Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các công thức hóa lớp 8

Các công thức hóa lớp 8
2 trả lời
Hỏi chi tiết
82
0
1
Tt
12/01/2023 21:44:19
+5đ tặng

1. Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton (P) = số electron (E);

Z = P = E

2. Tổng các hạt trong nguyên tử = số proton (P) + số electron (E) + số nơtron (N)

= P + E + N

3. Tổng các hạt trong hạt nhân nguyên tử = số proton (P) + số nơtron (N)

= P + N

4. Tính nguyên tử khối (NTK)

NTK của A = 

Trong đó: 

+) mA là khối lượng nguyên tử A (đơn vị gam)

+) 1đvC = 1u = 1,6605.10-27 kg  = 1,6605.10-24 gam.

Ví dụ: NTK của oxi = đvC.

5. Tính khối lượng nguyên tử (mnguyên tử)

mnguyên tử = ∑mp + ∑me + ∑mn 

6. Tính phân tử khối (PTK)

Hợp chất có dạng: AxByCz

PTK = (NTK của A).x + (NTK của B).y + (NTK của C).z 

Ví dụ: Tính phân tử khối của CaCO3

PTK = NTK của Ca + NTK của C + 3.(NTK của O) = 40 + 12 + 16.3 = 100 đvC.

7. Quy tắc hóa trị

Xét hợp chất có dạng: 

Với:

A, B là nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.

a, b lần lượt là hóa trị của A, B.

x, y chỉ số nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.

Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b 

 biết x, y và a thì tính được b = 

 biết x, y và b  thì tính được a = 

Chú ý: Quy tắc này được vận dụng chủ yếu cho các hợp chất vô cơ.

Tóm tắt công thức Hóa học lớp 8 Chương 2

1. Định luật bảo toàn khối lượng

Giả sử có phản ứng:  A + B → C + D 

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mA + mB = mC + mD

Trong đó mA, mB, mC, mD là khối lượng mỗi chất.

Ví dụ: Nung đá vôi (CaCO3), sau phản ứng thu được 4,4 gam khí cacbon đioxit (CO2) và 5,6 gam canxi oxit. Khối lượng đá vôi đem nung là bao nhiêu?

Giải:

Phương trình hóa học: đá vôi → cacbon đioxit  + canxi oxit

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcacbon đioxit + mcanxi oxit

ó mđá vôi = 4,4 + 5,6 = 10 gam.

Vậy khối lượng đá vôi đem nung là 10g.

Tóm tắt công thức Hóa học lớp 8 Chương 3

1. Công thức tính số mol (n; đơn vị: mol)

  • n = 

Lưu ý: 

+ m: khối lượng (đơn vị: gam).

+ M: khối lượng mol (đơn vị: g/mol).

  • n = 

Lưu ý: 

+ V: thể tích khí ở đktc (đơn vị: lít).

+ Công thức này áp dụng cho tính số mol khí ở đktc.

  • n = CM.Vdd

Lưu ý:

CM: nồng độ dung dịch (đơn vị: mol/ lít)

Vdd: thể tích dung dịch (đơn vị: lít)

  • n = 

Lưu ý: 

Công thức này áp dụng cho chất khí.

P: áp suất (đơn vị: atm)

V: thể tích (đơn vị: lít)

R: hằng số (R = 0,082)

T: Nhiệt độ kenvin (T = oC + 273)

  • n = 

Lưu ý: 

N: số nguyên tử hoặc phân tử.

NA: số avogađro (NA = 6,02.1023)

2. Công thức tính tỉ khối của chất khí

Tỉ khối của chất A so với chất B

             

- Tỉ khối của chất A so với không khí

         

- Từ các công thức trên ta rút ra các hệ quả sau:

       

Lưu ý: MA; MB lần lượt là khối lượng mol khí A và khí B (đơn vị: g/mol).

3. Công thức tính khối lượng chất tan (m hoặc mct; đơn vị: gam)

  • m = n.M

Lưu ý: 

n: số mol (đơn vị: mol)

M: khối lượng mol (đơn vị: g/ mol)

  • mct = mdd - mdm

Lưu ý:

mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam);

mdm: khối lượng dung môi (đơn vị: gam);

  • mct = 

Lưu ý:

C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: %)

mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam).

4. Công thức tính thể tích chất khí (Vkhí hoặc V; đơn vị: lít)

Thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): Vkhí = nkhí.22,4

- Thể tích khí ở điều kiện nhiệt độ phòng: Vkhí = nkhí.24

- Thể tích khí ở điều kiện nhiệt độ, áp suất bất kì:

Vkhí =

Lưu ý:

n hay nkhí là số mol khí (đơn vị: mol)

P: áp suất chất khí (đơn vị: atm)

R: hằng số (R = 0,082)

T: Nhiệt độ kenvin (T = oC + 273)

5. Công thức tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp

Giả sử hỗn hợp gồm hai chất A và B:

          mhh = mA + mB

          %mA =

          %mB = hay %mB = 100% - %mA

Lưu ý: 

mhh; mA; mB lần lượt là khối lượng hỗn hợp, khối lượng chất A, khối lượng chất B (đơn vị: gam)

6. Công thức tính thành phần phần trăm về thể tích các chất trong hỗn hợp

Giả sử hỗn hợp gồm hai chất A và B

          Vhh = VA + VB

          %VA =

          %VB =  hay %VB = 100% - %VA

Lưu ý: 

- Vhh; VA; VB lần lượt là thể tích hỗn hợp, thể tích chất A, thể tích chất B.

Với các chất khí ở cùng điều kiện, thì điều kiện về thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol, nên có thể tính như sau:

          nhh = nA + nB

          %VA =

          %VB =  hay %VB = 100% - %VA

-Với nhh; nA; nB lần lượt là số mol hỗn hợp, số mol chất A, số mol chất B.

7. Công thức tính hiệu suất phản ứng (H; đơn vị: %)

Tính theo khối lượng chất sản phẩm:

          H = 

Lưu ý: 

mTT: khối lượng sản phẩm thực tế; 

mLT: khối lượng sản phẩm theo lý thuyết; 

mTT và mLT trong công thức phải có cùng đơn vị.

- Tính theo số mol chất tham gia:

          H = 

Lưu ý: 

npư: số mol chất tham gia đã phản ứng.

nbđ:  số mol chất tham gia ban đầu.

8: Công thức tính khối lượng chất tham gia khi có hiệu suất

Do hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%, nên lượng chất tham gia thực tế đem vào phản ứng phải hơn nhiều so với lý thuyết để bù vào sự hao hụt. Sau khi tính khối lượng chất tham gia theo phương trình phản ứng, ta có khối lượng chất tham gia khi có hiệu suất như sau:

          

9. Công thức tính khối lượng sản phẩm khi có hiệu suất

Do hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%, nên lượng sản phẩm thực tế thu được phải nhỏ hơn so với lý thuyết. Sau khi khối lượng sản phẩm theo phương trình phản ứng, ta tính khối lượng sản phẩm khi có hiệu suất như sau:

          

10. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất

Giả sử có công thức hóa học đã biết AxBy, ta tính được %A; %B

 

Tóm tắt công thức Hóa học lớp 8 Chương 6

1. Công thức tính độ tan (S; đơn vị: gam)

          

Lưu ý:

mct: là khối lượng chất tan (đơn vị: gam)

mdd: là khối lượng dung dịch (đơn vị: gam)

2. Công thức tính nồng độ phần trăm (C%; đơn vị: %)

  • C% = 

Lưu ý:

mct: khối lượng chất tan (đơn vị: gam)

mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam)

  • C% = 

Lưu ý:

CM: nồng độ mol (đơn vị: mol/ lít)

M: khối lượng mol (đơn vị: g/mol)

D: khối lượng riêng (đơn vị: g/ml)

3. Công thức tính nồng độ mol (CM; đơn vị: mol/l)

  • CM = 

Lưu ý:

n: số mol chất tan (đơn vị: mol)

V: thể tích dung dịch (đơn vị: lít)

  • CM = 

Lưu ý: 

D: khối lượng riêng (đơn vị: g/ml)

C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: C%)

M: khối lượng mol (đơn vị: g/mol)

4. Công thức tính khối lượng chất tan (m hoặc mct; đơn vị: gam)

  • m = n.M

Lưu ý: 

n: số mol (đơn vị: mol)

M: khối lượng mol (đơn vị: g/ mol)

  • mct = mdd - mdm

Lưu ý:

mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam);

mdm: khối lượng dung môi (đơn vị: gam);

  • mct = 

Lưu ý:

C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: %)

mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam).

  • mct =

Lưu ý:

S: độ tan của một chất trong dung môi (thường là nước) (đơn vị: gam);

mdm: khối lượng dung môi (đơn vị: gam);

5. Công thức tính khối lượng dung dịch (mdd; đơn vị: gam)

  • mdd = mct + mdm

Lưu ý:

mct: khối lượng chất tan (đơn vị: gam)

mdm: khối lượng dung môi (đơn vị: gam)

  • mdd = 

Lưu ý:

mct: khối lượng chất tan (đơn vị: gam)

C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: C%)

  • mdd = Vdd. D

Lưu ý:

Vdd: thể tích dung dịch (đơn vị: ml)

D: khối lượng riêng của dung dịch (đơn vị: g/ml)

6. Công thức tính thể tích dung dịch (Vdd hoặc V)

  • Vdd = 

Lưu ý:

n: số mol (đơn vị: mol)

CM: nồng độ mol (đơn vị: mol/ lít)

Vdd: đơn vị lít

  • Vdd = 

Lưu ý: 

mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam)

D: khối lượng riêng dung dịch (đơn vị: g/ml)

Vdd: đơn vị ml

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nhật Linh
12/01/2023 21:49:44
+4đ tặng
n=m/M
n=V/22,4
n=Cm.Vdd
C% =mctan /m dd

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Hóa học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư