- Về chữ viết:
+ Chữ Hán được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được sử dụng rộng rãi.
+ Thế kỉ VIII người ta sáng tạo ra chữ Nôm
+ Đầu thế kỉ XVI, phát triển và hoàn thiện của chữ Quốc ngữ.
- Thành tựu về văn học:
+ Phong phú, đa dạng, gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
+ Văn học dân gian:
+ Được lưu truyền và bổ sung qua thời gian, gồm các thể loại như truyền thuyết, sử thi, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca,...
+ Phản ánh đời sống xã hội, đúc kết kinh nghiệm và răn dạy,...
+ Văn học viết:
+ Được sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán, Nôm
+ Gồm các thể loại như thơ, phú, hịch, cáo, truyện,...
+ Nội dung thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tin tôn giáo tín ngưỡng,...
-Về giáo dục :
+Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền. Năm, 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài. Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa. Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Từ thời Lê sơ, con em bình dân học giỏi cũng được đi học, đi thi; hệ thống trường học mở rộng trên cả nước.
+Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại, nhà nước chính quy hóa việc thi cử để tuyển chọn người tài, thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chúc chính quy.
-Các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử vì nhân tài là tinh hoa của đất nước, là nguyên khí của quốc gia.