Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khi nhìn vào phiên âm của một từ, thì trọng âm của từ đó được ký hiêu bằng dấu (‘) ở phía trước, bên trên âm tiết đó.
Ví dụ:
happy /ˈhæpi/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
clever /ˈklevər/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
arrange /əˈreɪndʒ/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
engineer /ˌendʒɪˈnɪr/ có hai trọng âm: trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ ba /nir/ và trọng âm phụ rơi vào âm tiết thứ nhất /en/
Japanese /ˌdʒæpəˈniːz/ trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ ba /ˈniːz/ và trọng âm phụ rơi vào âm tiết thứ nhất /dʒæ/
Trọng âm từ đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt được từ này với từ khác khi chúng ta nghe và nói tiếng Anh. Người bản ngữ phát âm bất cứ từ nào đều có trọng âm rất tự nhiên đến mức họ không biết là họ có sử dụng trọng âm. Vì vậy, đặt trọng âm sai âm tiết hay không sử dụng trọng âm sẽ khiến người bản xứ khó có thể hiểu được là người học tiếng Anh muốn nói gì và họ cũng gặp không ít khó khăn trong việc nghe hiểu người bản xứ.
Chẳng hạn: từ desert có hai cách nhấn trọng âm: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất/ˈdezərt/ thì đó là danh từ, có nghĩa là sa mạc, nhưng trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai /dɪˈzɜrt/ thì đó là động từ, có nghĩa là bỏ rơi, đào ngũ. Trong tiếng Anh, có một số từ được viết giống nhau nhưng trọng âm ở vị trí khác nhau tùy theo từ loại. Như vậy phát âm đúng trọng âm của một từ là yếu tố đầu tiên giúp sinh viên nghe hiểu và nói được như người bản ngữ.
-Ngữ điệu cho câu hỏi bắt đầu bằng WH
Rule 2: Câu hỏi WH: what, where, when, why, whose, whom, who…và How: xuống giọng ở cuối câu.
Vd: where are you from? , How are you?
( Tiếp tục, ta phải xuống, đừng quên nhé!)
Ngữ điệu cho câu hỏi yes/ no
Rule 3: Câu hỏi Yes/ No: Lên giọng ở cuối câu
Vd: Do you know where am I from? Are you clear?
( lúc này bạn được lên, lên nhé !)
Ngữ điệu cho câu liệt kê
Rule 4: Câu liệt kê: Cuối câu xuống, sau mỗi dấu phẩy và trước từ “and” được phép lên giọng nhé.
Vd: I love to write, to read and to give comments.
( chỗ bị gạch đích thì lên nhé, sau dấu chấm thì xuống.)
Ngữ điệu cho câu hỏi lựa chọn
Rule 5: Câu hỏi lựa chọn: cuối câu xuống
Vd: would you like me, her or him?
( gạch đích thì lên, xuống cuối câu nhé)
Ngữ điệu cho câu hỏi đuôi
Rule 6: Câu hỏi đuôi: đọc cho kỹ nhé, không đơn giản là lên hay xuống đâu nhé
Xuống cuối câu: khi người nói chắc chắn điều mình nói và mong đợi câu trả lời đồng ý với mình.
Vd: it’s so sexy, isn’t it? ( xuống giọng ở sexy, it)
Khi nghe người ta xuống như thế, tức là nó quá sexy, phải Yes, không nên No. tức là phải đồng tình. Nếu bạn NO, thì xem như quá vô duyên. ( Ví dụ mình cho để vui vui tý, chứ trong xã giao, ngoại giao thì ảnh hưởng lớn đó, bạn có thể mất khách hàng vì vô duyên đó )
Xuống cuối câu: khi người nói muốn xác định đều mình hỏi, và hỏi để xác định là đúng hay không
Vd: You are a Lion, aren’t you? ( Lion xuống, you lên )
Yes, I am
No, I am a Rabbit
( Hơi phức tạp đúng không, dùng vài lần là quen, ai muốn chữa bệnh vô duyên và bị hớ thì ráng tập hen!)
Ngữ điệu cho câu hỏi được lặp lại
Rule 7: Câu hỏi được lập lại : Lên là cái chắc, ai cũng biết àm đúng không.
Câu hỏi lặp lại ( - echo questions) được dung khi ta nghe rõ, không hiểu, hoặc hỏi người đối thoại đã nói gì hoặc chỉ là cách để pause để suy nghĩ và trả lời
Vd:Do you have a girlfriend? (GF? Tỏ vẻ ngạc nhiên).
Ah. I have a girl friend.
Ngữ điệu cho câu cảm thản
Rule 8: Câu cảm thán: xuống nhé
Vd: Lisa, What a beautiful smile you have!
( nếu như bạn lên thì Lisa sẽ nghĩ bạn mỉa mai cô ấy đó, vì vậy chúng ta phải xuống)
Ngữ điệu cho câu và cụm từ
Rule 9: Trong câu và cụm từ: Cảnh báo quan trọng nhưng khó nhớ.
Trong câu và những cụm từ, có nhiều từ được nhấn mạnh và cũng có nhiều từ bị lướt tốc độ, thậm chí là nó còn nhỏ đi bao gồm:
Được nhấn mạnh : tức là chữ no tròn, được phát âm rõ và không được lướt bào gồm: danh động tính trạng từ , nghi vấn từ ( who…), chỉ thị đại từ - không có danh từ đi theo ( That, This…), sở hữu đại từ ( Mine, Yours…)
Không được nhấn mạnh, đọc lướt: mạo từ, to be ( am, is…), trợ đồng từ ( do, have…), động từ khiếm khuyết ( can, must…), đại từ nhân xưng ( I, you…), sở hữu tính từ ( my, your), giới từ ( to, from, in…), liên từ ( and, but, or…), chỉ thị tính từ ( this, that, these, those).
Ngữ điệu cho cảm xúc
Rule 10: Quy tắc cảm xúc: Ngoài 9 quy tắc trên còn có một quy tắc nữa đó là: muốn làm nổi bật ý của từ nào thì nhấn từ đó
Vd: How are you? (bình thường)
How are you ( khi gặp một người không khỏe, có vẻ không khỏe, mặt xanh xao hay đại loại như thế)
How are you? ( trong đám đông, bạn muốn ám chỉ một thằng bạn hỏi thôi, hay là ám chỉ một người trong số đó).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |