LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong phần (1), cảnh vật và con người được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của nhân vật “tôi”?

1.Trong phần (1), cảnh vật và con người được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của nhân vật “tôi”?
2.Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến lớp có sự thay đổi như thế nào? Chỉ ra một số chi tiết tiêu biểu trong truyện thể hiện những tâm trạng ấy. (Gợi ý: sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của “tôi” từ buổi sáng khi đi trên con đường đến trường cho đến lúc bước trong sân trường và cuối cùng là ngồi trong lớp học)
BÀI TÔI ĐI HỌC-THANH TỊNH

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.602
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. Trong phần (1), cảnh vật và con người được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật "tôi" mang một sắc thái yên bình, thanh tịnh. Cảnh vật được miêu tả như một ngày mới bắt đầu, với ánh sáng mờ ảo, cây cối xanh tươi và không khí trong lành. Con người được miêu tả như những người đi làm, học sinh và người già đều đang bước đi trên con đường, tạo nên một không gian sống sôi động.

2. Tâm trạng của nhân vật "tôi" trong ngày đầu tiên đến lớp có sự thay đổi từ sự bình yên ban đầu đến sự hồi hộp và lo lắng. Một số chi tiết tiêu biểu trong truyện thể hiện những tâm trạng này bao gồm:
- Buổi sáng đi trên con đường, "tôi" cảm nhận sự yên bình và thanh tịnh, nhưng cũng có một chút hồi hộp khi gặp những người lạ.
- Khi bước vào sân trường, "tôi" cảm thấy lo lắng và không biết làm thế nào để hòa nhập vào môi trường mới.
- Trong lớp học, "tôi" cảm thấy mình như một người lạ, không biết làm thế nào để thích nghi với môi trường mới và những người bạn mới.

Tất cả những chi tiết trên cho thấy tâm trạng của nhân vật "tôi" trong ngày đầu tiên đến lớp có sự thay đổi từ sự bình yên ban đầu đến sự hồi hộp và lo lắng.
5
0
Yến Ly
07/09/2023 18:57:25
+5đ tặng
- Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của nhân vật tôi và được nhớ lại theo trình tự thời gian từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ, tiết trời cuối thu, hình ảnh em nhỏ tới trường → Dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về con đường cùng mẹ tới trường → Cảm giác nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường trong ngày khai giảng → Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" khi ngồi vào chỗ của mình trong tiết học đầu tiên.
 - Một số cảnh vật được miêu tả:
     + Trong tiết trời cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.
​     + Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, đi trên con đường làng dài và hẹp.
​     + Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phạm Hiền
07/09/2023 19:12:27
+4đ tặng
2.Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp:

- Trên đường cùng mẹ đến trường: thấy “lạ”, trong lòng “đang có sự thay đổi lớn”, cảm thấy trang trọng và đứng đắn; Nâng niu mấy quyển vở, muốn thử sức cầm bút.

- Lúc ở sân trường: ngạc nhiên, cảm thấy nhỏ bé, lo sợ.

- Khi trống trường vang lên: giật mình, lúng túng, sợ hãi như quả tim ngừng đập.


- Ngồi trong lớp: mùi hương lạ, thấy lạ với bức hình treo trên tường, lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; không hề thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên; Nhìn theo cánh chim... một kỉ niệm cũ sống lại.

Tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc hoạ tâm trạng nhân vật.

- “... những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” → tình cảm đẹp đẽ, trong sáng của cậu bé lần đầu đi học.

- “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” → tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ không bận tâm quá nhiều điều gì.


- “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” → sự non nớt, khát vọng của những cậu học sinh.

- “Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng”→ lòng người hồi hộp với tiếng trống.

- “trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”→ cái nhìn đẹp đẽ của trẻ thơ về ngôi trường.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư