Phản ứng thuận nghịch là phản ứng
Câu 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng
A. Trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.
B. Có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
C. Chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.
D. Xảy ra giữa hai chất khí.
Câu 2. Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào?
A. vt = 2vn. B. vt = vn≠ 0. C. vt = 0,5vn. D. vt = vn = 0.
Câu 3. Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng,
A. Thành phần của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi.
B. Thành phần của các chất trong hỗn hợp phản ứng vẫn liên tục thay đổi.
C. Phản ứng hoá học không xảy ra.
D. Tốc độ phản ứng hoá học xảy ra chậm dần.
Câu 4. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng khi một hệ ở trạng thái cân bằng?
A. Phản ứng thuận đã dừng.
B. Phản ứng nghịch đã dừng.
C. Nồng độ chất tham gia và sản phẩm bằng nhau.
D. Nồng độ của các chất trong hệ không đổi.
Câu 5. Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là
A. Cân bằng tĩnh. B. Cân bằng động.
C. Cân bằng bền. D. Cân bằng không bền.
Câu 6. Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là
A. Sự biến đổi chất. B. Sự dịch chuyển cân bằng.
C. Sự chuyển đổi vận tốc phản ứng. D. Sự biến đổi hằng số cân bằng.
Câu 7. Cân bằng hóa học liên quan đến loại phản ứng
A. Không thuận nghịch. B. Thuận nghịch.
C. Một chiều. D. Oxi hóa – khử.
Câu 8. Điền vào khoảng trống trong câu sau bằng cụm từ thích hợp : “Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận ... tốc độ phản ứng nghịch”.
A.Lớn hơn B. Bằng C. Nhỏ hơn D. Khác
Câu 9. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì nó
A. Không xảy ra nữa. B. Vẫn tiếp tục xảy ra.
C. Chỉ xảy ra theo chiều thuận. D. Chỉ xảy ra theo chiều nghịch.
Câu 10: Cho cân bằng hoá học: H2 (g) + I2 (g) 2HI (g); r 298 H0 > 0 Cân bằng không bị chuyển dịch khi
A. tăng nhiệt độ của hệ. B. giảm nồng độ HI.
C. tăng nồng độ H2. D. giảm áp suất chung của hệ.
Câu 11: cho cân bằng hóa học: N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3 (g) Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị dịch chuyển khi
A. Thay đổi áp suất của hệ. B. Thay đổi nồng độ N2.
C. Thay đổi nhiệt độ. D. Thêm chất xúc tác.
Câu 12: Cho cân bằng hoá học: 2SO2 (g) + O2 (g) 2SO3 (g); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
Câu 13. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là
A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.
C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu 14. Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì:
A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận.
B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.
C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau.
D. Không làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch.
Câu 15. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Phản ứng thuận nghịch xảy ra đồng thời hai chiều trong cùng điều kiện.
B. Phản ứng một chiều có thể xảy ra hoàn toàn.
C. Phản ứng thuận nghịch không thể xảy ra hoàn toàn.
D. Hiệu suất phản ứng thuận nghịch có thể đạt đến 100%.
Câu 16: Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng : H2 (g) + I2 (g) 2HI (g) Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là :
A. KC =
2 2
2HI
H . I . B. KC =
H . I 2 2
2 HI . C. KC =
2
2 2
HI
H . I . D. KC =
2 2
2
H . I
HI .
Câu 17: Cho cân bằng hoá học: N2(g) + 3H2(g) 2NH3 (g); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
A. Thay đổi nồng độ N2 B. Thêm chất xúc tác Fe.
C. Thay đổi nhiệt độ. D. Thay đổi áp suất của hệ.
Câu 18. Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín : CO (g) + H2O (g) CO2 (g) + H2 (g);
0
r 298 H 0 Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi :
A. Cho chất xúc tác vào hệ. B. Thêm khí H2 vào hệ.
C. Tăng áp suất chung của hệ. D. Giảm nhiệt độ của hệ.
Câu 19: Cho phản ứng: N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3 (g);
0
r 298 H = –92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất.
C. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất. D. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
Câu 20: Cho các cân bằng sau: (I) 2HI (g) H2 (g) + I2 (g); (II) CaCO3 (s) CaO (s) + CO2 (g); (III) FeO (s) + CO (g) Fe (s) + CO2 (g); (IV) 2SO2 (g) + O2 (g) 2SO3 (g). Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là
A.4. B. 3. C. 2. D. 1
Câu 21: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (g) N2O4 (g). (màu nâu đỏ) (không màu) Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có
A.
0
r 298 H > 0, phản ứng tỏa nhiệt. B. r 298 H0 < 0, phản ứng tỏa nhiệt.
C.
0
r 298 H > 0, phản ứng thu nhiệt. D. r 298 H0 < 0, phản ứng thu nhiệt.
Câu 22: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (g) + H2O (g) CO2 (g) + H2 (g)
0
r 298 H < 0 Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:
A. (1), (4), (5) B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 23: Cho cân bằng hóa học : CaCO3 (rắn) CaO (rắn) + CO2(khí) Biết phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt. Tác động nào sau đây vào hệ cân bằng để cân bằng đã cho chuyển dịch theo chiều thuận?
A. Giảm nhiệt độ. B. Tăng áp suất.
C. Tăng nồng đột khí CO2 D. Tăng nhiệt độ.
Câu 24: Cho cân bằng hóa học: PCl5 (k) PCl3 (k) + Cl2 (k); r 298 H0 > 0. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. Thêm PCl3 vào hệ phản ứng. B. Tăng áp suất của hệ phản ứng.
C. Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng. D. Thêm Cl2 vào hệ phản ứng
Câu 25: Cho các cân bằng sau: (1) 2SO2 (g) + O2 (g) 2SO3 (g) (2) N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3 (g) (3) CO2 (g) + H2 (g) CO (g) + H2O (g) (4) 2HI (g) H2 (g) + I2 (g) Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là
A.(1) và (2). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (2) và (4).
Câu 26: Cho cân bằng: 2SO2 (g) + O2 (g) 2SO3 (g). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là:
A. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
B. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
Câu 27: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (g) N2O4 (g). (màu nâu đỏ) (không màu) Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
A.
0
r 298 H < 0, phản ứng thu nhiệt B. r 298 H0 > 0, phản ứng tỏa nhiệt
C.
0
r 298 H > 0, phản ứng thu nhiệt D. r 298 H0 < 0, phản ứng tỏa nhiệt
Câu 28: Cho các cân bằng sau trong các bình riêng biệt: (1) H2 (g) + I2 (g) 2HI (g) (không màu) Tím (không màu) (2) 2NO2 (g) N2O4 (g) (Nâu đỏ) (không màu) Nếu làm giảm thể tích bình chứa của cả 2 hệ trên, so với ban đầu thì màu của
A. hệ (1) hệ (2) đều đậm lên. B. hệ (1) không thay đổi; hệ (2) nhạt đi.
C. hệ (1) và hệ (2) đều nhạt đi. D. hệ (1) đậm lên; hệ (2) nhạt đi.
Câu 29: Cho các cân bằng sau: (1) 2NH3(g) N2(g) + 3H2(g)
0
r 298 H > 0 (2) 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g)
0
r 298 H < 0 (3) CaCO3(r) CaO(r) + CO2(g)
0
r 298 H > 0 (4) H2(g) + I2(g) 2HI(g)
0
r 298 H < 0 Trong các cân bằng trên cân bằng nào sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất
A. 1, 4. B. 2, 4. C. 1, 3. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 30: Cho phản ứng: H2 (g) + I2 (g) 2HI (g) Ở nhiệt độ 430°C, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 430°C, nồng độ của HI là
A. 0,275M. B. 0,225M. C. 0,151M. D. 0,320M.
BÀI 2: CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC
Câu 1.Dung dịch nào dẫn điện được
A. NaCl B. C2H5OH C. HCHO D. C6H12O6
Câu 2.Dung dịch muối,Acid,Base là những chất điện li vì:
A. Chúng có khả năng phân li thành ion trong dung dịch
B. Dung dịch của chúng dẫn điện
C. Các ion thành phần có tính dẫn điện
D. Cả A,B,C
Câu 3.Phương trình điện li nào đúng?
A. NaCl → Na2+ + Cl- B. Ca(OH)2→ Ca2+ + 2 OHC. C2H5OH → C2H5+ + OH- D. Cả A,B,C
Câu 4.Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất tan và điện li mạnh?
A. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4 B. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2
C. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3; D. KCl, H2SO4, H2O, CaCl2
Câu 5.Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
A. H2S, H2SO3, H2SO4. B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO. D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Câu 6.Theo thuyết Bronstet, câu nào dưới đây là đúng?
A. Acid là chất hoà tan được mọi kim loại.
B. Acid tác dụng được với mọi Base.
C. Acid là chất có khả năng cho proton.
D. Acid là chất điện li mạnh.
Câu 7.Theo định nghĩa Acid−Base của Bronstet, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây là Base?
A. 2−
CO3 , CH3COO− B. NH + 4 , HCO3 − , CH3COO−
C. ZnO, Al2O3, HSO− 4 D. HSO− 4 , NH + 4
Câu 8.Theo Bronstet, ion nào dưới đây là lưỡng tính?
A. PO43− B. CO32− C. HSO4− D. HCO3−
Câu 9.Theo thuyết Acid − Base của Bronstet, ion HSO− 4 có tính chất
A. Acid. B. lưỡng tính. C. Base. D. trung tính.
Câu 10.Theo thuyết Acid − Base của Bronstet, ion Al3+ trong nước có tính chất
A. Acid. B. lưỡng tính. C. Base. D. trung tính.
Câu 11.Công thức tính pH
A. pH = - log [H+] B. pH = log [H+]
C. pH = +10 log [H+] D. pH = - log [OH-]
Câu 12.Giá trị pH + pOH của các dung dịch là:
A. 0 B. 14 C. 7 D Không xác định được
Câu 13.Trong các dung dịch sau:Na2CO3,NaHCO3,KOH,NaOH đặc,HCl,AlCl3,Na2SiO3.Số dung dịch làm cho phenolphtalein hoá hồng là
A. 6 B. 1 C. 5 D. 3
Câu 14.Chọn câu đúng
A. Giá trị pH tăng thì độ Base giảm
B. Giá trị pH tăng thì độ Acid tăng.
C. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá xanh
D. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.
Câu 15.Ion OH- khi tác dụng với ion nào dưới đây sẽ cho kết tủa?
A. Ba2+ B. Cu2+ C. K+ D. Na+
Câu 16.Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất?
A. K2SO4. B. KOH. C. NaCl. D. KNO3.
Câu 17.Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), Acid axetic (CH3COOH), kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4.
B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4.
C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4< NaCl.
D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4.
Câu 18. Cho các phản ứng sau: HCl + H2O → H3O+ + Cl− (1) HSO3− + H2O H3O+ + SO32− (4) NH3 + H2O NH4+ + OH− (2) HSO3− + H2O H2SO3 + OH− (5) CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O (3) Theo thuyết Bronstet, H2O đóng vai trò là Acid trong các phản ứng
A. (1), (2), (3). B. (2), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 19. Theo định nghĩa Acid−Base của Bronstet, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây là lưỡng tính?
A. 2−
CO3 , CH3COO− B. ZnO, Al2O3, HSO− 4 , NH+ 4
C. +
NH 4 , HCO3 − , CH3COO− D. ZnO, Al2O3, HCO3 − , H2O
Câu 20. Cho các chất và ion sau: HCO3─, Cr(OH)3, Al, Ca(HCO3)2, Zn, H2O, Al2O3, (NH4)2CO3, HS─, Zn(OH)2, Cr2O3, HPO 2 4− , H2PO 4 − , HSO3−. Theo Bronstet số chất và ion có tính chất lưỡng tính là:
A. 12. B. 11. C. 13. D. 14.
Câu 21. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:
A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3).
C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (1).
Câu 22. Hoa đậu biếc tên tiếng Anh là butterfly pea, là một loại hoa được trồng phổ biến tại các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Việt Nam…. Hoa có tên gọi như vậy vì cây đậu biếc thuộc họ đậu, sống dây leo và cánh hoa có màu xanh tím giống hình con bướm. Khi sử dụng đậu biếc làm chất tạo màu tự nhiên, người ta thường đun sôi hoa đậu biếc với nước, hoặc ngâm cánh hoa trong nước sôi từ 10 đến 15 phút, màu hoa sẽ được trích ly tạo thành màu xanh biếc. Sắc tố tạo màu đặc trưng cho đậu biếc là các hợp chất thuộc nhóm anthocyanin, một trong những chất chống oxy hóa tự nhiên. Điểm đặc biệt của nhóm anthocianin là màu của chúng thay đổi dưới tác dụng pH của môi trường. Ở môi trường pH< 7(môi trường Acid), anthocianin chuyển sang đỏ tím, ngược lại chúng chuyển sang màu xanh thẫm khi môi trường pH≥ 7. Dự đoán màu của dung dịch khi trộn lẫn 20 ml dung dịch NaOH 0,01M với 20 ml dung dịch HCl 0,03 M được dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là
A. đỏ tím. B. xanh. C. tím. D. vàng.
Câu 23.Cho: S2- + H2O ↔ HS- + OHNH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+ ; Chọn đáp án đúng:
A. S2- là Acid, NH4+ là Base B. S2- là Base, NH4+ là Acid
C. S2- là Acid, NH4+ là Acid D. S2- là Base, NH4+ là Base
Câu 24. Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Na+,Cl-, S2-, Cu2+. B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.
C. Ag+, Ba2+, NO3-, OH- D. HSO4-, NH4+, Na+, NO3-.
Câu 25. Cho Na dư vào dung dịch chứa ZnCl2. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra?
A. Có khí bay lên.
B. Có khí bay lên và có kết tủa keo trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn.
C. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần.
D. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện.
1 trả lời
699