LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc, So sánh biện pháp sử dụng câu hỏi gợi ý nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở 3 độ tuổi, Lấy ví dụ minh họa

Câu 1: Các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc: So sánh biện pháp sử dụng câu hỏi gợi ý nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở 3 độ tuổi. Lấy ví dụ minh họa.
xin cảm ơn mọi người ạ

1 trả lời
Hỏi chi tiết
351
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở 3 độ tuổi, một trong những biện pháp hiệu quả là sử dụng câu hỏi gợi ý. Câu hỏi gợi ý giúp trẻ tư duy, suy nghĩ và trả lời theo một cách có cấu trúc, từ đó giúp trẻ phát triển khả năng diễn đạt và sắp xếp ý tưởng một cách mạch lạc.

Ví dụ 1: Trẻ ở 3 tuổi đang chơi với một bộ đồ chơi xếp hình. Người lớn có thể sử dụng câu hỏi gợi ý như "Em đang xếp hình như thế nào?", "Em có thể xếp hình thành một cái gì đó không?", "Em có thể xếp hình theo một mẫu nào đó không?" để khuyến khích trẻ trả lời và diễn đạt ý tưởng của mình.

Ví dụ 2: Trẻ ở 3 tuổi đang ngắm tranh. Người lớn có thể sử dụng câu hỏi gợi ý như "Em thấy tranh này có gì đặc biệt?", "Em có thể kể cho anh/chị nghe về những gì em thấy trong tranh không?", "Em có thể tìm ra những màu sắc khác nhau trong tranh không?" để khuyến khích trẻ diễn đạt ý kiến và nhận biết các yếu tố trong tranh.

Ví dụ 3: Trẻ ở 3 tuổi đang đọc một cuốn sách. Người lớn có thể sử dụng câu hỏi gợi ý như "Em thấy câu chuyện này kể về điều gì?", "Em có thể kể lại câu chuyện theo cách của em không?", "Em có thể tìm ra những từ mới trong câu chuyện không?" để khuyến khích trẻ diễn đạt ý kiến và phát triển từ vựng.

Tổng kết, việc sử dụng câu hỏi gợi ý là một biện pháp hiệu quả để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở 3 độ tuổi. Câu hỏi gợi ý giúp trẻ tư duy, suy nghĩ và diễn đạt ý tưởng một cách có cấu trúc, từ đó giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và linh hoạt.
1
0
Hồng Anh
11/07/2023 21:29:44
+5đ tặng
1. Tìm hiểu đặc điểm, tình hình nhận thức của trẻ:
   Để giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thì trước hết giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý và hoàn cảnh của trẻ. Vào đầu năm học tôi đã tổ chức nhiều cuộc trò chuyện với trẻ, kể cho trẻ nghe vài câu chuyện ngắn tương đối dễ, sau đó đặt ra các câu hỏi như: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện
gì? Trong câu chuyện có những ai? Hoặc cho trẻ kể về gia đình bé…. Trong quá trình đó tôi luôn chú ý quan sát đàm thoại với trẻ và tiến hành khảo sát khả năng cảm thụ văn học cũng như khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, từ đó đề ra phương hướng giáo dục cho từng các nhân và cho cả lớp một cách thích hợp. Mặt khác, gia đình là một yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Từ những lời ru của bà, câu chuyện kể của ông, lời trò chuyện của cha mẹ, anh chị là những bài học hiệu quả nhất để giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển hơn về ngôn ngữ tiếng việt. Đa số trẻ ở đây có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thường ít được quan tâm chăm sóc, nên khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ của các cháu còn gặp nhiều hạn chế…. Từ hoàn cảnh và đặc điểm tình hình nhận thức của trẻ, qua đó giáo viên có kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng thích hợp cho trẻ.
2. Xây dựng kế hoạch:
   Dựa vào tình hình của lớp, trên cơ sở kế hoạch năm, tháng của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch năm, tháng phù hợp với nhóm lớp. Được sự đồng ý phê duyệt của ban giám hiệu nhà trường, tôi phân công nội dung, phần hành công việc cho giáo viên cùng lớp và triển khai cụ thể kế hoạch trong từng chủ đề, chủ điểm, kết thúc chủ đề, chủ điểm tôi đánh giá lại những việc làm được và chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm cho chủ đề sau. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi chú ý đến việc giáo dục trẻ dân tộc
về ngôn ngữ tiếng việt và bồi dưỡng thêm cho trẻ kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo vào các buổi chiều hoặc mọi lúc mọi nơi. Lên kế hoạch trò chuyện với trẻ hàng ngày, chú ý quan tâm nội dung của các buổi trò chuyện đó. Khi thực hiện kế hoạch tôi luôn bám sát chương trình dạy, nhằm theo giỏi rèn luyện những trẻ cá biệt…. Phối hợp chính quyền, vận động phụ huynh để cùng thực hiện chương trình này.
Ví dụ: Khi thực hiện chủ điểm “Bản thân”
- Tuần 1: Chủ đề con “Cơ thể tôi”
+ Thứ 2: Trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể trẻ. Sinh hoạt chiều: Cho trẻ làm quen câu chuyện “Cậu bé mũi dài”
+ Thứ 3: Hoạt động ngoài trời: Tôi cho trẻ tìm hiểu nội dung câu chuyện.
+ Thứ 4: Hoạt động chung: Dạy trẻ tập kể chuyện “Cậu bé mũi dài”.
Hoạt động góc: Cho bé đóng kịch chuyện “Cậu bé mũi dài” Sinh hoạt chiều: Cho bé kể chuyện theo tranh “Cậu bé mũi dài”, bồi dưỡng trẻ yếu.
Giờ đón trả trẻ: Tôi trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện, trò chuyện với phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập của các cháu.
3. Chuẩn bị các dụng cụ trực quan đầy đủ, đẹp, sáng tạo:
   Lứa tuổi mầm non, là lứa tuổi tư duy trực quan hình tượng, trẻ thường bị hấp dẫn bởi đồ chơi, hành động chơi, màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh của đồ chơi… đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi. Khi cho trẻ làm quen với một câu chuyện thì việc sử dụng giáo cụ trực quan để lôi cuốn trẻ, gây sự chú ý của trẻ vào vấn
đề, nhằm giúp trẻ dễ nhớ, dễ nắm bắt câu chuyện một cách thoải mái, đem lại hiệu quả cao. Khi trẻ đã nhớ câu chuyện, nhớ bài thơ thì khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc hơn, diễn cảm hơn.
4. Dạy trẻ ngôn ngữ đối thoại:
   Ngôn ngữ đối thoại là sản phẩm của cuộc thoại có ít nhất 02 người tham gia. Trẻ tham gia đối thoại là tham gia vào quá trình xây dựng nội dung và diễn biến cuộc thoại. Trẻ luôn được thay đổi từ vai nói sang vai nghe hoặc từ vai nghe sang vai nói. Đối thoại đòi hỏi sự thích ứng nhanh, khi đối thoại các yếu tố phi
ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười được sử dụng nhiều. Vì vậy bản thân tôi dạy trẻ đối thoại là dạy trẻ biết nghe, biết nói trong giao tiếp, biết sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ một cách tự nhiên. Dạy trẻ ngôn ngữ đối thoại được tôi tổ chức ở các hình thức dưới đây:
* Trò chuyện với trẻ:
   Trò chuyện với trẻ để trao đổi thông tin, nhận biết về ý nghĩ của trẻ, trò chuyện với trẻ được tôi tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi và thường xuyên trong hoạt động, mọi hoàn cảnh, có khi tôi trò chuyện từng trẻ, từng nhóm, khi trò chuyện tôi chú ý đến ngôn ngữ, cử chỉ hành động của trẻ, nhắc trẻ nói tròn câu, nói mạch
lạc, không ngắt quảng, không nói lắp,
Ví dụ: Tôi hỏi trẻ: Cô vừa kể cho con nghe câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Câu chuyện nói về điều gì?...Khi trò chuyện với trẻ tôi đặc biệt chú ý đến những trẻ rụt rè luôn có thái độ gần gủi với trẻ, yêu thương trẻ, động viên khuyến khích trẻ, tạo cho trẻ sự tự tin. Trong quá trình trò chuyện, tôi tìm cách để đưa trẻ vào cuộc trò chuyện một cách tự nhiên, không gò bó, áp đặt trẻ, để trẻ tự do suy nghĩ, tự do nói theo cách của trẻ,
Ví dụ: Tôi cho trẻ xem củ cải trắng và hỏi trẻ: Củ cải trắng có trong câu chuyện gì mà cô đã kể cho lớp mình nghe? Trong câu chuyện ai đã tìm thấy củ cải trắng? nhưng Dê con có ăn hết củ cải trắng không mà nó đã làm gì nhỉ?....
* Đàm thoại:
  Đây là hình thức phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ mà tôi thường sử dụng dựa trên những sự hiểu biết của trẻ và các phương tiện trực quan, một mặt để cũng cố khắc sâu kiến thức, mặt khác giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Câu hỏi đàm thoại được tôi xây dựng có hệ thống, từ cụ thể đến khái quát hoặc
từ khái quát đến cụ thể để nhằm giúp trẻ trình bày sự hiểu biết của mình và trẻ biết định hướng khi trả lời,
Ví dụ: Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “Thỏ bông bị ốm”, tôi hỏi trẻ: Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về Thỏ bông như thế nào? (Bài thơ nói về Thỏ bông bị ốm) vì sao Thỏ bông bị ốm nhỉ? (vì Thỏ bông ăn bậy nên bị ốm) con có học theo Thỏ bông không? Con sẽ làm gì khi ăn uống nào? (con không học theo Thỏ bông, con sẽ giữ gìn vệ sinh khi ăn uống và ăn chín, uống sôi…). Khi đàm thoại với trẻ, tôi luôn luôn động viên khuyến khích trẻ, khen ngợi trẻ, tạo hứng thú cho trẻ say mê vào hoạt động ở các lần sau.
* Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch, trò chơi phân vai:
  Chơi các trò này, giúp trẻ phát triển năng lực đối thoại phù hợp với ngữcảnh giao tiếp, ngôn ngữ rất cần thiết giúp trẻ giao tiếp với nhau thông qua nhân vật. Qua đó trẻ biết sử dụng vốn ngôn ngữ của mình vào cuộc thoại. Khi cho trẻ chơi, tôi chú ý quan sát khả năng diễn đạt của trẻ, đồng thời tập cho trẻ nói trọn
câu, nói rõ từ, những từ mà trẻ chưa nói được tôi cho trẻ nhắc lại, có thể tôi đọc trước cho trẻ nghe sau đó cho trẻ đọc theo. Bên cạnh đó, tôi giải thích cho trẻ nói trọn câu thì mới có ý nghĩa trọn vẹn, còn nếu mình nói không trọn câu, lời nói bị ngắt quảng thì lời nói không có ý nghĩa và không còn hay nữa để tạo cho trẻ có ý thức tập nói, chơi trò chơi đóng kịch hay chơi các trò chơi đóng vai theo chủ đề thì trẻ nắm bắt và thể hiện được ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của các nhân vật, trẻ nhập vai vào nhân vật, trẻ biết phân biệt được giọng kể của các nhân vật trong truyện,
Ví dụ: Khi cho trẻ đóng kịch chuyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”, tôi cho trẻ tự chọn vai, khi trẻ tham gia đóng kịch, tôi luôn chú ý quan sát giọng điệu, cử chỉ, sắc thái của từng nhân vật. Đặc biệt nhắc trẻ chú ý nói trọn câu, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, chú ý đến chính tả, ngữ pháp của trẻ.
5. Dạy trẻ ngôn ngữ đọc thoại:
   Dạy ngôn ngữ độc thoại cho trẻ là cho trẻ giữ vai trò chủ đạo trong khi nói, trong khi lựa chọn nội dung, cách thức nói. Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại được tôi thể hiện ở các hình thức như: Kể chuyện theo tranh, dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ, dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
* Dạy trẻ kể chuyện theo tranh:
  Thông qua các buổi sinh hoạt chiều, hoạt động ngoài trời tôi kể chuyện hoặc đọc thơ cho trẻ nghe, kết hợp với việc sử dụng hình ảnh trực quan, hệ thống câu hỏi. Sau đó yêu cầu trẻ kể lại cho cô và các bạn nghe. Trong khi thực hiện, tôi chú ý gọi những cháu có năng lực kể trước để làm trực quan cho những cháu kể
sau. Trẻ kể được chuyện theo tranh thì giáo viên phải cung cấp các kiến thức khá kỷ càng về vấn đề mà trẻ sẻ trình bày. Những lúc ra chơi, tôi mở đĩa cho trẻ nghe để giúp trẻ nắm bắt được các giọng kể, cách diễn đạt câu chuyện, trẻ ghi nhớ và kể lại câu chuyện được tốt hơn,
Ví dụ: Cho trẻ xem tranh “Tết nguyên đán”.
Cô hỏi trẻ: Tranh vẽ gì? Con thấy có những gì? Bố đang làm gì? Mẹ đanglàm gì? Hoa đào có màu gì? Cây quất có màu gì? Cháu còn thấy gì nữa?....
Cô kể chuyện cho trẻ nghe: “Ngày Tết thật là vui, mẹ gói bánh chưng, ba cắm hoa vào lọ… cả nhà cùng chuẩn bị đón tết vui vẽ”
Cô cho trẻ kể và sửa sai, đặc biệt với những trẻ vân kiều, trẻ nói chớt, nói lắp tôi thường xuyên quan tâm để có kế hoạch bồi dưỡng các cháu nhiều hơn các cháu khác. Tập cho các cháu nói những câu, những từ khó trước, sau đó mới tập dần cho trẻ nói trọn câu, cho trẻ tham gia kể chuyện, xem sách báo, qua máy
chiếu, nghe băng đĩa, tạo sự yêu thích cho trẻ đối với môn học, đặc biệt để trẻ mạnh dạn tự tin vào chính bản thân mình, từ đó trẻ được phát triển ngôn ngữ hơn.
* Kể chuyện theo trí nhớ:
  Khi cho trẻ kể chuyện theo trí nhớ, tôi lựa chọn những đề tài quen thuộc với trẻ, những câu chuyện trẻ đã biết, đã thuộc. Khi cho trẻ kể chuyện tôi chú ý đến cách sử dụng ngôn ngữ của trẻ, nhắc trẻ nói trọn câu, nói đúng ngữ pháp.
Ví dụ: Cho trẻ kể lại một câu chuyện đã học, hoặc kể về bà, người thân của bé… khi trẻ kể tôi luôn luôn động viên, khuyến khích trẻ, với những trẻ nhút nhát, rụt rè tôi quan tâm chú ý nhiều hơn. Gợi ý cho trẻ tìm những ý, những từ khó để diễn đạt theo suy nghĩ của mình.
* Kể chuyện sáng tạo:
  Nội dung này hơi khó hơn so với độ tuổi của trẻ, vì vậy ở nội này tôi thực hiện vào cuối năm và với những trẻ có năng khiếu. Khi cho trẻ kể chuyện sáng tạo, tôi luôn gợi mở cho trẻ, hướng cho trẻ những vấn đề để giúp trẻ nắm bắt được nội dung câu chuyện. Sau đó cho trẻ tiến hành kể chuyện, khi trẻ kể tôi chú ý đến cách dùng từ và lựa chọn ngôn ngữ để kịp thời sửa sai cho trẻ,
Ví dụ: Tôi cho trẻ xem đàn gà đồ chơi, sau đó tôi gợi ý cho trẻ kể: “Gà mẹ dẫn 5 chú Gà con đi ăn, vừa đi Gà mẹ vừa kêu tục tục…tục”, để các chú gà con không bị đói Gà mẹ lo bới đất tìm giun, còn bầy gà con thì chạy nhảy từ nơi này nơi khác. Đến gần trưa Gà mẹ kiếm được nhiều mồi liền gọi bầy gà con đến
ăn, Gà mẹ đếm “Ồ sao chỉ còn 4 gà con?, Gà út đi đâu rồi nhỉ? Điều gì đã xảy ra với Gà út?” các con hãy kể tiếp câu chuyện cho cô nghe với nào?
6. Phối hợp với phụ huynh:
   Để việc giáo dục đem lại hiệu quả, công tác phối hợp với phụ huynh đóng
một vai trò hết sức quan trọng. Qua những lúc đón, trả trẻ, những buổi họp phụ huynh, tôi luôn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mời phụ huynh dự những giờ dạy trẻ làm quen văn học từ đó nâng cao nhận thức của phụ huynh. Hiểu được ý nghĩa của môn học, phụ huynh
sẻ tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà. Ở góc tuyên truyền “Những điều cha mẹ cần biết”, tôi dành riêng một mảng để tuyên truyền với phụ huynh những nội dung của giờ học. Trao đổi về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, những bài thơ, câu chuyện trong chủ đề, chủ điểm với phụ huynh. Để giúp trẻ phát triển tốt hơn nữa, tôi đã vận động phụ huynh mua thêm sách báo, truyện tranh đọc cho trẻ nghe ở nhà, tập cho trẻ kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc được tốt hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư