Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài văn kể về truyền thống Hải Dương

Viết 1 bài văn kể về truyền thống Hải Dương
2 trả lời
Hỏi chi tiết
268
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, nổi tiếng với nhiều truyền thống văn hóa độc đáo và đa dạng. Truyền thống Hải Dương đã được truyền lại qua nhiều thế hệ và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây.

Một trong những truyền thống nổi tiếng của Hải Dương là trò chơi kéo co. Trò chơi này được tổ chức vào dịp lễ hội truyền thống của địa phương và thu hút rất đông người tham gia. Hai đội chơi sẽ đứng hai bên của một sợi dây kéo và cố gắng kéo dây về phía mình. Trò chơi kéo co không chỉ là một trò giải trí mà còn thể hiện sự đoàn kết và sức mạnh của cộng đồng.

Ngoài ra, Hải Dương còn có truyền thống làm bánh đậu xanh. Bánh đậu xanh Hải Dương được làm từ nguyên liệu chính là đậu xanh, một loại cây trồng phổ biến ở địa phương. Quá trình làm bánh đậu xanh rất công phu và đòi hỏi sự khéo léo. Người làm bánh phải chọn đậu xanh tươi, ngâm nước, đánh bông, nấu chín và xay nhuyễn. Sau đó, hỗn hợp đậu xanh được trộn với đường, bột nếp và nước cốt dừa để tạo thành hỗn hợp nhão. Bánh sau đó được cuộn thành từng viên nhỏ và tráng qua lớp lá chuối. Bánh đậu xanh Hải Dương có hương vị thơm ngon, béo ngậy và là món quà đặc biệt trong các dịp lễ hội và tết truyền thống.

Ngoài ra, Hải Dương còn có nhiều truyền thống khác như trò chơi cầu mây, múa lân, múa rồng và nhiều lễ hội truyền thống khác. Những truyền thống này không chỉ giữ được giá trị văn hóa của địa phương mà còn làm nên sự đặc biệt và hấp dẫn của Hải Dương.

Truyền thống Hải Dương không chỉ là một phần của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng và niềm tự hào của người dân nơi đây. Nhờ những truyền thống này, Hải Dương đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá văn hóa và lịch sử của Việt Nam.
2
0
Tiến Dũng
26/09/2023 19:58:20
+5đ tặng
Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng. Hải Dương được đánh giá là mảnh đất có bề dày lịch sử và trầm tích văn hóa, với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo. Mảnh đất này còn là nơi lưu giữ lịch sử về ba danh nhân vĩ đại của đất nước và thế giới, đó là Trần Hưng Ðạo - danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi - danh nhân văn hóa, Chu Văn An - người thầy của muôn đời. 


Văn hóa xứ Ðông là sự kết tinh những giá trị của phong tục, tập quán, lối sống tốt đẹp, lành mạnh của cộng đồng dân cư, mang đặc trưng của truyền thống hiếu học, sự cần cù lao động, sáng tạo, được hình thành, đi lên bằng sức lao động của con người. ​Giá trị cốt lõi của văn hóa xứ Đông - Hải Dương chứa đựng những giá trị của văn hóa Việt Nam và mang đậm nét văn hóa riêng có của tỉnh Hải Dương, đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo; sự tinh tế, tính giản dị; hiếu học, khéo léo, tài hoa, lạc quan, lãng mạn, khát vọng vươn lên, vượt khó…


Trầm tích văn hoá từ những di tích

Mảnh đất Hải Dương có bề dày lịch sử và trầm tích văn hóa, hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng. 



Chùa Côn Sơn - một trong những di tích tiêu biểu của tỉnh Hải Dương


Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hoá, núi Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ Ðồng tại Ðồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà),... Văn hoá Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã tạo nên một không gian văn hoá đặc biệt - nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 127 di tích được xếp hạng quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh). Chỉ trong một không gian chừng 5 km2 đã có hàng chục di tích lưu giữ những kỷ niệm về 3 danh nhân vĩ đại của đất nước và thế giới. Ðó là Trần Hưng Ðạo - danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá, Chu Văn An - "người thầy của muôn đời"; cùng An Phụ, Kính Chủ (Kinh Môn) đã trở thành những huyền thoại của non sông đất Việt. 


Văn hoá - Nhìn từ những lễ hội truyền thống

Giá trị đặc trưng của văn hoá phi vật thể xứ Ðông được thể hiện qua các lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống của cộng đồng dân cư Hải Dương xưa và nay; ở các hoạt động văn nghệ dân gian; ở một khối lượng không nhỏ những trước tác về chính trị, quân sự, văn hoá – xã hội, về sử học, y học... của các tri thức lớn, các nhà khoa bảng người Hải Dương. Với 566 lễ hội được khôi phục đã thể hiện rõ nét yếu tốt văn hoá đặc trưng này. Đó là, lễ hội mang đậm yếu tố lịch sử, phong tục, tín ngưỡng tôn giáo, tưởng niệm và ngợi ca công lao, đức hạnh của các bậc hiền tài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, giáo dục các thế hệ hướng tới sự tiến bộ, sự cao đẹp; cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no, hạnh phúc… Mồng 4 Tết âm lịch, Đình Nhân Lý (Nam Sách) khai hội – lễ hội mở đầu của mùa lễ hội Xuân. Từ 16 đến 21 tháng Giêng là Lễ hội Xuân Côn Sơn. Tháng tám mùa thu, lễ hội đền Kiếp Bạc (Chí Linh) là một trong những lễ hội lớn nhất của cả nước. Ðến với lễ hội xứ Ðông, quý khách sẽ được tham dự các đám rước lớn, các trò chơi dân gian đặc sắc: trò thuỷ chiến - lễ hội đền Kiếp Bạc; bơi trải - lễ hội đền Quát, đánh gậy - lễ hội đền Cuối (Gia Lộc); hát chầu văn (Ninh Giang); trò đánh bệt - lễ hội đền Sượt (thành phố Hải Dương); thi nấu cơm - lễ hội chùa Hào Xá (Thanh Hà)… Có thể nói, lễ hội và di tích Hải Dương là một tiềm năng, thế mạnh lớn cho ngành du lịch của tỉnh và của vùng Đông Bắc đất nước.

 

Tháng tám mùa thu, lễ hội đền Kiếp Bạc (Chí Linh) là một trong những lễ hội lớn nhất của cả nước.

Cùng với những lễ hội dân gian, xứ Ðông còn nổi tiếng là một trong những cái nôi của nghề thuật hát chèo của vùng Ðồng bằng Bắc Bộ. "Chiếng chèo Ðông" với những nghệ nhân tên tuổi như: Phạm Thị Trân, Trùm Thịnh, Trùm Bông, cố nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thị Lan, Minh Lý,... Những nghệ sĩ tài năng ấy có đóng góp đáng tự hào cho nghệ thuật chèo Việt Nam hiện đại.

Ngoài bộ môn hát chèo, xứ Ðông còn lưu giữ nhiều loại hình văn nghệ dân gian như: nghệ thuật tuồng, múa rối nước, xiếc, hát ca trù, hát trống quân, hát đối, hát ru, ca dao, tục ngữ. Vốn văn hóa truyền thống phong phú ấy đã bộc lộ những nét nhuần nhị, trữ tình, lạc quan, đầy lãng mạn trong tính cách của người xứ Ðông.




Văn hoá - Nhìn từ những sản vật truyền thống

Văn hoá xứ Ðông được hình thành, đi lên bằng sức lao động cần cù, sáng tạo của con người trên mảnh đất này. Người Hải Dương không những giỏi làm ra hạt lúa, hạt đậu, hoa thơm trái ngọt như gạo nếp cái hoa vàng (Kinh Môn, Cẩm Giàng), vải thiều (Thanh Hà); dưa hấu (Gia Lộc); na dai, chuối mật (Chí Linh), mà còn biết chế biến nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng khắp trong và ngoài nước như bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh cuốn, nem chua (thành phố Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang), bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang), rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng), giò chả (Gia Lộc), mắm rươi, chả (Kim Thành), mắm cáy (Thanh Hà),...​


​Không những thế, Hải Dương còn là quê hương của nhiều làng nghề truyền thống danh tiếng như chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), chạm khắc gỗ Ðông Giao (Cẩm Giàng), kim hoàn Châu Khê, gốm Cậy (Bình Giang), gốm Chu Ðậu (Nam Sách), khắc ván in Hồng Lục - Liễu Tràng (Gia Lộc), thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hà). Những sản phẩm từ các làng nghề truyền thống này thể hiện sự sáng tạo khéo léo, tài hoa của người xứ Ðông.


Nhìn từ góc độ chủ thể sáng tạo văn hóa

Văn hoá xứ Ðông rực sáng bởi được hình thành, tạo dựng từ truyền thống yêu nước, kiên trung, cách mạng của con người Hải Dương. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đất và người Hải Dương đã góp phần làm nên những mốc son lịch sử vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước với các nhân vật lịch sử nổi tiếng như các nữ tướng Thiện Nhân, Thiện Khánh; Khúc Thừa Dụ, Yết Kiêu, Trần Khắc Chung, Trần Khánh Dư, Nguyễn Chế Nghĩa, Ngô Bệ, Ðinh Văn Tả, Nguyễn Hữu Cầu, Ðốc Tít, Ðỗ Quang, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng,... Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, có trên 30 vạn thanh niên Hải Dương tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 38.295 người con ưu tú của Hải Dương đã hy sinh, toàn tỉnh ghi danh 1.658 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Nhân dân và đất nước đời đời ghi công ơn họ. Họ là những tấm gương cho các thế hệ hôm nay trong bài học về chủ nghĩa anh hùng cách mạng.


Hải Dương còn là đất học, đất khoa bảng. Hải Dương đứng đầu về tiến sĩ nho học của cả nước với 472 người, trong đó có 11 trạng nguyên. Làng Mộ Trạch, huyện Bình Giang được tôn phong là "Làng tiến sĩ" với 39 tiến sĩ dưới các triều đại phong kiến. Văn Miếu Mao Ðiền (Cẩm Giàng) - Văn Miếu trấn Hải Dương xưa là một minh chứng cho truyền thống hiếu học của người xứ Ðông. Nhiều tiến sĩ nho học của Hải Dương là những tác giả nổi tiếng, để lại cho ngày nay hàng trăm tác phẩm có giá trị trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, khoa học, văn học, ngoại giao như: Tuệ Tĩnh, Mạc Ðĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Vũ Hữu, Nguyễn Dữ,... Ðặc biệt là Nguyễn Thị Duệ - nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam.


Những người con của Hải Dương nay - xứ Ðông xưa luôn tự hào về những truyền thống văn hoá tốt đẹp của mảnh đất "địa linh, nhân kiệt", nơi "ánh mặt trời tỏa sáng miền duyên hải" này và đang nỗ lực kế thừa, phát huy những truyền thống đó trong cuộc sống hôm nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
GuraChan
26/09/2023 20:01:34
+4đ tặng

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.
Học tốt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo