Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dàn ý phân tích tác phẩm người lái đò sông đà

Dàn ý phân tích tác phẩm người lái đò sông đà
4 trả lời
Hỏi chi tiết
87
2
0
Thành
04/09/2023 00:55:27
+5đ tặng

I. Mở bài

- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của thế kỉ XX. Nền văn xuôi luôn in hằn những dấu vết nghiêm túc và đầy sáng tạo trong lao động nghệ thuật của ông.

- Tác phẩm Người lái đò sông Đà là thi phẩm tiêu biểu, thành công đánh dấu hướng đi, suy nghĩ của ông sau cách mạng tháng tám.

II, Thân bài 

1. Hình ảnh con sông Đà

Theo Nguyễn Tuân con sông Đà như nhân vật có hình thù, cá tính với hai tính cách cơ bản: hung bạo và trữ tình.

*Tính cách hung bạo và nét hùng vĩ của sông Đà

  • “Ở khoảng sông hẹp, bờ sông chẹt lại như một cái yết hầu, hai bờ đá đứng thành vách, mặt sông đoạn ấy rất sâu, tối, đúng ngọ mới thấy mặt trời…” “đi giữa thuyền hè vẫn thấy lạnh, nhìn lên chỉ thấy một ô sáng như cửa sổ có đèn…”
  • Ngôn ngữ được sử dụng rất giàu chất tạo hình, kĩ thuật điện ảnh để miêu tả từng đường nét, ánh sáng, quan sát ở nhiều góc độ nên nhà văn mới tạo dựng nên cảnh bờ sông một cách động, toát lên vẻ hùng vĩ, dữ dội mà hiểm trở, nhiều cảm giác.
  • “Những cái hút nước ở Tà Mường Vát như những cái giếng bê tông khổng lồ đang xoáy tít đáy mà mặt giếng, thành giếng xây toàn nước sông xanh ve như một áng thủy tinh khối đúc dày…” “Nước sôi lên ằng ặc… Nếu ngồi trong thuyền thúng dưới đáy cái hút nước ấy mà lia ống kính ngược lên thì sẽ truyền cho người xem trong rạp một cảm giác quay cuồng…”
  • Ngôn ngữ vô cùng sắc cạnh, hình ảnh lạ, đầy nguy hiểm được miêu tả rõ nét, chân thật, làm toát lên vẻ dữ dội, ghê gớm của máy hút nước trên sông, hiện lên khuôn mặt dữ dằn của dòng sông.
  • Đoạn ghềnh sông “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” tiếp đến là những thác nước, từ xa nghe tiếng như là oán trách, rồi lại van xin, sau đó lại rống lên như một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn mắc kẹt giữa rừng tre nổi lửa… mặt sông rung lên tung bọt trắng xóa…
  • Vốn từ phong phú, ngôn ngữ giàu sức tạo hình, câu văn phóng túng, nghệ thuật vừa nhân hóa vừa so sánh làm hình ảnh con sông hiện lên có hình thù và tâm tính rõ nét. Âm thanh phát ra cuồng nộ, cơn giận dữ cho thấy bản tính hung hãn.
  • Trận thủy chiến trên sông với bày trí thạch trận, nhiều vòng vây với lực lượng phối hợp của đá tảng, con sóng ngầm hò la vang động núi trời…
  • Qua việc miêu tả cận cảnh, chi tiết, sử dụng từ ngữ giàu sức tạo hình, gợi tả, tác giả đã làm hiện lên hình ảnh sông Đà hung bạo, cuồng nộ khi vặn mình đau đớn qua những tảng đá. Qua đó cho thấy sự uyên bác trong trang văn, sự hóm hỉnh, linh hoạt trong sáng tạo của tác giả.

*Tính cách trữ tình

  • Chảy qua vùng bình nguyên hoặc khi đứng từ trên nhìn xuống, sông Đà trở nên hiền hòa đến lạ, tưởng như một người bạn của con người.
  • Từ trên máy bay nhìn xuống, “sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình… ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung hoa ban hoa gạo”: qua cái nhìn say đắm, chìm sâu của tác giả sông Đà trở nên quyến rũ, màu sắc đa dạng, lấp lánh
  • Hình ảnh thơ mộng, phép so sánh giàu giá trị biểu cảm, ngôn từ linh hoạt, mềm mại làm nổi bật sông Đà có vẻ đẹp dịu dàng, hiền hòa, mộng mơ.
  • “Từ trên dốc nhìn xuống thấy mặt sông lấp lánh như đứa trẻ nghịch chiếu gương… sáng lên một màu nắng tháng ba Đường Thi”
  • Một phép so sánh độc đáo, mới lạ, giọng văn nhẹ nhàng cho thấy vẻ hồn nhiên, thanh bình của sông “sông vui như nối lại chiêm bao ngắt quãng… đằm thắm ấm ấm như gặp lại cố nhân…”
  • Tác giả nhìn ra khía cạnh chiều sâu của sông, một vẻ đẹp thân thiện, dễ mến, hơi ấm của tình người trong dòng sông. Hơn nữa, dòng sông trở thành người bạn hiền dịu, cởi mở, niềm nở chờ đợi người phương xa trở về.
  • Dưới thuyền nhìn lên thấy “bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa..”
  • Một phép so sánh độc lạ, từ không gian liên tưởng về thời gian, có sự mở rộng biên độ làm cho con sông mang nét hoang dã, cổ xưa nhưng thuần khiết
  • Trên đồi cỏ non “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương ngơ ngác…” như đang hỏi thăm ông khách sang sông. Tiếng cá đập nước, con lững lờ trôi nhớ thương…
  • Biện pháp nhân hóa giàu chất thơ khiến dòng sông trở nên hồn nhiên, hoang sơ, tinh khiết hiện ra đẹp như tranh vẽ ở mọi góc nhìn. Vẻ đẹp hiền hòa, yên bình của sông góp phần tô điểm cho cảnh quang non sông đất nước.
  • Miêu tả sông Đà như một kí sự bằng ngôn từ linh hoạt, phong phú, giàu sức gợi, như thế mới thấy Nguyễn Tuân tài năng, đằng sau sự say mê miêu tả dòng sông còn là tình yêu tổ quốc, nâng niu tiếng mẹ đẻ…

2. Hình ảnh ông lái đò

*Ngoại hình, giọng nói

  • “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, đầu bạc quắc thước, thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng mun, đôi cánh tay trẻ tráng quá…”
  • “giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó…”
  • Ngôn từ giàu chất tạo hình, từ láy cùng các biện pháp so sánh tác giả đã khắc họa thể lực cường tráng, khỏe mạnh, rắn rỏi. Cách liên miêu tả của Nguyễn Tuân liên tưởng ngoại hình của ông lái đò có dấu ấn nghề nghiệp

*Niềm say mê lao động

  • Ông lái đò là một người anh hùng vô danh, bình dị thầm lặng mà quang vinh. Ông luôn tâm huyết với nghề, mãi không thay lòng, ngày ngày chèo lái, chế ngự con thuyền vượt qua sự hung hãn của sông một cách đáng tự hào.
  • Hình ảnh người lao động mới yêu nghề, tự tin, tự do làm chủ cuộc đời, chinh phục thiên nhiên, sẵn lòng cống hiến, xây dựng quê hương.

*Tính cách

  • Qua cách ông chiến đấu với con sông có thể thấy ông là một người có tri thức, năng lực.
  • Ông đóng đanh tất cả dòng nước, những con thác hiểm trở, thuộc làu dòng sông…
  • Nắm chắc binh pháp thần sông, thần đá…
  • Có tài chỉ huy.
  • Ông là người mưu trí, tài ba, có mưu lược và làm chủ cuộc đời, phong thái ung dung.
  • Khi ra trận ông bộc lộ vẻ đẹp anh hùng vàn nghệ sĩ
  • Ông bình tĩnh đưa con thuyền vào trận chiến thiên la địa võng, sẵn sàng vật lộn với con thủy quái. Lao vào trận địa như viên tướng tả xung hữu đột,,,
  • Ông lái đò là người vẻ đẹp tiêu biểu yêu nghề, có tinh thần làm chủ, vừa mang dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân

III. Kết bài 

Người lái đò sông Đà không chỉ miêu tả con sông Đà mà còn khắc họa vẻ đẹp của người lao động. Qua đó cho thấy sự tri thức, hiểu biết của tác giả mang lại một tác phẩm văn học uyên bác

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phan Trang
04/09/2023 01:25:29
+4đ tặng
Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp.
- Giới thiệu tác phẩm: “Người lái đò sông Đà” trích từ tập tùy bút “Sông Đà” là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.

2. Thân bài
* Khái quát chung
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi Tây Bắc của Nguyễn Tuân để kiếm tìm “chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc” và “chất vàng mười đã qua thử lửa” của con người nơi đây.
a. Vẻ đẹp hung bạo của dòng sông
+ Bờ sông
- “dựng vách thành”, cao vút, dựng đứng.
- Quãng sông thì hẹp đến nỗi “con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia”.
- “Mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời”, “đang mùa hè đi đò qua quãng ấy cũng cảm thấy lạnh”.
- Khi đi qua quãng này, người ta cảm tưởng như mình “đang đứng ở một cái ngõ nào mà ngóng vọng lên cái cửa sổ trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.
→ hiện ra trước mắt là một khúc sông Đà vừa sâu, vừa hẹp, vừa tối, vừa lạnh đủ để bất kỳ ai đến đây cũng phải rùng mình sợ hãi.
+ Ghềnh
- ghềnh Hát Loóng “dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…”.
- Các từ láy “cuồn cuộn”, “gùn ghè” vừa hợi âm thanh ghê rợn vừa gợi những hình ảnh khủng khiếp của nơi đây.
- Được miêu tả như những kẻ sẵn sàng đòi nợ
→ Nó có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm mà con người không thể nào lường trước được.
+ Hút nước
- Nhìn từ xa những cái xoáy nước trên sông giống như cái lúm đồng tiền trên má cô gái, có thể lôi tuột một cái thuyền xuống đáy sông và đánh cho tan xác.
- Những cái hút nước như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.
- “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”.
→ Ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Tuân khiến người đọc cảm giác như đang được xem một bộ phim hành động hấp dẫn nhưng cũng vô cùng đáng sợ.
+ Thác nước
- Tiếng thác nghe như là “oán trách”, nghe như là “van xin”, “khiêu khích”, giọng gằn mà “chế nhạo”.
- “Thế rồi nó rống lên”,so sánh tiếng thác sông Đà giống như tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn để phá tuông sự bủa vây của rừng lửa.
→ sự giữ dội của nước sông.
+ Đá
- “cả một chân trời đá” → đá sông Đà nhiều vô kể.
- từng tảng đá mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”.
- Rồi chúng còn vây thành một thạch trận giống như một trận đồ bát quái trên sông Đà.
→ sông Đà giống như kẻ thù số một của con người
b. Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà
- Sông Đà “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”.
- Không chỉ đẹp ở dáng hình mà còn đẹp ở màu nước: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, thu sang nước sông chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa.


- Bờ bãi sông Đà thì mênh mang, trải dài “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm sông Đà”.
- So sánh vô cùng gợi cảm khi miêu tả dòng sông “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”, “bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.
→ Những câu văn miêu tả vẻ trữ tình, thơ mộng của sông Đà đã tạo nên một đoạn văn giàu chất thơ.
* Đánh giá
Bằng vốn hiểu biết sâu rộng cùng tài năng miêu tả sắc sảo → đưa người đọc đi hết từ sợ hãi này đến bất ngờ khác khi miêu tả hai vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của sông Đà.

3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tác phẩm
1
0
Lượng
04/09/2023 06:12:00
+3đ tặng
I. Mở bài

Tác giả Nguyễn Tuân: có phong cách nghệ thuật độc đáo, cái tôi đầy cá tính, một nhà văn tài hoa uyên bác, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa thẩm mĩ.
Tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, với nội dung ngợi ca vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Tây Bắc.
II. Thân bài

1. Lời đề từ

“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”: thể hiện xúc cảm mãnh liệt trước vẻ đẹp của dòng sông và con người gắn bó với dòng sông, thấy được cảm hứng chủ đạo là ngợi ca.
“Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu”: thể hiện cá tính độc đáo của của con sông Đà.
2. Hình tượng dòng sông Đà

a. Dòng sông “hung bạo”

– “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”.

– Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.

– Ở quãng Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”,

– Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần: Từ xa âm thanh thác nước hiện lên với nhiều trạng thái: “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo”; “rống lên như một ngàn con trâu… cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước). Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “hất hàm”, “oai phong”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “tiêu diệt”; sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”

– Sự biến hóa linh hoạt của 3 trùng vi thạch trận.

=> sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người.

b. Sông Đà trữ tình

– Từ trên cao nhìn xuống như “dây thừng ngoằn ngoèo”, “áng tóc trữ tình”, mùa xuân có màu xanh ngọc bích, thu lừ lừ chín đỏ.

– Khi đi rừng lâu ngày gặp lại con sông: sông Đà như một “cố nhân”, có ánh sáng “loang loáng như trẻ con chiếu gương vào mắt”, như “nắng tháng ba Đường thi”, …

– Khi đi thả thuyền trên sông: “bờ sông như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, thiên nhiên mơn mởn: lá ngô non, “con hươu thơ ngộ”, …

3. Hình tượng người lái đò sông Đà

– Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ … những luồng nước”…

– Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo …”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác …”

Xem Thêm:  Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường trang 115
– Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường.

III. Kết bài

Nội dung: Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động, vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.
Nghệ thuật: ngôn ngữ điêu luyện, tưởng tượng độc đáo, vận dụng tri thức nhiều ngành nghệ thuật, xây dựng thành công hình tượng sông Đà và ông lái đò.
Xem thêm Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà
1
0
Đức Lâm
04/09/2023 06:32:10
+2đ tặng
Dàn ý phân tích tác phẩm "Người lái đò Sông Đà" có thể được tổ chức như sau:
I. Giới thiệu về tác phẩm
- Tên tác phẩm: "Người lái đò Sông Đà"
- Tác giả: Nguyễn Huy Thiệp
- Năm xuất bản: 1994
- Thể loại: Truyện ngắn II.
Tóm tắt nội dung
- Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của một người lái đò trên sông Đà.
- Nhân vật chính là một người đàn ông già, sống cô đơn và gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
- Người lái đò phải chiến đấu với những khó khăn của công việc, thời tiết và sự cô đơn.
III. Phân tích các yếu tố trong tác phẩm
A. Môi trường:
1. Sông Đà là hình ảnh chính trong câu chuyện, mang ý nghĩa biểu trưng cho cuộc sống và sự lưu thông của thời gian.
2. Môi trường hoang vu, cô đơn và không khoan dung.
B. Nhân vật:
1. Người lái đò: Một nhân vật bình dị, sống trong cô đơn và khó khăn.
2. Các nhân vật phụ: Những người dân sống bên bờ sông, tượng trưng cho cuộc sống thường nhật và sự chịu đựng.
C. Tình huống:
1. Cuộc sống hàng ngày của người lái đò: Đối mặt với công việc gian nan, thời tiết khắc nghiệt và sự cô đơn.
2. Sự giao lưu giữa người lái đò và những hành khách qua sông: Tạo ra những khoảnh khắc ý nghĩa trong câu chuyện.
IV. Ý nghĩa của tác phẩm
- "Người lái đò Sông Đà" mang thông điệp về cuộc sống, sự cô đơn và lòng kiên nhẫn.
- Tác phẩm cho thấy rằng mỗi con người có cuộc sống riêng biệt, phải chiến đấu để vượt qua khó khăn và tìm kiếm niềm hy vọng trong cuộc sốn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo