Điểm giống nhau:
- Cả hai nhà nước có lãnh thổ chủ yếu là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay
- Tổ chức nhà nước với đứng đầu là vua, nắm giữ mọi quyền hành, giúp việc cho vua là các quan lạc hầu và lạc tướng. Lạc tướng đứng đầu các bộ, bồ chính (già làng) đứng đầu các chiềng, chạ.
- Thóc gạo là nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc chủ yếu là gạo nếp. Họ dùng gạo nếp để thổi cơm, làm bánh chưng, bánh dày.
- Trang phục của cư dân hai nước đều phản ánh được trình độ phát triển và óc thẩm mỹ và bản sắc văn hoá của người Việt Cổ. Do nghề dệt phát triển, người Việt cổ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ sợi đay, gai, tơ tằm. Trong sinh hoạt đời thường, nam thường đóng khố, nữ thường mặc váy rộng.
- Phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền bè trên các con sông rạch.
* Điểm khác nhau
Văn Lang
+Kinh đô:Phong Châu (Phú Thọ)
+Lãnh thổ: Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ của Việt Nam hiện nay
+Tổ chức bộ máy nhà nước: Đơn giản, sơ khai
Âu Lạc
+Kinh đô: Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội)
+Lãnh thổ: Địa bàn được mở rộng hơn kế thừa vùng đất của Lạc Việt và Tây Âu
+Tổ chức bộ máy nhà nước
Tổ chức nhà nước được chặt chẽ hơn:
Vua nắm giữ nhiều quyền điều hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước.
Có quân đội, mạnh, vũ khí tốt, có thành Cổ Loa phòng thủ kiên cố, vững chắc.