Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khác - Đại học
11/06/2023 09:26:08

Phương pháp xử lí tình huống khủng hoảng trẻ lên 3

Phương pháp xử lí tình huống khủng hoảng trẻ lên 3 ạ 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
69
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. Giữ bình tĩnh và đưa ra lời khuyên: Trong tình huống khủng hoảng, trẻ thường rất hoảng loạn và không biết phải làm gì. Vì vậy, người lớn cần giữ bình tĩnh và đưa ra lời khuyên để trẻ có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

2. Tìm cách giải quyết vấn đề: Người lớn cần tìm cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu trẻ đang gặp nguy hiểm, họ cần được đưa ra khỏi tình huống nguy hiểm ngay lập tức.

3. Tạo ra một môi trường an toàn: Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong tình huống khủng hoảng. Người lớn cần tạo ra một môi trường an toàn và đảm bảo rằng trẻ không gặp nguy hiểm trong quá trình giải quyết vấn đề.
1
1
Hoàng Hiệp
11/06/2023 09:26:40
+5đ tặng

Gợi ý các biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3
  1. 1.1 Khuyến khích sự độc lập của trẻ ...
  2. 1.2 Tạo thói quen với lịch trình cố định. ...
  3. 1.3 Đặt ra các nguyên tắc rõ ràng và nhất quán. ...
  4. 1.4 Hãy kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu quy tắc. ...
  5. 1.5 Hãy thông báo cho con biết về sự thay đổi. ...
  6. 1.6 Hãy hiểu cho con.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Kim Anh
11/06/2023 09:28:24
+4đ tặng
Gợi ý các biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3

 

1.1 Khuyến khích sự độc lập của trẻ

Sự phát triển của trẻ 3 tuổi bắt đầu có xu hướng độc lập; vì vậy cha mẹ nên khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tự làm một số việc trong khả năng của mình. Không nên cấm đoán, hay dọa nạt trẻ quá mức nếu trẻ làm chưa hoàn hảo.

Mẹ nên cho trẻ làm những việc nhỏ chăm sóc thân thể như: tự mặc quần áo, đánh răng, chải tóc, v.v. Mẹ đừng tiếc những lời khen khi bé làm tốt nhé.

 

1.2 Tạo thói quen với lịch trình cố định

Một biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 đó là cho bé sinh hoạt theo lịch trình và thói quen nhất định.

 

Trẻ em có nhiều khả năng hợp tác hơn khi bé nhận thức được những thay đổi có thể xảy ra trong môi trường của bé. Việc có các thói quen mang lại cho trẻ cảm giác kiểm soát được môi trường của mình.

 

1.3 Đặt ra các nguyên tắc rõ ràng và nhất quán

Khi trẻ có đòi hỏi quá đáng; cha mẹ và người thân trong gia đình cần có thái độ nghiêm khắc, tuyệt đối không thỏa hiệp với trẻ. Ba mẹ nên đưa ra một số quy luật như trẻ được coi tivi bao nhiêu phút trong ngày; khi đi siêu thị trẻ được mua những thứ gì, v.v.

 

 

Rất nhiều trẻ cứ ăn vạ một lần mà cha mẹ đáp ứng thì lần sau trẻ lại tiếp tục. Khi trẻ ăn vạ người lớn nên lờ đi chỗ khác, hãy đánh lạc hướng trẻ bằng cách bày ra những trò chơi rủ trẻ chơi.

 

1.4 Hãy kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu quy tắc

Trẻ lên 3 thường hay bướng bỉnh. Tuy nhiên người lớn không nên quát tháo la lối trẻ mà nên nhẹ nhàng giải thích cho trẻ nghe. Nếu giải thích rồi trẻ vẫn tái phạm, ba mẹ có thể áp dụng cách phạt bé.

Hình thức phạt có thể là không cho trẻ xem ti vi, hay không kể chuyện cho con nghe, không cho con đi chơi công viên… Mẹ tuyệt đối không dùng đòn roi để phạt. Trẻ sẽ chai lì và sẽ bắt chước theo hành vi của mẹ mà hành xử với bạn bè hay em nhỏ hơn mình.

>> Xem thêm: Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh không cần đến đòn roi


Biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 đó là hãy kiên nhẫn

 

1.5 Hãy thông báo cho con biết về sự thay đổi

Một trong những biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 đó là báo cho bé biết về những thay đổi có thể xảy ra. Điều này sẽ tránh con có những phản ứng cảm xúc mãnh liệt trước sự kiện bé không ngờ đến.

Trước khi một hoạt động thay đổi, hãy thông báo điều này với trẻ hoạt động nào sẽ bắt đầu tiếp theo và chúng sẽ cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành hoạt động hiện tại. Bằng cách đó, mẹ đang chuẩn bị cho con mình những gì sắp xảy ra; giảm bớt sự thất vọng cũng như khả năng nổi cơn thịnh nộ của trẻ.

 

1.6 Hãy hiểu cho con

Mặc dù những cơn giận dữ là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ; nhưng cũng có thể giảm tần suất của chúng. Hiểu rõ hơn về bé là một biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 rất tốt.

Mẹ có khả năng hiểu rõ con mình hơn bất kỳ ai khác. Vì vậy, mẹ biết những tình huống nào có thể khiến bé cảm thấy không thoải mái; và giới hạn thời gian đối với một số hoạt động nhất định.

Hãy ghi chú cẩn thận những tình huống này và giảm bớt chúng có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm cơn giận dữ của trẻ.

 

2. Một số điều mẹ cần tránh khi trẻ gặp khủng hoảng

Ngoài các biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3; mẹ cũng cần lưu ý một số điều cần tránh:

Bỏ mặc bé không ai giám sát: Khi mẹ phớt lờ hành vi tức tối, ăn vạ; hãy đảm bảo rằng con ở nơi dễ thấy và bé không làm bất cứ điều gì hoặc có nguy cơ tự làm tổn thương mình.

 

Tranh cãi với bé trong lúc giận dữ: Có thể vô ích khi cố gắng lý luận với một đứa trẻ đang trong trạng thái xúc động mạnh. Mẹ có thể chỉ kéo dài cơn giận dữ.

Nhượng bộ trước những yêu cầu của bé để ngăn cơn giận dữ: Nếu mẹ nhượng bộ những yêu cầu của bé vì chúng nổi cơn thịnh nộ; chúng sẽ học được rằng hành vi của chúng là cách thích hợp để đạt được điều chúng muốn.

0
0
Minh Dũng
11/06/2023 10:56:05
+3đ tặng
  1. Định hướng:
  • Xác định nguyên nhân của tình huống khủng hoảng và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình huống.
  • Xác định mục tiêu cần đạt được và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.
  • Xác định các bước cần thiết để giải quyết tình huống.
  • Tạo ra một môi trường an toàn và ổn định cho trẻ.
  • Giữ cho trẻ yên tĩnh và tránh gây ra sự cố thêm.
  • Cung cấp cho trẻ những thông tin cần thiết để giúp họ hiểu được tình huống và giảm bớt căng thẳng.
  • Đánh giá lại tình huống và đảm bảo rằng mọi thứ đã được giải quyết một cách an toàn và hiệu quả.
  • Cung cấp cho trẻ những hỗ trợ cần thiết để giúp họ phục hồi sau tình huống khủng hoảng.
  • Làm việc với gia đình và những người quan tâm để đảm bảo rằng trẻ được hỗ trợ và chăm sóc tốt nhất.
  • Mình chỉ biết từng nãy có j sai sót cho mik xl ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo