Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời từ câu 1 đến câu 4:
[...] (1) Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. (2) Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”, “Nước Việt Nam ta là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân li ấy không bao giờ thay đổi.”, ... (3) Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
(SGK Ngữ văn 7, tập 2, Cánh diều, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.41)
Câu 1. Câu (1) nêu lên nội dung chính của đoạn văn là gì?
Câu 2. Lí lẽ được người viết đưa ra ở câu (1) có cấu trúc bao gồm cơ sở và kết luận. Chỉ ra cơ sở và kết luận đó.
Câu 3. Nhận xét về các bằng chứng mà người viết sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Em cảm nhận được tình cảm nào của người viết dành cho Hồ Chủ tịch được thể hiện trong đoạn trích?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |