Trong xã hội ngày nay, đức tính khôn ngoan là rất cần thiết cho mọi người, đức khôn ngoan là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt và gương mẫu.
Để có một môi trường học tập lành mạnh, học sinh, gia đình và nhà trường đều đang nỗ lực đẩy lùi những vấn nạn về việc học sinh vô giáo dục , chửi bậy thầy cô giáo , … Trong đó, đặc biệt là vấn nạn về một số bạn trẻ thiếu tôn trọng thầy cô giáo.
Thiếu tôn trọng thầy cô giáo là việc học sinh coi thường thầy cô ko coi thầy cô ra gì. Đó thường là những tính nết xấu mà ai cũng cần loại bỏ và được giáo dục dạy bảo từ bé.
Thiếu tôn trọng thầy cô giáo có nhiều ảnh hưởng xấu tới học sinh. Thứ nhất, việc thiếu tôn trọng làm ảnh hưởng tới đạo đức của học sinh, làm các em trở thành người bị coi là vô văn hóa, thiếu giáo dục. Người nghe, người giao tiếp cùng nhiều lúc cảm giác khó chịu và dần xa lánh. Họ cho rằng đó là biểu hiện của việc thiếu lịch sự. Thứ hai, việc thiếu tôn trọng thầy cô giáo với mục đích lăng mạ người khác, nhiều khi gây ra những cuộc ẩu đả không đáng có. Hơn thế nữa, khi thiếu tôn trọng thầy cô trở thành thói quen của một người, nó có thể là thói quen của nhiều người khác. Lúc đó, ta không chỉ có một học sinh, mà là một nhóm, một lớp … nói thiếu tôn trọng , tạo một nếp văn hóa rất xấu trong nhà trường và ảnh hưởng tới tín với các bậc phụ huynh.
Nguyên nhân hình thành những câu nói không tôn trọng là nhiều khi do chính gia đình, đặc biệt là bố mẹ các em. Lời nói, khẩu ngữ của bố mẹ tác động trực tiếp và liên tục đến các em, ảnh hưởng lớn đến tư duy ngôn ngữ của con trẻ. Hoặc cũng có thể, thông qua các bộ phim truyền hình, các chương trình trên ti vi hay chính những người các em giao tiếp thường ngày như bạn bè, hàng xóm , … cũng tác động đến lời ăn tiếng nói của các em.
Để bài trừ thói hư này, mỗi học sinh, gia đình và nhà trường cần có những hành động tích cực. Trường học cần xây dựng những nội quy về chuẩn mực, phép tắc trong giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Về phía gia đình, các bậc cha mẹ cần có ý thức trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.Và bản thân mỗi một học sinh phải luôn có ý thức tự giác tránh xa những thói hư tật xấu trên.
Xã hội đang ngày một văn minh, con người cần đẩy lui những hiện tượng xấu ra khỏi môi trường sống của bản thân. Không ăn nói thô bạo, nó không chỉ tạo nên một nét đẹp văn hóa, mà còn giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, lành mạnh.