1. Đình Thanh Am thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên Thành phố Hà Nội
Đình Thanh Am còn lưu giữ được nhiều đạo sắc, trong đó, có đạo sắc sớm nhất có niên hiệu Vĩnh Khánh năm thứ 2 (1730) cho thấy: đình Thanh Am được xây dựng từ sớm, đó là nơi thờ vợ chồng Đào Kỳ – Phương Dung, 2 vị tướng kiệt xuất trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm, một danh nhân văn hóa thế kỷ XVI, làm Thành hoàng làng.
2. Chùa Bắc Biên thuộc phường Ngọc Thụy
Chùa Bắc Biên còn gọi chùa An Xá, tên chữ Phúc Xá Tự, có ít nhất từ thế kỷ 17, là ngôi chùa của làng Bắc Biên, nằm trong ngõ 293 Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Chùa Bắc Biên gốc là ngôi chùa của làng An Xá vốn tọa lạc trong thành Đại La trước khi Lý Thái Tổ từ Hoa Lư ra đây lập kinh đô Thăng Long. Năm 1010 dân làng dời nhà cửa và cả chùa ra bãi giữa sông Hồng để nhường chỗ cho vua xây cung điện. Năm 1893 ngôi chùa lại chuyển sang tả ngạn do sông Hồng đổi dòng. Nhưng bờ sông vẫn cứ bị xói lở nên đến năm 1920 chùa phải dời sâu vào chân đê.
Trong tam bảo, trên cùng là bộ tượng Tam thế Phật. Hàng thứ hai thấp hơn có tượng A Di Đà, bên trái là Quán Thế Âm, bên phải là Đại Thế Chí. Tiếp dưới là tượng Di Lặc ở giữa Văn Thù và Phổ Hiền. Bàn phía trước có tượng Ngọc Hoàng, hai bên là Nam Tào, Bắc Đẩu. Đầu hương án đặt tượng Thích Ca sơ sinh đứng trong toà Cửu Long. Hai bên thiêu hương lại có tượng công chúa Từ Hoa dạy nghề trồng dâu nuôi tằm cho làng và tượng Quan Âm tống tử (Thị Kính). Giáp 2 đầu hồi tiền đường còn bày ban thờ đức Thánh hiền và ban thờ Lý Thường Kiệt.
Sau chuyến đi này em đã học hỏi được nhiều điều từ hai địa điểm tham quan này, cả hai đều là di tích lịch sử văn hóa của thành phố Hà Nội, em nhận thấy rằng chúng ta cần cố gắng học tập và ó tinh thần luôn giữ gìn các giá trị văn hóa cũng như các công trình kiến của quận Long Biên nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung