Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 10
15/05/2023 13:39:26

Phân tích người tử sĩ của Nguyễn Đình Thi

Phân tích người tử sĩ nguyễn đình thi
​Mũ sắt mờ trong sương phủ
Anh nằm yên như ngủ say
Máu thấm đầy manh áo cũ
Nửa đường anh ngã xuống đây
 
Để anh trên sườn núi vắng
Không biết có bao giờ trở lại
Một ngày về tìm anh ở đâu
Giữa rừng nghìn lối cỏ lau
 
Nắm súng chào anh lần cuối
Chúng tôi lại đi mê mải
Nắng lên nhuộm đỏ hàng cây
Véo von những tiếng chim rừng. 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
164
0
0
long dral rap
16/05/2023 21:38:59
+5đ tặng

người tử sĩ của Nguyễn Đình Thi là lời tưởng niệm, đúng hơn là lời khóc đồng đội khi đưa tiễn về cõi vĩnh hằng. Bài thơ rất hàm súc và tình cảm của tác giả cũng được dồn nén tới mức đến phút không thể ghìm được nữa đã bật ra thành tiếng khóc:

Không biết có bao giờ trở lại
Một ngày về tìm anh ở đâu.

Cả bài thơ có 3 khổ 4 câu, vị chi chỉ có 12 câu. Tất cả đều là câu 6 tiếng. Vậy mà đến giữa bài, tác giả đã buông hai câu thơ trên - chỉ có 2 câu này - lại có 7 tiếng. Có cảm giác như tiếng nấc, nghẹn ngào, tắc nghẽn của người còn sống thương sót người thân thương vừa giã từ cõi đời.

Những ai đã từng chôn cất người thân, nhất là chôn cất đồng đội trong chiến tranh hẳn sẽ dễ dàng đồng cảm và chia sẻ cùng tác giả. Tình cảm của ông với người đồng đội tử sĩ sâu sắc, âm thầm, tĩnh lặng đến độ chỉ còn biết ngẩn ngơ khi nghĩ đến một ngày nào đó trở lại đây tìm mộ bạn:

Một ngày về tìm anh ở đâu
Giữa rừng nghìn lối cỏ lau

Tác giả muốn khóc mà không thành lời, không chảy được nước mắt. Nỗi đau xót, tiếc thương đã đến độ tột cùng.

“Người tử sĩ’ ra đời năm 1948 giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân ta đang ở vào giai đoạn khó khăn, khốc liệt nhất - giai đoạn cầm cự. Vậy nên chẳng lấy gì ngạc nhiên khi trong tâm trạng đau xót tiếc thương đồng đội đến tột cùng như đã thấy mà tác giả vẫn phải hướng đến sự lạc quan, cố tự vượt mình để trở về với nhiệm vụ của một người lính không cho phép sự ủy mị, bi lụy.

Nắm súng chào anh lần cuối
Chúng tôi lại đi mê mải
Nắng lên nhuộm đỏ hàng cây
Véo von những tiếng chim rừng

Âu đó cũng là một phẩm chất tự nhiên của bất cứ nghệ sĩ cách mạng nào khi cầm bút trong bối cảnh Tổ quốc đang có chiến tranh, chưa được yên ổn, thanh bình.

Nửa thế kỷ đã qua đi. Dư âm chiến tranh và hào quang chiến thắng vẫn còn đó. Trong cuộc sống hạnh phúc hòa bình hôm nay, chúng ta uống nước không thể không nhớ nguồn, ăn quả không thể quên người trồng cây. Truyền thống và đạo lý dân tộc khiến ta càng biết ơn sâu sắc những người con trung hiếu đã vĩnh viễn ngã xuống dâng hiến cho sự trường tồn của Tổ quốc. Cũng vì thế, Người tử sĩ đã sống mãi với nền văn học kháng chiến đậm đà chất bi tráng, hào hùng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo