Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu hỏi trang 50 Lịch Sử 10: Em hãy nêu và phân tích cơ sở hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại?

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Câu hỏi trang 50 Lịch Sử 10: Em hãy nêu và phân tích cơ sở hình thành
của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.
3 trả lời
Hỏi chi tiết
78
1
0
Nguyễn Thị Thiên ...
26/12/2022 11:18:05
+5đ tặng

Đáp án:
Cơ sở hình thành của văn minh Hy Lạp-La Mã:

- Điều kiện tự nhiên: hình thành trên các bán đảo Nam Âu. 

- Dân cư và xã hội:

+ Người Mi-nô-an là cư dân đầu tiên xây dựng nền văn minh khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN.

+ Từ thiên niên kỉ II TCN, nhiều tộc người khác như: A-kê-an, Đô-ri-an, … di cư xuống vùng miền Trung và Nam Hy Lạp, xây dựng và mở rộng quốc gia của họ ra nhiều vùng quanh Địa Trung Hải.

- Kinh tế:

+ Ngành kinh tế chủ đạo là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Nông nghiệp cũng có vai trò nhất định ở La Mã với nền kinh tế điền trang trong nông nghiệp cũng khá phát triển.

+ Nhiều xưởng thủ công chuyên luyện kim, làm gốm, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, …

- Chính trị:

+ Cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên.

+ Thế kỉ VIII-IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hòa đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị Ma-xê-đô-ni-a chinh phục.

- Tiếp thu các thành tựu của văn minh phương Đông trên các lĩnh vực như: Kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa, tín ngưỡng, tôn giáo,…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trần Lê Gia Linh
26/12/2022 11:19:00
+4đ tặng
Cơ sở hình thành của văn minh Hy Lạp-La Mã:

- Điều kiện tự nhiên: hình thành trên các bán đảo Nam Âu.

- Dân cư và xã hội:

+ Người Mi-nô-an là cư dân đầu tiên xây dựng nền văn minh khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN.

+ Từ thiên niên kỉ II TCN, nhiều tộc người khác như: A-kê-an, Đô-ri-an, … di cư xuống vùng miền Trung và Nam Hy Lạp, xây dựng và mở rộng quốc gia của họ ra nhiều vùng quanh Địa Trung Hải.
Kinh tế:

+ Ngành kinh tế chủ đạo là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Nông nghiệp cũng có vai trò nhất định ở La Mã với nền kinh tế điền trang trong nông nghiệp cũng khá phát triển.

+ Nhiều xưởng thủ công chuyên luyện kim, làm gốm, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, …

- Chính trị:

+ Cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên.

+ Thế kỉ VIII-IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hòa đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị Ma-xê-đô-ni-a chinh phục.

Tiếp thu các thành tựu của văn minh phương Đông trên các lĩnh vực như: Kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa, tín ngưỡng, tôn giáo,…
1
0
Tăng Huỳnh Phương ...
26/12/2022 11:37:45
+3đ tặng

 Cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

- Cơ sở về điều kiện tự nhiên

+ Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại hình thành trên các bán đảo Nam Âu. Địa hình nhiều núi và cao nguyên, đất đai khô rắn và không màu mỡ, chỉ thích hợp trồng các loại cây lâu năm như nho, ô liu,... Tuy nhiên, ở đây cũng có một số vùng đồng bằng tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch,... tạo điều kiện cho thủ công nghiệp sớm phát triển.

+ Địa Trung Hải có bờ biển dài, nhiều vùng, vịnh với các hải cảng là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển, đồng thời giúp cho người Hy Lạp - La Mã cổ đại sớm tiếp thu những thành tựu văn minh phương Đông, cũng như mở rộng không gian và ảnh hưởng đến nhiều vùng đất quanh Địa Trung Hải.

- Cơ sở về dân cư:

+ Người Mi-nô-an là cư dân đầu tiên xây dựng nền văn minh trên đảo Crét ở phía nam Hy Lạp từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN. Từ khoảng đầu đến cuối thiên niên kỉ II TCN, nhiều tộc người khác như: A-kê-an, Đô-ri-an,... từ phía bắc đã di cư xuống vùng miền Trung và Nam Hy Lạp, xây dựng và mở rộng quốc gia của họ ra nhiều vùng quanh Địa Trung Hải.

+ Trên bán đảo I-ta-li-a, người I-ta-li-ốt (người La-tinh) là những cư dân chủ yếu xây dựng nên thành bang đầu tiên - La Mã. Ngoài ra, người Ê-tơ-ru-xcơ từ Tiểu Á, người Hy Lạp,... cũng lần lượt đến sinh sống ở đây.

- Cơ sở về xã hội: có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, ngoài ra, còn có các tầng lớp khác là nông dân, thợ thủ công, thương nhân,...

- Cơ sở kinh tế

+ Ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Ngoài ra, nông nghiệp cũng có vai trò nhất định ở La Mã với nền kinh tế điền trang trong nông nghiệp cũng khá phát triển.

+ Nhiều xưởng thủ công chuyển luyện kim, làm gốm, chế tạo vũ khí, đóng thuyền,... đã sử dụng nhân công với số lượng lớn. Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc đẩy quan hệ thương mại, đặc biệt là quan hệ buôn bán đường biển với nhiều vùng xung quanh Địa Trung Hải

- Cơ sở chính trị

+ Từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên. Trong các thế kỉ VIII - IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hoà đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị Ma-xê-đô-ni-a chinh phục.

+ Khoảng giữa thế kỉ VIII TCN, thành bang La Mã được thành lập. Thời kì đầu (khoảng từ năm 753 đến năm 510 TCN), bộ máy quản lí của nhà nước này bao gồm: Vua, Viện Nguyên lão, Đại hội công dân. Sau nhiều cuộc cải cách và đấu tranh chính trị, chế độ cộng hoà được thiết lập và duy trì ở La Mã cho đến cuối thế kỉ I TCN. Từ năm 27 TCN, thời kì đế chế bắt đầu, đứng đầu là hoàng đế, kéo dài cho đến cuối thế kỉ V, khi đế quốc - Sự tiếp thu các thành tựu của văn minh phương Đông: văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông trên các lĩnh vực như: kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, tín ngưỡng, tôn giáo,...








---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


 

Thành tựu cơ bản nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

- Chữ viết

+ Người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng bảng chữ cái với 24 kí tự.

+ Người La Mã sáng tạo ra hệ chữ cái la-tinh và hệ chữ số La Mã

- Văn học:

+ Văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại rất đa dạng, phong phú về thể loại, ví dụ như: sử thi, thần thoại, thơ, kịch...

+ Một số tác phẩm tiêu biểu như: hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me; tập thơ Nữ anh hùng của Ô-vi-đi-ớt…

- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

+ Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên cả ba lĩnh vực: điêu khắc, kiến trúc và hội hoạ.

+ Một số công trình kiến trúc tiêu biểu là: đền Pác-te-nông, đền thờ thần Dớt… (Hy Lạp); đấu trường Cô-li-dê, khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút,... (La Mã).

+ Các tác phẩm điêu khắc, hội hoa xuất sắc nhất của Hy Lạp - La Mã như: tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng A-tê-na, tượng thần Vệ Nữ thành Mi-lô,...; bức vẽ Chiến dịch Ma-ra-tông và các bức hoạ trên các lăng mộ, đền thờ và đồ gốm,...

- Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã có những cống hiến vĩ đại về khoa học, kĩ thuật :

+ Các nhà khoa học Hy Lạp như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, Ác-si-mét,... đã có đóng góp trong nhiều ngành khoa học, như: Toán học, Vật lí học và Thiên văn học

+ Về Y học, các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đạt được nhiều tri thức về chẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê.

+ Nền Sử học của Hy Lạp cổ đại được hình thành từ thế kỉ V TCN với sử gia đầu tiên là Hê-rô-đốt. Ngoài ra, còn phải kể đến một số nhà sử học nổi tiếng khác như: Tuy-xi-dít; Xê-nô-phôn (Hy Lạp); Pô-li-bi-út, Ti-tát Li-vi-út, Ta-xi-út và Plu-tác (La Mã)

- Tôn giáo

+ Người Hy Lạp - La Mã cổ đại thờ đa thần.

+ Cơ Đốc giáo được hình thành vào thế kỉ I ở phần lãnh thổ phía Đông của La Mã.

- Tư tưởng: xuất hiện 2 trường phái là: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

- Thể thao: nhiều sự kiện thể thao của Hy Lạp và La Mã cổ đại là cơ sở, nền tảng thể thao của nhân loại ngày nay. Ví dụ:

+ Đại hội thể thao O-lim-pic

+ Đại hội thể thao Pa-na-thê-nai-a

* Ý nghĩa:

+ Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân các quốc gia

+ Nhiều thành tựu văn minh Hi Lạp - La mã cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 10 mới nhất
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư