Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ngoài những đặc điểm chung như các quan hệ pháp luật khác, các quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm riêng biệt sau đây:
- Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lí hay đối tượng quản lí hành chính nhà nước.
Sở dĩ các quan hệ pháp luật hành chính có đặc điểm này là vì việc điều chỉnh pháp lí đối với các quan hệ quản lí hành chính nhà nước không chỉ nhằm mục đích bảo đảm lợi ích cùa Nhà nước mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi nhiều mặt của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thẩm quyền quản lí hành chính của Nhà nước chỉ có thể được thực hiên nếu có sự tham gia tích cực từ phía các đối tượng quản lí. Mặt khác, nhiều quyền lợi của đối tượng quản lí hành chính nhà nước chỉ có thể được bảo đảm nếu có sự hỗ trợ tích cực của các chủ thể quản lí bằng những hành vi pháp lí cụ thể.
- Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính của các bên tham gia quan hệ đó.
Các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính cố thể là cơ quan nhà nước, tổ chức hay cá nhân; có thể nhân danh nhà nước, vì lợi ích của Nhà nước hoặc nhân danh chính mình nhưng họ đều thực hiên các quyền và nghĩa vụ do quy phạm chính trên cơ sở quyền lực nhà nước và chủ thể thường có nghĩa vụ chấp hành việc sử dụng quyền lực nhà nước của chủ thể đặc biệt. Tuy nhiên, không có nghĩa là trong quan hê pháp luật hành chính, chủ thể đặc biệt chỉ có quyền và chủ thể thường chỉ có nghĩa vụ.
Việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể đặc biệt vừa là quyền vừa là trách nhiệm của chủ thể này. Bên cạnh đó, chủ thể thường tuy có nghĩa vụ chấp hành các mệnh lệnh cua chủ thể đặc biệt song cũng có những quyền nhất định xuất phát từ yêu cầu bảo đảm tính khách quan, đúng pháp luật của các hành vi quản lí hành chính nhà nước hoặc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của họ như: quyền yêu cầu, đề nghị, khiếu hại, tố cáo, ...
Việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể đặc biệt chỉ có hiệu lực khi nó làm phát sinh nghĩa vụ chấp hành của chủ thể thường. Mặt khác, việc thực hiện quyền của chủ thể thường trong quan hệ pháp luật hành chính chỉ có ý nghĩa thực sự nếu nố làm phát sinh trách nhiệm tiếp nhân, xem xét giải quyết của chủ thể đặc biệt.
Ví dụ: Công dân có quyền khiếu nại nhưng nếu việc thực hiện quyền khiếu nại đó cùa cồng dân không làm phát sinh trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì việc khiếu nại đó của công dân chỉ mang tính hình thức, không có giá trị pháp lí.
- Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính.
Cũng như các công việc khác trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước, các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính cần phải được giải quyết theo thủ tục hành chính. Tuy nhiên, do tính chất và yêu cầu giải quyết một số tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính mà việc giải quyết chúng còn có thể được thực hiện theo thủ tục tố trước Nhà nước. Tất nhiên, không phải trong mọi trường hợp chủ thể vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính đều phải chịu cùng một loại trạch nhiệm pháp lí trước Nhà nước. Tuỳ thuộc vào việc hành vi trái pháp luật hành chính cấu thành loại vi phạm pháp luật nào mà Nhà nước sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự, hành chính, kỉ luật nhà nước đối với người vi phạm, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Tóm lại, quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.
2. Phân loại quan hệ pháp luật hành chính
Các quan hê phấp luật hành chính có thể được phân loại theo các căn cứ chủ yếu sau:
- Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể, các quan hệ pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau đây:
+ Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức. •
Do yêu cầu về tính thống nhất và hiệu quả hoạt động của Nhà nước nên các cơ quan, tổ chức và cán bộ, cồng chức trong bộ máy nhà nước chịu sự chi phối bởi các quan hệ lệ thuộc về tổ chức - quan hệ giữa một bên là cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền quyết định đối với bên kia về việc thành lập, giải thể cơ quan, tổ chức hoặc bầu, bãi nhiệm, bổ nhiêm, cách chức cán bộ, công chức.
Ví dụ: Quan hệ giữa Chính phủ với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc quan hệ giữa Bộ trưởng Bộ tư pháp với Thanh tra Bộ tư pháp ...
cần thiết giúp cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ trong các quan hệ nội dung được nhanh chóng và đúng đắn. Các quan hệ này do quy phạm thủ tục điều chỉnh.
Ví dụ: Quan hệ giữa Thủ tướng Chính phủ với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ phát sinh khi bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ “kiến nghị với Thủ tướng đình chỉ việc thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên vê' ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lí”
- Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ, các quan hê pháp luật hành chính cố thể được phân loại thành các nhóm quan hệ pháp luật hành chính về quản lí kinh tế, văn hoá, an ninh, chính tri, trật tự, an toàn xã hội, V.V.; về xử lí vi phạm pháp luật, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; v.v.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |