Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đất nước Việt Nam tươi đẹp với mỗi tên đất tên làng đều gắn liền với một chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Đó cũng là những cảnh vật nên thơ cho nguồn cảm hứng của các thi nhân. Đề tài quê hương đất nước luôn là niềm say mê của các thi nhân từ xưa đến nay. Có thể nói hiếm có nhà thơ nào lại không có một sáng tác về thiên nhiên đất hước. Trong cả một đề tài rộng lớn đó, văn học Việt Nam phải kể đến hai gương mặt nổi bật. Đó là hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến. Ngoài ra còn có những tác giả như Trần Lâu, Phạm Sư Mạnh, Bà huyện Thanh Quan, Hồ Chí Minh.v.v... Các sáng tác của họ cũng là những đóng góp không nhỏ cho nền văn học nước nhà.
Tuy sống ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đều gặp nhau ở một điểm chung. Cả hai đều là những ông quan thanh liêm trong sạch đứng trước cuộc đời đen bạc, họ quay về bầu bạn với thiên nhiên, vui thú điền viên, lâm tuyền. Có thể nói phần lớn các sáng tác của hai nhà thơ đều tập trung vào một đề tài, đó là hình ảnh quê hương, đất nước. Những trang thơ viết về cảnh làng quê của hai người thật sinh động, vừa gần gũi bình dị cũng vừa thơ mộng, đẹp đẽ. Hình ảnh quê hương trong thơ văn Nguyễn Trãi hiện lên với một thảm cỏ trải dài suốt triền đê với màn mưa xuân giăng dày mọi lối; với con đường đồng mềm mại vắt qua đồng lúa vắng teo không một bóng người qua lại; với một con đò gối đầu trên bãi cát ngủ triền miên. Một tiếng cuốc kêu, một cơn mưa bụi làm rơi những cánh hoa xoan nhỏ. Những cảnh ấy tưởng chừng quá quen thuộc với mỗi người dân quê, vậy mà đối với Nguyễn Trãi cũng thành thơ, rất thơ là đằng khác:
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan
(Cuối xuân tức sự)
Tiếng cuốc kêu vẳng đến thư phòng của tác giả. Khác với nhiều nhà thơ, tiếng cuốc trong thơ Nguyễn Trãi không gợi lên chút gì bi thương, khắc khoải. Tiếng cuốc trong thơ ông là một âm thanh quen thuộc của làng quê. Và lần này có đặc biệt hơn: tiếng cuốc báo hiệu xuân đã đi qua và hạ sắp đến. Một ngày xuân muộn ở làng quê sao mà yên tĩnh, vắng vẻ quá chừng. Chỉ có tiếng cuốc kêu trong không gian, âm thanh nhỏ nhưng vẫn chiếm lĩnh cả một khoảng không rộng lớn. Nhưng đó chỉ là sự yên tĩnh của bên ngoài, còn thiên nhiên bên trong vẫn có sự hoạt động biến chuyển không ngừng. Mùa xuân đang dần dần chuyển sang mùa hạ, ban đầu là tiếng cuốc và sau đó là hoa xoan và dần dần là những tín hiệu của mùa hè sẽ thay thế cảnh vật mùa xuân. Tác giả như đang lắng nghenhững bước chuyển mình của thiên nhiên, dù rất nhỏ thôi trong không gian yên ắng. Nhà thơ đã phát hiện ra nét đẹp thật tinh tế của loài hoa bình dị, đơn sơ. Một cơn mưa nhỏ, nhỏ đến nỗi người ta không cảm nhận được những giọt mưa mà chỉ thấy được những nụ xoan dần dần hé nở, sáng bừng rồi theo cơn mưa rắc xuống từng đợt, từng đợt trắng sân nhà. Tưởng chừng đó là một trận mưa của hoa xoan. Tả mùa xuân đã tàn, và dù vẫn có cảnh hoa rụng, nhưng tác giả không gợi cho người đọc cảm giác của sự tàn úa mà vẫn gieo vào lòng người một niềm vui. Mùa xuân đã qua đi và một mùa mới sắp tới. Tâm hồn của tác giả cũng vậy, vẫn có nỗi băn khoăn của một viên quan ở ẩn định tạo lập cho mình một thế giới riêng, thoạt đầu là “suốt ngày nhàn khép phòng văn” nhưng sau đó, thiên nhiên bên ngoài đã vẫy gọi tác giả khiến cho ông không cưỡng nổi, phải mở tung cánh cửa cho thiên nhiên ùa vào trong mắt mình. Không gian nhỏ của thi nhân đã hòa nhập vào trong không gian lớn của vũ trụ.
Nếu Nguyễn Trãi nức tiếng nhất với những bài thơ mùa xuân ở làng quê thì Nguyễn Khuyến lại nổi tiếng với những bài thơ thu của vùng đồng chiêm trũng. Những bức tranh ấy đều có vẻ đẹp nên thơ, mơ mộng nhưng cũng là khung cảnh thu bình dị, rất thực của thiên nhiên làng quê. Một cái ao nhỏ nước trong vắt đến tận đáy, trên mặt nước đậu một chiếc thuyền câu. Cũng là mặt ao đó nhưng màn sương phủ dày trên mặt nước khi buổi sáng, hay một mặt ao lóng lánh ánh trăng vàng trong đêm trăng. Những khung cảnh đầy thi vị đó đã được thu nhận vào tầm mắt của tác giả. Và cũng giống như Nguyễn Trãi, bức tranh ấy rất tĩnh lặng, một âm thanh nhỏ cũng làm xao động cả không gian rộng lớn:
Sóng biếc theo làn hơi gợi tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Câu cá mùa thu)
Bức tranh vẽ bằng những nét phác thảo đơn sơ mà thật khác lạ. Mùa thu trong thơ thường là màu vàng của lá rụng, nhưng mùa thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến lại bao trùm bởi một màu xanh: xanh ao, xanh bèo, xanh bờ, xanh sóng, màu xanh biếc của tre trúc trên bờ và màu xanh thăm thẳm đến không cùng của bầu trời thu. Duy nhất chỉ có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá rơi. Bức tranh ấy có nét xao động của những vòng sóng nhỏ điểm trên mặt ao, có âm thanh của tiếng cá quẫy nghe mơ hồ như trong tiềm thức. Chỉ mơ hồ vẳng đến, vậy mà cũng như ngự trị cả một không gian bao la. Chiều cao của bức tranh mở ra đến không cùngvới thăm thẳm một bầu trời ở trên đầu và một bầu trời in dưới đáy nước. Chiều ngang lại bó hẹp trong một chiếc ao nhỏ, rộng hơn chút nữa là mấy ngõ trúc xung quanh. Chiếc thuyền câu của tác giả như chơi vơi giữa một không gian sâu thẳm.
Nếu mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến êm dịu, mơ màng, thì mùa hè trong thơ ông tràn đầy âm thanh, chói chang màu sắc:
Sen nõn bên ao đêm trước hè
Song mai đã thoắt chớm hè sang
Lưng trời gió vút diều ngân vẳng
Khắp chốn cành cao chim ríu ran.
(Đầu mùa hạ)
Mới chớm hè sang, đất trời như trẻ lại và mới mẻ, con người cũng chộn rộn trong lòng khi đứng giữa không gian có hương thơm của những đóa sen, trong tiếng sáo diều ngân nga, tiếng chim ca rộn rã. Với những dòng thơ Nguyễn Khuyến đã đưa ta về với một không khí yên ả, thanh bình của một làng quê.
Cảnh quê hương vốn đẹp đẽ như thế nhưng cũng có lúc xác xơ tiêu điều trong cơn hoạn nạn. Hai nhà thơ cũng có những bài thơ về cảnh này. Tránh sao khỏi buồn đau khi đứng trước thiên nhiên đẹp đẽ, giờ hoang tàn xơ xác:
Mười năm xa cách chốn non nhà
Tùng - cúc quay về nửa xác xơ
(Sau loạn đến Côn Sơn cảm tác)
Đó cũng là tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi ông đứng trước cảnh quê hương lụt lội:
Bóng thuyền thấp thoáng vờn trên vách
Tiếng sóng long bong vỗ khắp nhà
(Vịnh lụt)
Đã bao lần chứng kiến cảnh quê hương lụt lội nhưng nhà thơ vẫn không tránh khỏi nỗi kinh hoàng trước sức mạnh của thủy thần. Dòng nước lũ đã cuốn phăng tất cả những gì trên mặt đất, hung hãn nuốt chửng những mái nhà lợp rạ yếu ớt. Khung cảnh bi thương ảm đạm trùm lên quê hương ông.
Quê hương, đất nước còn là hình ảnh những miền quê xa, những danh lam thắng cảnh của đất nước. Trước Nguyễn Trãi đã có nhiều nhà thơ viết về những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp:
Ta đến đây muốn đầm ngòi bút đề thơ
Phải lấy cả sông xuân làm nghiên mực
(Phạm Sư Mạnh - Đề Thạch Môn sơn)
Đứng trước cảnh sắc đất trời mùa xuân, nguồn cảm hứng của nhà thơ dâng trào. Phải lấy cả một dòng xuân làm nghiên mực mới có thể diễn tả hết nguồn cảm hứng ấy. Hẳn là phong cảnh xung quanh đẹp khôn tả xiết.
Trần Lâu, một nhà thơ đời Hồ có một bài thơ nổi tiếng về cửa Hàm Tử, nơi diễn ra trận chiến đấu oanh liệt giữa quân nhà Trần và giặc Nguyên:
Triều lên dồn dập, trống chiêng rộn.
Tre ngả đung đưa, cờ quạt bay
(Qua của Hàm Tù)
Đứng giữa cửa Hàm Tử, ngắm phong cảnh mà tác giả tưởng như mình đang đứng giữa trận tiền năm xưa. Những đợt sóng vỗ không ngừng vào bờ đá gợi tác giả liên tưởng tới tiếng trống trận năm xưa còn đang rộn rã. Hai bên bờ, những hàng tre đu đưa, nghiêng ngả theo chiều gió, tác giả tưởng như đó là những dãy cờ xí ngợp trời năm xưa. Thiên nhiên nơi đây còn ẩn giấu vết tích của trận thủy chiến oanh liệt. Quá khứ và hiện tại hòa trộn. Đọc bài thơ, ta như nghe được tiếng gươm khua, tiếng trống trận. Chỉ bằng mấy câu thơ ngắn nhưng tác giả đã làm sống lại trận thư hùng năm xưa giữa ta và địch, thất bại thảm hại của kẻ thù và chiến thắng oanh liệt của quân dân nhà Trần.
Bạch Đằng, nơi đã diễn ra bao trận đánh vang dội trong lịch sử của dân tộc, đã bao lần đi vào trong thơ ca, cũng đã một lần đi vào thơ Nguyễn Trãi với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng:
Biển lùa gió bấc thổi băng băng
Nhẹ kéo buồm thơ vượt Bạch Đằng
(Cửa biển Bạch Đằng)
Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã tạo cho người đọc một niềm hứng thú. Theo con thuyền thơ lướt nhẹ ra cửa biển, nhà thơ đưa chúng ta đến với Bạch Đằng. Cũng bằng hai câu thơ ấy, tác giả đã gợi cho người đọc bao sự liên tưởng kì thú. Một con thuyền thơ nếu so với đại dương bao la thì thật là nhỏ bé, nhưng trong Nguyễn Trãi, con thuyền ấy không hề nhỏ nhoi, cô độc mà nó lướt băng băng giữa trời biển bao la. Con người trên con thuyền ấy hoàn toàn sảng khoái giữa biển trời lồng lộng.
Bạch Đằng dưới ngòi bút của tác giả hiện lên thật hùng vĩ:
Ngạc chặt kình băm non lởm chởm
Giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng
Thiên nhiên nơi đây cũng ẩn giấu những vết tích của trận chiến xưa. Núi non lởm chởm, đứt đoạn như con cá kình cá ngạc bị chặt đứt thành từng khúc. Những bãi cát ven bờ khi triều lên rút xuống chỉ còn những lớp cát lô xô thành nhiều hình thù kì dị gợi cho tác giả nhớ tới ngọn giáo chìm, gươm gãy ở khúc sông này. Địa thế thật hiểm trở, tác giả nảy ra một suy nghĩ thậtlí thú: phải chăng thiên nhiên đã biệt đãi nước Nam lập nên địa thế này cho những nhân tài nước Nam dựa vào đó làm nên sự nghiệp.
Cửa ải Quảng Bình cũng là một địa danh nổi tiếng đã đi vào trong thơ Nguyễn Khuyến:
Nhật Lệ đá ngầm dòng xiết mạnh
Đô Mâu đầm nước núi bao quanh
Tác giả đã vẽ ra một quang cảnh thật hùng vĩ mà cũng thật kì thú. Dòng sông Nhật Lệ chảy xiết giữa bao tảng đá ngầm lởm chởm. Đô Mâu đầm nước có núi quây quanh tạo thành một cảnh tuyệt đẹp.
Sáng tác về quê hương đất nước đã trở thành một truyền thống của nền văn học Việt Nam từ xưa đến ngày nay. Đề tài đó càng ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu rực rỡ.
Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ sống ở hai giai đoạn khác nhau nhưng họ đã gặp nhau ở một điểm chung. Đó là niềm yêu mến những miền quê bình dị, những phong cảnh đẹp trên đất nước. Nhưng khác với Nguyễn Trãi và một số nhà thơ cổ khác, thơ Nguyễn Khuyến là sự kết hợp hài hòa giữa ước lệ và tả thực nên cảnh quê hương đất nước trong thơ ông hiện lên với những nét đặc trưng không thể lẫn. Thơ ông mang đậm hơi thở của cuộc sống làng quê. Sau Nguyễn Khuyến, có nhiều nhà thơ đã tiếp thu những nét nghệ thuật đặc sắc của thơ cổ, kết hợp hài hòa giữa thơ cổ và thơ hiện đại làm nên những bức tranh phong cảnh sống động và đẹp đẽ.
Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến và nhiều nhà thơ khác bằng những trang thơ của mình đã gửi lại cho chúng ta những vẻ đẹp thuần khiết, tươi sáng của quê hương đất nước Việt Nam mà đến ngày nay còn ít nơi giữ được. Đọc những tác phẩm như thế ta càng thêm yêu quý, tự hào về phong cảnh đất nước, về truyền thông dân tộc.
Đây là loại bài tổng hợp,cần phải giải quyết hai vấn đề lớn: quê hương và đất nước Việt Nam.
Cần phải lưu ý hai điểm:
- Hình ảnh quê hương và đất nước đó được thể hiện trong thơ của hai nhà thơ quan trọng là Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến.
- Hình ảnh quê hương và đất nước Việt Nam trong thơ của các nhà thơ khác là yêu cầu bổ sung. Trong thực tế, thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến được học chính thức không nhiều. Do đó thơ của các nhà thơ khác (thơ cổ và thơ hiện đại) đều có thể sử dụng đểtăng cường tư liệu.
Về nội dung, những điểm chính cần trình bày trong bài viết:
- Quê hương, đất nước là một đề tài quan trọng trong sáng tác của những nhà thơ. Hầu như ai cũng có sáng tác về đề tài này, nhưng ở các nhà thơ lớn, đề tài này biểu hiện khá tập trung.
- Đối với quê hương, các nhà thơ thường thể hiện:
+ Phong cảnh của quê hương
+ Những sản vật, phong tục tập quán
+ Những con người
+ Bao trùm tất cả là tình yêu quê hương thiết tha đằm thắm.
- Đối với đất nước, các nhà thơ thể hiện:
+ Những danh lam thắng cảnh của đất nước
+ Những cảnh sắc gắn liền với chiến công lịch sử chông ngoại xâm của dân tộc
+ Những tâm sự về vận mệnh của đất nước
+ Bao trùm tất cả là niềm tự hào về lịch sử, tình yêu đất nước thiết tha.
Có thể trình bày tách bạch như trên, dùng thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến... để phân tích, dẫn chứng. Cũng có thể lần lượt trình bày từ Nguyễn Trãi, qua Nguyễn Khuyến rồi tới các nhà thơ khác.
Cần phải lưu ý hai điểm:
- Hình ảnh quê hương và đất nước đó được thể hiện trong thơ của hai nhà thơ quan trọng là Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến.
- Hình ảnh quê hương và đất nước Việt Nam trong thơ của các nhà thơ khác là yêu cầu bổ sung. Trong thực tế, thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến được học chính thức không nhiều. Do đó thơ của các nhà thơ khác (thơ cổ và thơ hiện đại) đều có thể sử dụng đểtăng cường tư liệu.
Về nội dung, những điểm chính cần trình bày trong bài viết:
- Quê hương, đất nước là một đề tài quan trọng trong sáng tác của những nhà thơ. Hầu như ai cũng có sáng tác về đề tài này, nhưng ở các nhà thơ lớn, đề tài này biểu hiện khá tập trung.
- Đối với quê hương, các nhà thơ thường thể hiện:
+ Phong cảnh của quê hương
+ Những sản vật, phong tục tập quán
+ Những con người
+ Bao trùm tất cả là tình yêu quê hương thiết tha đằm thắm.
- Đối với đất nước, các nhà thơ thể hiện:
+ Những danh lam thắng cảnh của đất nước
+ Những cảnh sắc gắn liền với chiến công lịch sử chông ngoại xâm của dân tộc
+ Những tâm sự về vận mệnh của đất nước
+ Bao trùm tất cả là niềm tự hào về lịch sử, tình yêu đất nước thiết tha.
Có thể trình bày tách bạch như trên, dùng thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến... để phân tích, dẫn chứng. Cũng có thể lần lượt trình bày từ Nguyễn Trãi, qua Nguyễn Khuyến rồi tới các nhà thơ khác.
BÀI LÀM
Đất nước Việt Nam tươi đẹp với mỗi tên đất tên làng đều gắn liền với một chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Đó cũng là những cảnh vật nên thơ cho nguồn cảm hứng của các thi nhân. Đề tài quê hương đất nước luôn là niềm say mê của các thi nhân từ xưa đến nay. Có thể nói hiếm có nhà thơ nào lại không có một sáng tác về thiên nhiên đất hước. Trong cả một đề tài rộng lớn đó, văn học Việt Nam phải kể đến hai gương mặt nổi bật. Đó là hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến. Ngoài ra còn có những tác giả như Trần Lâu, Phạm Sư Mạnh, Bà huyện Thanh Quan, Hồ Chí Minh.v.v... Các sáng tác của họ cũng là những đóng góp không nhỏ cho nền văn học nước nhà.
Tuy sống ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đều gặp nhau ở một điểm chung. Cả hai đều là những ông quan thanh liêm trong sạch đứng trước cuộc đời đen bạc, họ quay về bầu bạn với thiên nhiên, vui thú điền viên, lâm tuyền. Có thể nói phần lớn các sáng tác của hai nhà thơ đều tập trung vào một đề tài, đó là hình ảnh quê hương, đất nước. Những trang thơ viết về cảnh làng quê của hai người thật sinh động, vừa gần gũi bình dị cũng vừa thơ mộng, đẹp đẽ. Hình ảnh quê hương trong thơ văn Nguyễn Trãi hiện lên với một thảm cỏ trải dài suốt triền đê với màn mưa xuân giăng dày mọi lối; với con đường đồng mềm mại vắt qua đồng lúa vắng teo không một bóng người qua lại; với một con đò gối đầu trên bãi cát ngủ triền miên. Một tiếng cuốc kêu, một cơn mưa bụi làm rơi những cánh hoa xoan nhỏ. Những cảnh ấy tưởng chừng quá quen thuộc với mỗi người dân quê, vậy mà đối với Nguyễn Trãi cũng thành thơ, rất thơ là đằng khác:
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan
(Cuối xuân tức sự)
Tiếng cuốc kêu vẳng đến thư phòng của tác giả. Khác với nhiều nhà thơ, tiếng cuốc trong thơ Nguyễn Trãi không gợi lên chút gì bi thương, khắc khoải. Tiếng cuốc trong thơ ông là một âm thanh quen thuộc của làng quê. Và lần này có đặc biệt hơn: tiếng cuốc báo hiệu xuân đã đi qua và hạ sắp đến. Một ngày xuân muộn ở làng quê sao mà yên tĩnh, vắng vẻ quá chừng. Chỉ có tiếng cuốc kêu trong không gian, âm thanh nhỏ nhưng vẫn chiếm lĩnh cả một khoảng không rộng lớn. Nhưng đó chỉ là sự yên tĩnh của bên ngoài, còn thiên nhiên bên trong vẫn có sự hoạt động biến chuyển không ngừng. Mùa xuân đang dần dần chuyển sang mùa hạ, ban đầu là tiếng cuốc và sau đó là hoa xoan và dần dần là những tín hiệu của mùa hè sẽ thay thế cảnh vật mùa xuân. Tác giả như đang lắng nghenhững bước chuyển mình của thiên nhiên, dù rất nhỏ thôi trong không gian yên ắng. Nhà thơ đã phát hiện ra nét đẹp thật tinh tế của loài hoa bình dị, đơn sơ. Một cơn mưa nhỏ, nhỏ đến nỗi người ta không cảm nhận được những giọt mưa mà chỉ thấy được những nụ xoan dần dần hé nở, sáng bừng rồi theo cơn mưa rắc xuống từng đợt, từng đợt trắng sân nhà. Tưởng chừng đó là một trận mưa của hoa xoan. Tả mùa xuân đã tàn, và dù vẫn có cảnh hoa rụng, nhưng tác giả không gợi cho người đọc cảm giác của sự tàn úa mà vẫn gieo vào lòng người một niềm vui. Mùa xuân đã qua đi và một mùa mới sắp tới. Tâm hồn của tác giả cũng vậy, vẫn có nỗi băn khoăn của một viên quan ở ẩn định tạo lập cho mình một thế giới riêng, thoạt đầu là “suốt ngày nhàn khép phòng văn” nhưng sau đó, thiên nhiên bên ngoài đã vẫy gọi tác giả khiến cho ông không cưỡng nổi, phải mở tung cánh cửa cho thiên nhiên ùa vào trong mắt mình. Không gian nhỏ của thi nhân đã hòa nhập vào trong không gian lớn của vũ trụ.
Nếu Nguyễn Trãi nức tiếng nhất với những bài thơ mùa xuân ở làng quê thì Nguyễn Khuyến lại nổi tiếng với những bài thơ thu của vùng đồng chiêm trũng. Những bức tranh ấy đều có vẻ đẹp nên thơ, mơ mộng nhưng cũng là khung cảnh thu bình dị, rất thực của thiên nhiên làng quê. Một cái ao nhỏ nước trong vắt đến tận đáy, trên mặt nước đậu một chiếc thuyền câu. Cũng là mặt ao đó nhưng màn sương phủ dày trên mặt nước khi buổi sáng, hay một mặt ao lóng lánh ánh trăng vàng trong đêm trăng. Những khung cảnh đầy thi vị đó đã được thu nhận vào tầm mắt của tác giả. Và cũng giống như Nguyễn Trãi, bức tranh ấy rất tĩnh lặng, một âm thanh nhỏ cũng làm xao động cả không gian rộng lớn:
Sóng biếc theo làn hơi gợi tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Câu cá mùa thu)
Bức tranh vẽ bằng những nét phác thảo đơn sơ mà thật khác lạ. Mùa thu trong thơ thường là màu vàng của lá rụng, nhưng mùa thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến lại bao trùm bởi một màu xanh: xanh ao, xanh bèo, xanh bờ, xanh sóng, màu xanh biếc của tre trúc trên bờ và màu xanh thăm thẳm đến không cùng của bầu trời thu. Duy nhất chỉ có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá rơi. Bức tranh ấy có nét xao động của những vòng sóng nhỏ điểm trên mặt ao, có âm thanh của tiếng cá quẫy nghe mơ hồ như trong tiềm thức. Chỉ mơ hồ vẳng đến, vậy mà cũng như ngự trị cả một không gian bao la. Chiều cao của bức tranh mở ra đến không cùngvới thăm thẳm một bầu trời ở trên đầu và một bầu trời in dưới đáy nước. Chiều ngang lại bó hẹp trong một chiếc ao nhỏ, rộng hơn chút nữa là mấy ngõ trúc xung quanh. Chiếc thuyền câu của tác giả như chơi vơi giữa một không gian sâu thẳm.
Nếu mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến êm dịu, mơ màng, thì mùa hè trong thơ ông tràn đầy âm thanh, chói chang màu sắc:
Sen nõn bên ao đêm trước hè
Song mai đã thoắt chớm hè sang
Lưng trời gió vút diều ngân vẳng
Khắp chốn cành cao chim ríu ran.
(Đầu mùa hạ)
Mới chớm hè sang, đất trời như trẻ lại và mới mẻ, con người cũng chộn rộn trong lòng khi đứng giữa không gian có hương thơm của những đóa sen, trong tiếng sáo diều ngân nga, tiếng chim ca rộn rã. Với những dòng thơ Nguyễn Khuyến đã đưa ta về với một không khí yên ả, thanh bình của một làng quê.
Cảnh quê hương vốn đẹp đẽ như thế nhưng cũng có lúc xác xơ tiêu điều trong cơn hoạn nạn. Hai nhà thơ cũng có những bài thơ về cảnh này. Tránh sao khỏi buồn đau khi đứng trước thiên nhiên đẹp đẽ, giờ hoang tàn xơ xác:
Mười năm xa cách chốn non nhà
Tùng - cúc quay về nửa xác xơ
(Sau loạn đến Côn Sơn cảm tác)
Đó cũng là tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi ông đứng trước cảnh quê hương lụt lội:
Bóng thuyền thấp thoáng vờn trên vách
Tiếng sóng long bong vỗ khắp nhà
(Vịnh lụt)
Đã bao lần chứng kiến cảnh quê hương lụt lội nhưng nhà thơ vẫn không tránh khỏi nỗi kinh hoàng trước sức mạnh của thủy thần. Dòng nước lũ đã cuốn phăng tất cả những gì trên mặt đất, hung hãn nuốt chửng những mái nhà lợp rạ yếu ớt. Khung cảnh bi thương ảm đạm trùm lên quê hương ông.
Quê hương, đất nước còn là hình ảnh những miền quê xa, những danh lam thắng cảnh của đất nước. Trước Nguyễn Trãi đã có nhiều nhà thơ viết về những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp:
Ta đến đây muốn đầm ngòi bút đề thơ
Phải lấy cả sông xuân làm nghiên mực
(Phạm Sư Mạnh - Đề Thạch Môn sơn)
Đứng trước cảnh sắc đất trời mùa xuân, nguồn cảm hứng của nhà thơ dâng trào. Phải lấy cả một dòng xuân làm nghiên mực mới có thể diễn tả hết nguồn cảm hứng ấy. Hẳn là phong cảnh xung quanh đẹp khôn tả xiết.
Trần Lâu, một nhà thơ đời Hồ có một bài thơ nổi tiếng về cửa Hàm Tử, nơi diễn ra trận chiến đấu oanh liệt giữa quân nhà Trần và giặc Nguyên:
Triều lên dồn dập, trống chiêng rộn.
Tre ngả đung đưa, cờ quạt bay
(Qua của Hàm Tù)
Đứng giữa cửa Hàm Tử, ngắm phong cảnh mà tác giả tưởng như mình đang đứng giữa trận tiền năm xưa. Những đợt sóng vỗ không ngừng vào bờ đá gợi tác giả liên tưởng tới tiếng trống trận năm xưa còn đang rộn rã. Hai bên bờ, những hàng tre đu đưa, nghiêng ngả theo chiều gió, tác giả tưởng như đó là những dãy cờ xí ngợp trời năm xưa. Thiên nhiên nơi đây còn ẩn giấu vết tích của trận thủy chiến oanh liệt. Quá khứ và hiện tại hòa trộn. Đọc bài thơ, ta như nghe được tiếng gươm khua, tiếng trống trận. Chỉ bằng mấy câu thơ ngắn nhưng tác giả đã làm sống lại trận thư hùng năm xưa giữa ta và địch, thất bại thảm hại của kẻ thù và chiến thắng oanh liệt của quân dân nhà Trần.
Bạch Đằng, nơi đã diễn ra bao trận đánh vang dội trong lịch sử của dân tộc, đã bao lần đi vào trong thơ ca, cũng đã một lần đi vào thơ Nguyễn Trãi với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng:
Biển lùa gió bấc thổi băng băng
Nhẹ kéo buồm thơ vượt Bạch Đằng
(Cửa biển Bạch Đằng)
Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã tạo cho người đọc một niềm hứng thú. Theo con thuyền thơ lướt nhẹ ra cửa biển, nhà thơ đưa chúng ta đến với Bạch Đằng. Cũng bằng hai câu thơ ấy, tác giả đã gợi cho người đọc bao sự liên tưởng kì thú. Một con thuyền thơ nếu so với đại dương bao la thì thật là nhỏ bé, nhưng trong Nguyễn Trãi, con thuyền ấy không hề nhỏ nhoi, cô độc mà nó lướt băng băng giữa trời biển bao la. Con người trên con thuyền ấy hoàn toàn sảng khoái giữa biển trời lồng lộng.
Bạch Đằng dưới ngòi bút của tác giả hiện lên thật hùng vĩ:
Ngạc chặt kình băm non lởm chởm
Giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng
Thiên nhiên nơi đây cũng ẩn giấu những vết tích của trận chiến xưa. Núi non lởm chởm, đứt đoạn như con cá kình cá ngạc bị chặt đứt thành từng khúc. Những bãi cát ven bờ khi triều lên rút xuống chỉ còn những lớp cát lô xô thành nhiều hình thù kì dị gợi cho tác giả nhớ tới ngọn giáo chìm, gươm gãy ở khúc sông này. Địa thế thật hiểm trở, tác giả nảy ra một suy nghĩ thậtlí thú: phải chăng thiên nhiên đã biệt đãi nước Nam lập nên địa thế này cho những nhân tài nước Nam dựa vào đó làm nên sự nghiệp.
Cửa ải Quảng Bình cũng là một địa danh nổi tiếng đã đi vào trong thơ Nguyễn Khuyến:
Nhật Lệ đá ngầm dòng xiết mạnh
Đô Mâu đầm nước núi bao quanh
Tác giả đã vẽ ra một quang cảnh thật hùng vĩ mà cũng thật kì thú. Dòng sông Nhật Lệ chảy xiết giữa bao tảng đá ngầm lởm chởm. Đô Mâu đầm nước có núi quây quanh tạo thành một cảnh tuyệt đẹp.
Sáng tác về quê hương đất nước đã trở thành một truyền thống của nền văn học Việt Nam từ xưa đến ngày nay. Đề tài đó càng ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu rực rỡ.
Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ sống ở hai giai đoạn khác nhau nhưng họ đã gặp nhau ở một điểm chung. Đó là niềm yêu mến những miền quê bình dị, những phong cảnh đẹp trên đất nước. Nhưng khác với Nguyễn Trãi và một số nhà thơ cổ khác, thơ Nguyễn Khuyến là sự kết hợp hài hòa giữa ước lệ và tả thực nên cảnh quê hương đất nước trong thơ ông hiện lên với những nét đặc trưng không thể lẫn. Thơ ông mang đậm hơi thở của cuộc sống làng quê. Sau Nguyễn Khuyến, có nhiều nhà thơ đã tiếp thu những nét nghệ thuật đặc sắc của thơ cổ, kết hợp hài hòa giữa thơ cổ và thơ hiện đại làm nên những bức tranh phong cảnh sống động và đẹp đẽ.
Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến và nhiều nhà thơ khác bằng những trang thơ của mình đã gửi lại cho chúng ta những vẻ đẹp thuần khiết, tươi sáng của quê hương đất nước Việt Nam mà đến ngày nay còn ít nơi giữ được. Đọc những tác phẩm như thế ta càng thêm yêu quý, tự hào về phong cảnh đất nước, về truyền thông dân tộc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |