Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn theo dàn ý

Cứu em với ,sắp bị kiểm tra rùi;<<
Gấp ạ;<<<<
 
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Đề bài : Viết bài văn theo dàn ý :
Dàn ý
MB: Giới thiệu 2 câu "Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
TB : - Giải thích nội dung 2 câu tục ngữ : gửi gắm bài học về lòng biết ơn, nhớ ơn ,kính trọng thể hệ đi
trước, nguồn cội của mình và dân tộc.
- Biểu hiện của sự biết ơn :
+ Thể hiện qua tập tục truyền thống thờ cúng tổ tiên ,ngày dỗ ,tảo mộ ..
+Qua những ngày lễ truyền thống, ngày thầy thuốc, ngày nhà giáo, ngày cha mẹ ....
+Thể hiện qua những tác phẩm thơ ca
+ Qua hoạt động cố gắng phấn đấu rèn luyện xây dựng đất nước
+ Phê phán các hành động : phản bội đất nước, bất hiểu với cha mẹ ,.....
-Ý nghĩa lòng biết ơn :
+ Truyền thông tốt đẹp
+ Gắn kết còn người lại với nhau
+ Tạo nên giá trị tinh thần tích cực, thúc đẩy mọi người lao động và cống hiến, sẽ được công nhận của
xã hội
- Liên hệ bạn thân
+ Bạn thân có suy nghĩ và hành động gì để thể hiện lòng biết ơn
+ Truyền thống biết ơn thúc đẩy em phấn đấu hơn
KB :Cảm nhận chứng của em về câu tục ngữ trong xã hội hiện tại ngày nay.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
69
0
0
quyen nguyen
10/08/2023 07:42:05
+5đ tặng

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam luôn giàu truyền thống. Một trong số đó là lối sống biết ơn, tình nghĩa. Điều đó đã được gửi gắm qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhắc nhở chúng ta cần có lòng biết ơn, quý trọng tình nghĩa. Khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải trân trọng công lao của những người đã tạo ra nó, nhận được sự giúp đỡ của người khác cần phải biết ơn. Sống luôn biết ơn sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp.

Trong quá khứ, lòng biết ơn được thể hiện qua hành động thờ cúng tổ tiên, các vị thần linh hay các bậc anh hùng có công với đất nước. Nhiều lễ hội tưởng được tổ chức để nhớ công ơn của những bậc anh hùng có công với đất nước như hội Gióng, hội gò Đống Đa, hội Cổ Loa…

Ở hiện tại, lòng biết ơn có nhiều biểu hiện. Đó có thể là lời nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Hay nhiều ngày lễ lớn được tổ chức như 8 tháng 3 - Quốc tế phụ nữ, 27 tháng 2 - Ngày thầy thuốc Việt Nam, 27 tháng 7 - Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam, ngày 20 tháng 11 - Ngày nhà giáo Việt Nam… Đố i với mỗi học sinh, việc thể hiện lòng biết ơn lại đến từ những hành động vô cùng đơn giản: lễ phép với ông bà, giúp đỡ bố mẹ công việc nhà, chăm chỉ học tập, tích cực rèn luyện…

Bên cạnh đó, một số người lại có lối sống vô ơn, bội bạc. Họ chỉ biết sống hưởng thụ, chạy theo vật chất mà không chịu nỗ lực học tập, rèn luyện. Có người vì lợi ích cá nhân, mà làm ra những hành vi sai trái gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Những hành động này thật đáng lên án, tố cáo.

Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tuy ngắn gọn, nhưng đầy sâu sắc. Thế hệ trẻ hôm nay cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Lượng
10/08/2023 07:52:52
+4đ tặng

Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều truyền thống quý báu, luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ người khác. Một trong những đức tính, truyền thống tốt đẹp mà ta phải nhắc đến đó chính là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

Câu tục ngữ vô cùng đúng đắn và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Nguồn theo nghĩa đen được hiểu là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, còn ý nghĩa của nguồn trong câu tục ngữ này là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người chúng ta. Câu nói mang ý nghĩa khuyên nhủ con người được hưởng nền độc lập, những thành tựu bây giờ thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển.

Biểu hiện của hành động uống nước nhớ nguồn của đồng bào ta được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên là việc chúng ta biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ trước để lại bằng những tình cảm tốt đẹp nhất. Bên cạnh đó là việc chúng ta cố gắng học tập, lao động để có cuộc sống tốt đẹp và xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn; gây dựng một tương lai tươi sáng cho thế hệ mai sau. Để tưởng nhớ những vị anh hùng, thế hệ đi trước, chúng ta có những hành động thiết thực để tưởng nhớ, khắc ghi công lao của họ như: tổ chức lễ hội, đặt tên các con đường theo tên vị anh hùng,… việc uống nước nhớ nguồn mang lại cho chúng ta ý nghĩa vô cùng to lớn: nó khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn. Bên cạnh đó, điều này còn giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn. Việc uống nước nhớ nguồn cũng góp phần xây dựng cho con người những đức tính quý báu khác.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người sống lạnh lùng, thờ ơ và vô ơn đối với những gì bản thân đang được hưởng, họ coi đó là những điều có sẵn, chỉ việc hưởng thụ. Lại có những người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc,… những người này đáng bị phê phán và chỉ trích.

Mỗi chúng ta đều có cội nguồn, có tổ tiên. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có hành động đền ơn đáp nghĩa, biết ơn tổ tiên của mình và phát triển bản thân mình mạnh mẽ hơn nữa, gây dựng tương lai tươi sáng cho bản thân và trở thành công dân tốt cho xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×