Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể lại câu chuyện đẽo cày giữa đường theo hình thức năm chữ

Kể lại câu chuyện đẽo cày giữa đường theo hình thức năm chữ. ( giúp mình với mình đang cần gấp cảm ơn các bạn nhiều)
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
469
1
0
Yến Nguyễn
17/05/2023 18:01:10
+5đ tặng
Một ngày đẹp trời, có một người nông dân đang trên đường trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả trên cánh đồng. Anh ta đeo cày lên vai và đi bộ trên con đường đất màu mỡ.

Trên đường về, anh ta gặp một người lạ mặt đang đi bộ ngược chiều. Người lạ mặt này nhìn thấy cày trên vai nông dân và cảm thấy tò mò, nên anh ta hỏi nông dân:

"Xin lỗi bạn, nhưng tại sao bạn mang theo cày khi đang đi trên đường?"

Nông dân trả lời: "Cày này là của tôi, và tôi đang trở về nhà sau khi làm việc trên cánh đồng. Tôi đã quên để cày trong rừng, nên bây giờ tôi đang mang nó trên vai để đến nhà và không phải quay lại lấy nó sau."

Người lạ mặt ngạc nhiên và hỏi tiếp: "Nhưng liệu không phải nó rất nặng và không thuận tiện khi bạn đeo nó lên vai?"

Nông dân chỉ mỉm cười và trả lời: "Đúng vậy, nó có thể nặng và không thuận tiện lắm. Nhưng nhìn vào công việc tôi vừa làm, tôi cảm thấy đó là một sự thừa nhận và trân trọng đối với đồng cỏ của tôi. Dù nó nặng, nhưng tôi đang trở về với nó, như là một phần của cuộc sống và công việc của mình. Đó là sự hạnh phúc bình dị và ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời của mỗi người."

Người lạ mặt cảm thấy bị cảm động bởi sự hiếu khách và lòng trân trọng của người nông dân đối với công việc của mình. Hai người tiếp tục trò chuyện và chia sẻ những câu chuyện và kinh nghiệm của mình trong cuộc sống.

Cuối cùng, họ chia tay nhau với những lời chúc tốt đẹp và niềm tin rằng sự đẹo cày giữa đường đã mang lại cho họ niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
trần phong
17/05/2023 18:30:08
+4đ tặng

Xưa có một người thợ mộc bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ về để đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên đường. Ai đi qua cũng đều ghé vào xem.

Có người nói: “Phải đẽo cày cho to, cho cao thì mới dễ cày”. Anh ta cho là phải liền đẽo cày vừa to, vừa cao. Người khác lại nói rằng: “Phải đẽo cày nhỏ, thấp hơn thì mới dễ cày”. Anh ta thấy có lí, lại làm theo. Một hôm, có người đến nói ở trên núi người ta phá hoang bao nhiêu ruộng đồng bằng voi cả. Nếu đẽo cày gấp đôi, gấp ba cho voi cày thì sẽ bán được nhiều, thu nhiều lãi. Nghe nói vậy, người thợ mộc cũng đẽo cày to gấp năm, bảy lần thứ cày thường bán ra.

Qua nhiều ngày, chẳng có ai đến mua, cũng chẳng có ai nói voi đi cày thành ruộng cả. Thành ra gỗ đều hỏng hết. Bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma. Người thợ mộc bây giờ mới biết là dại, nhưng đã quá muộn.

1
0
tigercubs
17/05/2023 23:33:31
+3đ tặng

Có rất nhiều người ban đầu rất hăm hở bắt tay ngay vào việc thực hiện một mục tiêu hay kế hoạch nào đó nhưng do những tác động khách quan nhiều khi khiến họ chao đảo, lung lay, thay đổi lập trường, mất đi sự bền gan lập trí dẫn đến thất bại. Nói về vấn đề này, ông cha ta đã có câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” để khuyên dạy chúng ta về sự kiên định, tin tưởng vào chính bản thân mình.

Câu chuyện kể về một anh nông dân, ban đầu ông ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười. Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp. Vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình. Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chi phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân.

Một khi bạn đã có được chính kiến của mình thì vốn tri thức và bản lĩnh sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng mà không lo không biết rằng mình có đang trong tình trạng “đẽo cày giữa đường không?”. Tri thức là hiểu biết, trình độ và tầm nhìn chiến lược của vấn đề để khi quyết định rồi thì không phải thắng lợi bằng niềm tin mà phải có cơ sở chứng minh sẽ đạt thành quả tích cực. Bản lĩnh là biết nhận định đúng sai, tính logic của từng góp ý cảm nhận để chắt lọc thật chính xác những điều hay lẽ phải, không bị xu hướng hay ảnh hưởng khác tác động đến quyết định của mình. Nhưng một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm bản thân.

Câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc cho mỗi người chúng ta. Rằng mỗi người phải học cách chủ động và có chính kiến của minh trong bất cứ công việc nào đừng để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc mà bạn là người hiểu rõ nhất. Hãy luôn tin vào chính bản thân mình thành công sẽ chờ bạn ở cuối con đường.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×