KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
I/ LÝ THUYẾT.
Câu 1: Lực tiếp xúc xuất hiện khi nào? Lực không tiếp xúc xuất hiện khi nào? Lấy ví dụ?
Câu 2 : Nêu một số bệnh do nguyên sinh vật, nấm gây ra?
Câu 3: Phân biệt các nhóm thực vật, nêu đại diện của các nhóm?
Câu 4: Kể tên được một số loại sinh vật đặc trưng cho các sinh cảnh đa dạng sinh học? (VD: Lạc đà đặc trưng cho vùng hoang mạc...)
Câu 5: Nêu một số dụng cụ khi thực hành quan sát phân loại động vật ngoài thiên nhiên?
Câu 6: Phân biệt lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt?
Câu 7: Lực hấp dẫn là gì? Lấy ví dụ về lực hấp dẫn trong đời sống?
Câu 8: Lực kế lò xo dùng để làm gì? Nêu cấu tạo của lực kế lò xo?
Câu 9: Nhiên liệu là gì? Kể tên được một số nhiên liệu thường dùng trong thực tế?
Câu 10: Kể tên được một số loại năng lượng? Chứng minh được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực?
II. BÀI TẬP
Câu 11: Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này, ma sát có lợi hay có hại:
a) Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy.
b) Giày, dép đi một thời gian đế sẽ bị mòn.
c) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.
d) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.
Câu 12: Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng hay giảm?
b) Lực lò xo tác dụng lên tay sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 13: Tính khối lượng của các vật:
a) Cuốn sách KHTN 6 có trọng lượng 2N.
b) Bạn Mai có trọng lượng 400N.
Câu 14: Giải thích
a) Vì sao cần phải kiểm tra hạn sử dụng, màu sắc của thức ăn trước khi mua?
b) Tại sao khi lấy mẫu nấm mốc để làm thực hành, để đảm bảo an toàn chúng ta phải sử dụng găng tay và khẩu trang cá nhân?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
– Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc
– Ví dụ về lực tiếp xúc: Một học sinh dùng tay kéo chiếc bàn, lực kéo làm chiếc bàn di chuyển.
– Ví dụ về lực không tiếp xúc: Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt đặt gần nó.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |