Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu cảm nghĩ của anh chị về ngày lễ Vu Lan

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.826
6
0
Man Nam Gia
07/09/2018 21:17:02
Mỗi con người sinh ra ai đều có cha, có mẹ, những người may mắn lớn lên còn được sự chăm sóc yêu thương của cha mẹ, cũng có những người tạo hóa không cho họ sự may mắn đó, cha hoặc mẹ mất sớm, tất cả mỗi con người chúng ta không ai muốn điều bất hạnh này xảy ra cả. Cuộc sống là vậy, con người không thể quyết định tất cả được, tạo hóa ban cho thế nào mình phải chấp nhận.
Tôi luôn có niềm tin vào bậc sinh thành. Nếu yêu thương họ sẽ luôn che chở và đặt ta ngoài vùng" nước xoáy nguy hiểm". Điều đó có nghĩa đôi khi ta không thể biết thực sự những gì cha mẹ đã phải chịu đựng để rồi sau đó đối xử không tốt với họ theo cách mà ta không bao giờ phải trải qua
Nếu chúng ta sống bất hiếu với cha mẹ thì chắc chắn chúng ta sẽ không thương ai một cách chân tình. Cha mẹ là người sanh thành dưỡng dục giúp ta trưởng thành, cho chúng ta đến trường để tiếp cận với tri thức, xây dựng một cuộc sống no đủ, hạnh phúc cho con cái. Nếu xét nghĩ đến sự ung đúc đó của cha mẹ như trời biển thì bổn phận làm con, ta phải làm gì để đền đáp thâm ân đó? tất cả mọi người đều hiểu được đạo đức căn bản của một người con hiếu thảo.
Đạo lý về cha mẹ là truyền thống từ lâu đời của con người Việt Nam, từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trưởng thành, những câu tục ngữ, ca dao viết về cha mẹ đã thấm trong máu thịt của chúng ta.Điều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Nho giáo có câu: “Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”. Một người không có hiếu đạo thì không xứng đáng làm người, còn người phật tử mà bất hiếu thì không phải là phật tử chân chánh.
Tình cha nghĩa mẹ đối với con rất đậm đà, sâu lắng, không giới hạn. Có những lúc trong đời, vì chạy theo cuộc sống vật chất mà chúng ta quên nghĩ đến cha mẹ. Nhưng khi gặp khó khăn thất bại, bị cuộc đời vùi dập thì nơi gốc trời xa yêu dấu, bỗng nhiên chúng ta nhớ đến cha mẹ và thương cha mẹ nhiều hơn. Con có thể quên cha mẹ chứ cha mẹ không bao giờ bỏ rơi con, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành. Hình ảnh của cha mẹ luôn là điểm tựa vững chắc cho con bước vào đời. Từ khi lọt lòng đến nay, hai vai ta mang nặng công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ nhiều đời không thể tính được.
Vì vậy hàng năm, vào ngày Rằm tháng bảy Âm lịch Phật giáo có tổ chức ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ ông bà. Ngày Vu Lan không những chúng ta tìm cách đền ơn cha mẹ hiện đời mà còn phải báo đáp công ơn cha mẹ nhiều đời truyền kiếp.
Trong cuộc sống thực tế hiện nay một gia đình từ đời này sang đời nọ, có rất nhiều người con cháu. Nhưng chỉ những ai có hiếu, biết tu tâm dưỡng tánh, thuở nhỏ dù cực khổ không trách cha trách mẹ, biết hy sinh thân mình cho cả gia đình, biết nhẫn nhịn phấn đấu, biết quay về phụng dưỡng, giúp đỡ gia đình; tuy còn trẻ gặp nhiều gian lao sóng gió, nhưng sau này ai cũng được làm quan to, hưởng phước lộc; hoặc sống thọ trường mạnh khỏe, có con cái thành tài mà có hiếu hơn anh chị em còn lại trong nhà.
Còn ai vô tư, vô tâm thì cuộc sống bình thường không giàu có, nhưng con cái ham chơi vô lo nên khổ tâm; hoặc con cái thành tài nhưng chỉ lo tương lai mặc cho cha mẹ ốm đau, buồn khổ. Nếu thời trẻ ai từng làm điều xấu nữa, tuy không quá nặng đến nỗi bị hình phạt ngay lúc đó, nhưng con cái sau này sẽ hư hỏng sa vào tệ nạn xã hội; nhưng vì sau này biết hối cải nên con cái đã sớm nhận ra và làm lại cuộc đời. Nếu phước nhiều thì được sống lâu mà hưởng, phước ít thì mất sớm, vô phước thì sống lâu mà chịu.
Công ơn dưỡng dục của cha mẹ nó là một đạo lý sâu sắc nhất mà mỗi con người chúng ta ai cũng phải nghĩ đến, những ai còn cha còn mẹ hãy sống sao cho có hiếu, phải đạo. Rất mong rằng tất cả chúng ta đều ghi lòng tạc dạ, luôn nhớ nghĩ đến ân nghĩa sinh thành sâu dày thâm trọng của cha mẹ để tìm cách đáp đền trong muôn một.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
BK Bamboo
07/09/2018 21:17:52
Mỗi con người sinh ra ai đều có cha, có mẹ, những người may mắn lớn lên còn được sự chăm sóc yêu thương của cha mẹ, cũng có những người tạo hóa không cho họ sự may mắn đó, cha hoặc mẹ mất sớm, tất cả mỗi con người chúng ta không ai muốn điều bất hạnh này xảy ra cả. Cuộc sống là vậy, con người không thể quyết định tất cả được, tạo hóa ban cho thế nào mình phải chấp nhận.
Tôi luôn có niềm tin vào bậc sinh thành. Nếu yêu thương họ sẽ luôn che chở và đặt ta ngoài vùng" nước xoáy nguy hiểm". Điều đó có nghĩa đôi khi ta không thể biết thực sự những gì cha mẹ đã phải chịu đựng để rồi sau đó đối xử không tốt với họ theo cách mà ta không bao giờ phải trải qua.
Nếu chúng ta sống bất hiếu với cha mẹ thì chắc chắn chúng ta sẽ không thương ai một cách chân tình. Cha mẹ là người sanh thành dưỡng dục giúp ta trưởng thành, cho chúng ta đến trường để tiếp cận với tri thức, xây dựng một cuộc sống no đủ, hạnh phúc cho con cái. Nếu xét nghĩ đến sự ung đúc đó của cha mẹ như trời biển thì bổn phận làm con, ta phải làm gì để đền đáp thâm ân đó? tất cả mọi người đều hiểu được đạo đức căn bản của một người con hiếu thảo.
Tình cha nghĩa mẹ đối với con rất đậm đà, sâu lắng, không giới hạn. Có những lúc trong đời, vì chạy theo cuộc sống vật chất mà chúng ta quên nghĩ đến cha mẹ. Nhưng khi gặp khó khăn thất bại, bị cuộc đời vùi dập thì nơi gốc trời xa yêu dấu, bỗng nhiên chúng ta nhớ đến cha mẹ và thương cha mẹ nhiều hơn. Con có thể quên cha mẹ chứ cha mẹ không bao giờ bỏ rơi con, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành. Hình ảnh của cha mẹ luôn là điểm tựa vững chắc cho con bước vào đời. Từ khi lọt lòng đến nay, hai vai ta mang nặng công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ nhiều đời không thể tính được.
Vì vậy hàng năm, vào ngày Rằm tháng bảy Âm lịch Phật giáo có tổ chức ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ ông bà. Ngày Vu Lan không những chúng ta tìm cách đền ơn cha mẹ hiện đời mà còn phải báo đáp công ơn cha mẹ nhiều đời truyền kiếp.
Trong cuộc sống thực tế hiện nay một gia đình từ đời này sang đời nọ, có rất nhiều người con cháu. Nhưng chỉ những ai có hiếu, biết tu tâm dưỡng tánh, thuở nhỏ dù cực khổ không trách cha trách mẹ, biết hy sinh thân mình cho cả gia đình, biết nhẫn nhịn phấn đấu, biết quay về phụng dưỡng, giúp đỡ gia đình; tuy còn trẻ gặp nhiều gian lao sóng gió, nhưng sau này ai cũng được làm quan to, hưởng phước lộc; hoặc sống thọ trường mạnh khỏe, có con cái thành tài mà có hiếu hơn anh chị em còn lại trong nhà.
Công ơn dưỡng dục của cha mẹ nó là một đạo lý sâu sắc nhất mà mỗi con người chúng ta ai cũng phải nghĩ đến, những ai còn cha còn mẹ hãy sống sao cho có hiếu, phải đạo. Rất mong rằng tất cả chúng ta đều ghi lòng tạc dạ, luôn nhớ nghĩ đến ân nghĩa sinh thành sâu dày thâm trọng của cha mẹ để tìm cách đáp đền trong muôn một.
0
3
Quỳnh Anh Đỗ
08/09/2018 10:50:32

Khi nói đến Vu Lan ngưòi ta nghĩ ngay đến báo hiếu. Khi nói đến báo hiếu, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh Tôn giả Mục kiền liên và bà Thanh Đề. Đây là hai nhân vật chính và cũng là nguyên nhân mà Phật nói Kinh Vu Lan. Vì thế cho nên hàng Phật tử chúng ta mới có Kinh Vu Lan để trì tụng trong mùa báo hiếu.

Xưa nay, ai cũng ca tụng ngài Mục kiền liên là người con chí hiếu. Vì ngài là người cứu thoát mẹ ngài thoát khỏi chốn ngục hình đau khổ. Vì vậy, nên chúng ta noi theo tấm gương hiếu hạnh của ngài mà lo phụng dưỡng ông bà cha mẹ. Ngoài ra, chúng ta còn noi theo hạnh nguyện cao cả của ngài về việc thiết lễ cúng dường trai tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ, song thân phụ mẫu, mong tất cả đều được lợi lạc. Vì những bậc đó là những người có công ơn rất lớn lao, trong việc sanh thành dưỡng dục chúng ta. Người đã giáo dưỡng đào tạo chúng ta trở nên những con người hữu dụng tốt đẹp trong xã hội. Vì vậy mà đạo làm con chúng ta phải luôn ghi nhớ công ơn và phải lo báo đáp. Đó là một truyền thống hiếu đạo tuyệt vời cao cả mà người Phật tử cần phải noi theo. Buổi lễ cúng dường trai tăng nầy, khởi nguyên từ thời đức Phật còn tại thế. Buổi lễ được tổ chức trang nghiêm trọng thể vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, là ngày lễ mãn hạ tự tứ của chư Tăng.

Khi đạo Phật du nhập vào đất nước Việt Nam ta, không biết dân tộc ta đã lấy ngày nầy để tổ chức thành ngày đại lễ Vu Lan Thắng Hội trọng thể vào lúc nào? Thú thật là chúng tôi không được rõ lắm. Song có điều, chúng ta thấy, ngày lễ truyền thống nầy nó rất phù hợp với tinh thần hiếu đạo sẵn có của dân tộc ta. Có lẽ vì vậy, mà tổ tiên ta đã lấy ngày rằm tháng bảy (còn gọi là ngày xá tội vong nhân) âm lịch hằng năm, làm ngày đại lễ Vu Lan báo hiếu. Mục đích là để nhắc nhở cho con cháu phải luôn nhớ đến cội nguồn tổ tiên ông bà cha mẹ. Nói rộng ra là phải nhớ đến bốn ân thâm trọng: ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân quốc vương thủy thổ, và ân đàn na thí chủ hay nói rộng ra là ân chúng sanh.

Ơn chúng sanh hằng tâm ghi nhớ
Ơn nước nhà cũng chớ có quên
Ơn Thầy ơn Tổ đáp đền
Ơn cha, ơn mẹ, trọn nên thân người.

Nhân ngày đại lễ Vu Lan, chúng ta thử tìm hiểu khái quát qua đôi nét về hai nhân vật chính trong Kinh Vu Lan, mà người Phật tử chúng ta thường trì tụng trong mùa Vu Lan báo hiếu. Đó là Tôn giả đại hiếu Mục kiền liên và thân mẫu của ngài. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu lý do tại sao mà bà Mục liên thanh đề được thoát khỏi tội khổ? Và tác dụng ảnh hưởng của sự cầu nguyện đó như thế nào? Đó là chủ đích nhắm tới của bài viết nầy.

Với thâm ý của chúng tôi là để cho người Phật tử chúng ta lấy đó làm một bài học, để chúng ta có thể áp dụng ngay trong đời sống thực tế hằng ngày. Thiết nghĩ, như thế, thì mới thực sự có lợi lạc hữu ích. Thật ra, khi tụng kinh hay dự lễ Vu Lan, đại đa số Phật tử chúng ta chỉ biết có mỗi một việc duy nhất, là chúng ta thành tâm cầu nguyện cho ông bà cha mẹ của chúng ta, kẻ còn người mất đều được thoát khổ, lợi lạc. Việc làm đó, theo thiển nghĩ của chúng tôi, cũng chưa đủ để chúng ta gọi là báo hiếu. Báo hiếu theo tinh thần của người Phật tử, tất nhiên nó phải vượt xa hơn người đời. Không phải chỉ tri ân và báo ân trong phạm vi thân bằng quyến thuộc của chúng ta không thôi, mà còn phải trải rộng lòng tri ân thương tưởng cứu giúp đến muôn loài vạn vật. Đó là chúng ta thật hành theo con đường báo hiếu của Bồ tát đạo.

Bây giờ, trước hết, chúng ta thử tìm hiểu đại khái vài nét về nhân vật chính là bà Mục liên thanh đề. Ở đây, chúng tôi xin miễn nêu ra dong dài về tích truyện huyền thoại của bà. Mà chúng tôi chỉ xin đề cập đến nguyên nhân nào đưa đến cho bà phải chịu cái quả báo cực hình đau khổ như trong Kinh Vu Lan đã diễn tả. Cái quả báo mà bà đã thọ lãnh, nguyên nhân chính yếu là phát xuất từ tâm độc ác của bà. Theo truyện tích đã kể, là bà đã có ác tâm hại chúng Tăng, bằng cách là làm bánh bao bằng nhân thịt chó. Chuyện có hay không, điều đó chúng ta không cần biết đến, mà chúng ta chỉ biết là bà đã phải chịu cái quả báo khổ đau rất thê thảm nơi chốn ngục hình. Trong Kinh Vu Lan nói, là bà bị đọa vào loài ngạ quỷ đói khát.

Khi tụng đọc Kinh Vu Lan, nghe Phật diễn tả về nỗi đau khổ cùng cực của bà, chúng ta rất cảm thông chua xót cho bà, chỉ vì si mê tăm tối mà bà đã tạo ra cái nhân độc ác nên phải chịu lãnh lấy cái quả báo khổ đau như thế. Khi cảm thông cho bà, ta cũng phải nghĩ lại thân phận của ta. Đây là một bài học nhân quả rát bỏng, mà chúng ta phải học từ Kinh Vu Lan. Nếu không gây nhân ác làm gì có quả báo ác?

Thử nhìn vào thế giới hiện tại mà chúng ta đang sống, chúng ta thấy có biết bao nhiêu người đã và đang chịu cái nỗi đau khổ cực hình giống như bà Mục liên thanh đề. Họ cũng đang bị hành hạ khổ sở ngày đêm trong chốn ngục tù, chỉ vì một phút giây vô minh nổi lên, mà họ không tự kềm chế được, rồi hành động gây tạo nghiệp ác, nên phải chịu cái quả báo khổ đau thê thảm không khác gì bà Thanh Đề. Một ác niệm vừa dấy lên trong tâm thức, mà chúng ta không sáng suốt nhận diện chuyển hóa nó, để rồi theo nó mà hành động ở nơi thân hoặc ở nơi miệng, thì chúng ta sẽ lãnh lấy một hậu quả rất là tai hại.

Phật dạy, muốn tránh quả khổ thì đừng có gây nhân khổ. Không giết người, không trộm cướp, không buôn lậu nha phiến, không hiếp dâm làm điều bất chánh v.v… thì làm gì có quả báo khổ đau. Nêu ra hình ảnh bà Thanh Đề để chúng ta coi đó là một tấm gương đau khổ mà chúng ta cần phải tránh. Chúng ta thương bà và chúng ta rất cảm thông nỗi khổ niềm đau của bà, vì bà đã nghe theo tiếng gọi của bọn giặc độc ác vô minh “Tham, Sân, Si”, mà gây ra phải chịu quả khổ như thế. Đó là chúng ta thấy rõ hình ảnh của một con người đã bị sa đọa.

Một nỗi đau thương thống thiết hơn nữa, là bà tuy đói khát thèm thuồng đủ mọi thứ, nhưng tiếc thay nào bà có ăn được thứ gì! Cơm đưa chưa đến miệng bà, thì cơm kia đã hóa thành than lửa. Bà không thể nào ăn được. Lửa đó là lửa tham lam, lửa sân hận, lửa si mê, lửa bỏn xẻn, keo kiết v.v… nó bốc cháy dữ dội thiêu đốt cả tâm can của bà. Ngày nay, cũng có không biết bao nhiêu kẻ lâm vào tình trạng đói khát kêu la giống như bà Thanh đề. Họ là những con người bất hạnh thật tội nghiệp đáng thương! họ đi lang thang thất thểu rày đây mai đó như con ma đói. Chẳng những họ đói khát về vật chất không thôi, mà họ còn đói khát rất nhiều về tình thương. Cái đói khát nầy mới thật là dày vò đau khổ, xé nát tâm can của họ. Quả đúng như Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã nói:

Đòi những kẻ thiên ma bách chiết
Hình thì còn, bụng chết đòi nau
Thảo nào khi mới chôn nhau
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra…

Hình hài thân xác của họ thì còn đó, nhưng tâm hồn của họ thì đã chết từ lâu rồi! Họ chỉ kéo lê cái thân xác héo mòn tàn tạ rạc rài đi trong bóng tối si mê của cuộc đời mong tìm kiếm van xin một chút tình thương. Chỉ cần một chút tình thương của những con người giàu lòng nhân ái, nhỏ cho họ một giọt nước cam lồ từ bi tươi mát. Họ rất cần sự cứu giúp của mọi người. Được thế, quả họ cảm thấy rất ấm lòng. Vì họ là những người đang bị vướng vào cái “móc khổ bị treo ngược”. Họ rất cần những người có đôi mắt “từ nhãn thị chúng sanh” của hạnh nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm để an ủi xoa dịu những nỗi khổ đau thống thiết rát bỏng của họ. Giúp đỡ thi ân cho những con người bất hạnh nầy, đó là người Phật tử đã làm một nghĩa cử rất cao đẹp. Hiện nhơn loại rất cần những bàn tay từ bi và đôi mắt tuệ nhãn nầy. Người Phật tử luôn tâm niệm rằng: “Dẫu xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người”. Mang sức sống đem lại nguồn vui yêu thương đến cho mọi loài, đó là ta đã thể hiện tấm lòng hiếu đạo vị tha cao cả rộng lượng của Bồ tát rồi vậy.

Bên cạnh đó, lại có một hình ảnh của một con người giải thoát. Đó là Tôn giả Mục kiền liên. Điều nầy cho chúng ta thấy, bên cái ác lại có cái thiện. Nếu ác không thì làm sao con người sống nổi? Mà nếu thiện không thì thế giới nầy đã trở thành Cực lạc huỳnh kim rồi. Vì cõi đời là tương đối, chúng ta chưa vượt thoát khỏi vòng đối đãi nhị nguyên, nên chúng ta mới có khổ. Nói rõ hơn, trong tâm thức của chúng ta có hai loại hạt giống: thiện và ác. Nhưng ác thì bao giờ cũng nhiều hơn thiện. Thực tế, nhìn vào trong xã hội loài người, ta thấy rất rõ điều đó.

Điều mà chúng ta cũng nên suy gẫm, bà Thanh Đề khi bà thọ khổ, còn có ngài Mục kiền liên tìm cách cứu thoát cho bà. Còn nếu như chúng ta tạo nghiệp ác, khi rơi vào địa ngục, thì thử hỏi ai là người cứu chúng ta đây? Thường người ta có thói quen hay nhìn phiến diện. Nói đến ngài Mục kiền liên, người ta chỉ biết ngài là người con chí hiếu, nhưng ít ai nghĩ đến khía cạnh tu hành giải thoát của ngài. Ngài là người có thần thông đệ nhất. Tại sao ngài được như thế? Có phải là do ngài nỗ lực công phu tu hành gạn lọc hết phiền não mà được như thế không? Như vậy, khi nói đến ngài, ta phải noi theo tấm gương sáng của ngài qua hai phương diện: “lòng hiếu thảo và sự tu hành dứt hết phiền não”. Nói gọn là noi theo tấm gương giải thoát của ngài. Như vậy, mới đúng là người Phật tử khi nghĩ đến ngài.

Nhưng mặc dù ngài là người con chí hiếu, có đủ thần thông lực dụng, nhưng tại sao ngài không thể cứu thoát mẹ ngài khỏi chốn ngục hình, mà ngài phải khẩn cầu đức Phật chỉ dạy? Đó là điều mà thiết nghĩ, chúng ta cũng cần nên suy gẫm. Ở đây, cho ta thấy luật nhân quả rất công bằng. Ai làm người đó chịu, ai ăn người nấy no. Không ai có thể ăn thế cho ai, hay chịu tội thế cho ai được cả. Và cũng không có một bàn tay thần thánh nào có thể cứu được. Nếu như ngài dùng thần thông cứu mẹ ngài được, thì thử hỏi luật nhân quả còn có tác dụng gì nữa không? Nhân quả còn có công bằng nữa hay không? Nếu thế, thì không thành luật nhân quả và chính ngài mắc phải cái tội là phá luật nhân quả mất rồi.

Do đó, nên ngài phải cần cầu đến tha lực. Tha lực đó là nhờ thần lực chú nguyện của Phật và Thánh chúng. Đó là một tăng thân ( sangha body ) tu hành thanh tịnh. Chúng ta nên biết rằng, đây chỉ là trợ duyên tốt thôi, chớ không phải là do sự chú nguyện đó, mà bà Mục liên thanh đề thoát khổ. Nếu hiểu như thế, thì ta hoàn toàn ỷ lại vào tha lực, đó là điều trái với tinh thần giác ngộ của đạo Phật. Ta cần lưu ý điểm nầy. Chẳng qua sự chú nguyện đó, nó chỉ có tác động ảnh hưởng làm cho bà Thanh Đề thức tỉnh tự hối cải và phát tâm hướng thiện, mà chính bà phải tự cởi trói cho bà. Vì bà tự cột thì chính bà phải tự tháo gỡ. Ngoài ra, tất cả đều là những trợ duyên phụ thuộc mà thôi.

Hiểu thế, thì mới không trái với luật nhân quả. Nếu không, thì con người tha hồ tạo ác, rồi sau khi chết nhờ Tăng Ni tụng kinh chú nguyện cho liền được siêu thoát. Nghĩ thế, thì chúng ta tự chuốc quả khổ hệ lụy cho mình. Không ai có thần lực làm cho mình hết khổ được cả. Khi mình gây tạo nghiệp ác, thì chính cái nghiệp ác đó nó có một năng lực trói chặt mình lại. nếu như mình muốn tháo gỡ nó ra, thì cũng chính mình phải tự tháo gỡ lấy. Tốt hơn hết, là chúng ta không nên gây tạo nghiệp ác để rồi phải chiêu cảm quả báo thọ khổ. Chừng đó, chúng ta có than khóc thống trách thì cũng đã quá muộn màng lắm rồi! Chi bằng tránh nhân thì không có quả. Chúng ta nên nhớ câu: “Phàm làm việc gì, trước phải nghĩ đến cái hậu quả của nó”. Được vậy, thì không còn gì phải lo sợ cái quả báo xấu xa nữa.

Tóm lại, cả hai hình ảnh mà chúng ta thấy, đều là tấm gương sáng để chúng ta lấy đó làm bài học hành xử trong cuộc đời. Khổ hay vui, giải thoát hay buộc ràng, tất cả đều do chúng ta tự tạo lấy. Nói theo Kinh Hoa Nghiêm thì, “tất cả đều do tâm tạo”. Địa ngục hay Niết bàn cũng đều do mình tạo lấy. Nhân nào quả nấy là vậy. Chúng ta nên tin chắc vào luật nhân quả để hành hoạt trong đời sống. Tránh nhân ác thì sẽ không bao giờ gặt hái quả ác.

Qua Kinh Vu Lan, chúng ta thấy Phật chỉ cho chúng ta một hướng sống giải thoát thực tế. Chính mình phải chọn cho mình một con đường thoát khổ. Đồng thời cũng nói lên phẩm hạnh đạo đức qua cung cách hành xử trong gia đình và ngoài xã hội. Đó là đức Phật nhằm khuyến nhắc mọi người, nhất là người Phật tử phải nên lấy đạo đức làm căn bản trong đạo xử thế. Vì hiếu đạo là cội nguồn, là mạch sống của sự sống. Nhờ có lòng tri ân và báo ân, mà đời sống của con người mới thăng hoa tươi đẹp và nó sẽ mang lại ý nghĩa thắm đượm tình người nhiều hơn. Và cũng nhờ đó mà nhơn loại sẽ biết yêu thương nhau hơn và tránh gây đau khổ cho nhau. Vì máu chảy thì ruột phải mềm! Không gây khổ đau cho nhau, thì đời sống của con người mới thực sự có ý nghĩa và mới có được an lạc hạnh phúc. Chiến tranh hay hòa bình đều phát xuất từ tâm thức của con người mà ra.

Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, chúng tôi xin thành tâm kính chúc mọi người cùng nhau hướng về mục đích chung: xây dựng tình người, làm thăng hoa cuộc sống và mang lại nhiều lợi lạc đến cho mình và tha nhân. Kính chúc toàn thể trọn hưởng một mùa Vu Lan an bình và hạnh phúc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư