Ô NHIỄM VI NHỰA ĐẠI DƯƠNG CAO HƠN ƯỚC TÍNH
(Chinhphu.vn) - Bề mặt nước trên toàn cầu từng được ước tính có từ 5.000 đến 50.000 tỷ hạt vi nhựa. Nhưng sau khi bổ sung các hạt nhỏ hơn mới được tìm thấy, các nhà khoa học cho biết ước tính này có thể tăng lên từ 12.000 đến 125.000 tỷ hạt.
Ảnh: minh hoạ
Ô nhiễm nhựa gây hại cho khả năng sinh sản, tăng trưởng và sự sống của sinh vật biển. Các hạt nhựa nhỏ đặc biệt nghiêm trọng vì chúng có cùng kích thước với thức ăn của động vật phù du - một trong những loài đông nhất hành tinh, làm nền tảng cho hệ sinh vật biển và điều hòa khí hậu.
Dữ liệu mới cho thấy ở một số vùng nước có thể có nhiều hạt vi nhựa hơn cả số động vật phù du nói trên.
Trong nghiên cứu dẫn đầu bởi Phòng thí nghiệm Hàng hải Plymouth (Anh), các nhà khoa học đã sử dụng lưới có kích thước mắt 100 micron (0,1 mm), 333 micron và 500 micron để lọc nước ngoài khơi bờ biển Plymouth ở Anh và bờ biển Maine ở Mỹ. Số hạt vi nhựa bắt được bằng lưới 100 micron nhiều gấp 2,5 lần so với lưới 333 micron (loại thường được sử dụng để lọc vi nhựa), và gấp 10 lần so với lưới 500 micron.
“Ước tính về nồng độ vi nhựa trong đại dương hiện nay có thể quá thấp”, GS. Pennie Lindeque thuộc Phòng thí nghiệm Hàng hải Plymouth, người đứng đầu nghiên cứu vừa được công bố tháng trước trên tạp chí Global Change Biology, cho biết.
Bề mặt nước trên toàn cầu từng được ước tính có từ 5.000 đến 50.000 tỷ hạt vi nhựa. Nhưng sau khi bổ sung các hạt nhỏ hơn mới được tìm thấy, các nhà khoa học cho biết ước tính này có thể tăng lên từ 12.000 đến 125.000 tỷ hạt.
Sử dụng phép ngoại suy, nhóm nghiên cứu đề xuất nồng độ vi nhựa có thể vượt quá 3.700 hạt/m3 - cao hơn nhiều so với số lượng động vật phù du, GS. Lindeque nói, trong khi động vật phù du đã là một trong những loài đông nhất trên hành tinh. Kết quả này có thể là đại diện cho nồng độ vi nhựa ở các khu vực nước gần các vùng đất đông dân cư.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy ô nhiễm vi nhựa đã lan ra cả hành tinh, từ tuyết và đất ở Bắc cực đến nhiều con sông và đại dương sâu nhất, hay các loại thức ăn của con người như muối, mật ong, sữa, bia... Con người đang hấp thụ vi nhựa hằng ngày, trong khi chưa ai rõ các tác động của vi nhựa đến sức khỏe.
Theo KH&PT (Báo điện tử Chính phủ, ra ngày 27/5/2020, https://baochinhphu.vn/o-nhiem-vi-nhua-dai-duong-cao-hon-uoc-tinh-102273234.htm)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Những thông tin nào dưới đây xuất hiện trong văn bản? (Trả lời bằng cách đánh dấu X vào cột “Có xuất hiện”)
Thông tin
Có xuất hiện
1. Mức độ hạt vi nhựa tìm thấy ở Bắc Cực thấp hơn nhiều so với các khu vực đông dân cư, song con số này vẫn đáng kể, với khoảng 1.760 hạt vi nhựa/lít.
2. Dữ liệu mới cho thấy ở một số vùng nước có thể có nhiều hạt vi nhựa hơn cả số động vật phù du nói trên.
3. Theo các nhà khoa học, vi nhựa là những hạt nhựa có kích thước dưới 5mm.
4. Các nhà khoa học Mỹ dự báo: đến năm 2050, khối lượng rác thải nhựa ở các đại dương sẽ nặng hơn khối lượng của cá, và 99% các loài chim biển sẽ phải ăn nhựa.
5. Con người đang hấp thụ vi nhựa hằng ngày, trong khi chưa ai rõ các tác động của vi nhựa đến sức khỏe.
Câu 2. Nhan đề của văn bản trên có tính chất:
A. Ngắn gọn, súc tích
B. Đúng trọng tâm
C. Giật gân, thu hút
D. Ngắn gọn, khái quát và thể hiện trực tiếp thông tin chính được cung cấp, phân tích trong văn bản
Câu 3. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Văn bản dân gian
B. Truyện kí hiện đại
C. Văn bản thông tin
D. Văn bản nghị luận
Câu 4. Trong đoạn trích, tác giả đã chỉ ra những tác hại nào của các hạt vi nhựa?
A. Phá huỷ sự cân bằng của Trái Đất.
B. Huỷ hoại môi trường nước.
C. Chỉ gây hại cho con người.
D. Gây hại cho khả năng sinh sản, tăng trưởng và sự sống của sinh vật biển.
Câu 5. Trong câu: Ô nhiễm nhựa gây hại cho khả năng sinh sản, tăng trưởng và sự sống của sinh vật biển. Các hạt nhựa nhỏ đặc biệt nghiêm trọng vì chúng có cùng kích thước với thức ăn của động vật phù du - một trong những loài đông nhất hành tinh, làm nền tảng cho hệ sinh vật biển và điều hòa khí hậu. thì phần in đậm là thành phần gì của câu?
A. Thành phần tình thái
B. Thành phần biệt lập
C. Thành phần phụ chú
D. Thành phần cảm thán
Câu 6. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chức năng nào?
A. Khoa học
B. Chính luận
C. Nghệ thuật
D. Báo chí
Câu 7. Theo đoạn trích thì hiện nay, hạt vi nhựa ngoài xuất hiện trên đại dương còn đang lan tràn ở những môi trường nào?
A. Tuyết và đất ở Bắc cực
B. Sông và đại dương sâu nhất
C. Các loại thức ăn của con người
D. Cả hành tinh
Câu 8. Chỉ ra tác dụng của các số liệu được đưa vào văn bản trong việc thể hiện thông tin chính mà người viết cung cấp.
Câu 9. Rút ra mục đích của người tổng hợp và cung cấp thông tin.
Câu 10. Văn bản đã tác động đến nhận thức của người đọc như thế nào về vấn đề “rác thải nhựa”?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |