trướng lãnh thổ.
– Giới chủ Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, khuyến khích các phát minh để nâng cao năng suất lao động, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học – kỹ thuật mới.
– Thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
– Mĩ có điều kiện hòa bình để phát triển kinh tế, không phải đầu tư nhiều cho quân sự.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư