Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khác - Đại học
24/11/2022 07:19:59

Kết quả xử lý rừng thứ sinh nghèo cần được đánh giá dựa trên những chỉ tiêu nào? tại sao

kết quả xử lý rừng thứ sinh nghèo cần được đánh giá dựa trên
những chỉ tiêu nào? tại sao
2 trả lời
Hỏi chi tiết
200
0
0
Hoàng Thủy Tiên
24/11/2022 07:25:18
+5đ tặng
Để xử lý rừng thứ sinh nghèo, lâm học và kinh doanh rừng đã đặt ra những nhiệm vụ sau đây: Một là, trong lúc chưa thể cải biến căn bản rừng thứ sinh nghèo vì lý do kinh tế - kỹ thuật, nhà lâm nghiệp cần sử dụng những biện pháp lâm sinh - kinh tế mềm dẻo để bảo vệ và ngăn chặn hệ sinh thái rừng nghèo không tiếp tục biến đổi theo chiều hướng ngày càng xấu thêm. Hai là, nhà lâm nghiệp phải cố gắng sử dụng những biện pháp lâm sinh - kinh tế tích cực nhất để khai thác và cải biến rừng thứ sinh nghèo thành hệ sinh thái rừng năng suất cao, chất lượng tốt tương xứng với tiềm năng lập địa (đất và khí hậu…) và trình độ kỹ thuật ngày nay. Giải quyết tốt hai nhiệm vụ lớn trên đây đòi hỏi nhiều trí tuệ và nguồn tài chính. Để giải quyết nhiệm vụ thứ nhất, phương hướng chung là sử dụng biện pháp khoanh nuôi rừng, nghĩa là bảo vệ và gìn giữ rừng ở trạng thái tự nhiên không có sự can thiệp của con người. Nhờ đó, theo quy luật tự nhiên, rừng sẽ dần dần khôi phục lại thế cân bằng với môi trường. Tiếp đến, khi đủ điều kiện kinh tế - kỹ thuật, nhà lâm nghiệp sẽ tiến hành xử lý rừng theo những phương thức lâm sinh chân chính. Đối với rừng thứ sinh nghèo không còn khả năng tự phục hồi hoặc quá trình phục hồi của chúng phải trải qua thời gian rất dài, nhà lâm nghiệp có thể sử dụng kỹ thuật cải tạo và làm giàu rừng để chuyển hóa chúng thành rừng năng suất cao, chất lượng tốt hơn. Thực chất cải tạo rừng nghèo là cải biến căn bản những thành phần rừng cũ (trong đó cơ bản là thành phần quần thụ) thành hệ sinh thái rừng mới có năng suất cao, có giá trị kinh tế lớn. Biện pháp lâm sinh sử dụng ở đây thường là trồng rừng thay thế (trồng rừng trên diện tích lớn không có tàn che và trồng rừng dưới tán rừng cũ…). 3 Việc cải biến rừng nghèo thành rừng năng suất cao với chất lượng tốt nhưng không dẫn đến phá hủy trạng thái cơ bản của hệ sinh thái rừng cũ (nhất là hệ thực vật thân gỗ) được gọi là làm giàu rừng. Thuật ngữ “làm giàu rừng” tương đồng với thuật ngữ “tu bổ rừng” đã quen dùng trước đây. Sự thật hai thuật ngữ “cải tạo rừng” và “làm giàu rừng” trong lâm học hiện đại không có sự khác biệt rõ rệt. Biện pháp làm giàu rừng thường được sử dụng là trồng rừng theo băng và rạch. Do đó, sự thành công của cải tạo rừng phụ thuộc vào trình độ trồng rừng, trong đó sự hiểu biết rõ đặc tính sinh thái của các loài cây tạo rừng và điều kiện lập địa là những vấn đề có ý nghĩa quyết định.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Cường
24/11/2022 07:33:58
+4đ tặng

Kết quả xử lý rừng thứ sinh nghèo cần được đánh giá dựa trên những chỉ tiêu là:

- Kết cấu tầng thứ và độ tàn che tán rừng. 

- Thành phần cây hợp mục tiêu kinh doanh. 

- Số lượng cây giống. 

- Mật độ và chất lượng cây tầng trên.

- Tổ thành và mật độ cây tái sinh. 

- Mục tiêu kinh doanh...

 Giải thích: vì mỗi loại rừng rừng thứ sinh nghèo có những đặc trưng khác nhau về kết cấu (loài, tầng thứ và độ tàn 

che tán rừng, trữ lượng...) và cấu trúc, thành phần cây hợp mục tiêu kinh doanh, số lượng cây giống, mật độ và chất lượng cây tầng 

trên, tổ thành và mật độ cây tái sinh sẽ giúp ích cho việc xây dựng những biện pháp xử lý lâm sinh tùy theo loại rừng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo