Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
28/09/2023 21:02:52

Em có suy nghĩ gì về sự phản kháng và chiến thắng của chị Dậu trước bọn tay sai hung hãn? Từ đó nêu cách hiểu về câu thành ngữ "Tức nước vỡ bờ' và bài học tác giả muốn nhắn gửi?

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà Lý trưởng sấn sổ bước đến, hươ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chành hầu cận ông Lý yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt đắm ngồi lên lại nằm xuống, vừa run vừa rên : - U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội. Chị Dậu vẫn chưa nguôi giận; - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... Người nhà lý trưởng hết cơn lặng cá, lóp ngóp bò dậy hắn chỉ vừa thở vừa chửi chị Dậu, không dám động đến thân thể chị nữa. (Theo Ngô Tất Tố)
Câu 1 : Em có suy nghĩ gì về sự phản kháng và chiến thắng của chị Dậu trước bọn tay sai hung hãn? Từ đó nêu cách hiểu về câu thành ngữ "Tức nước vỡ bờ' và bài học tác giả muốn nhắn gửi ?
giúp mình với, mình đang cần gấp
2 trả lời
Hỏi chi tiết
467
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Sự phản kháng và chiến thắng của chị Dậu trước bọn tay sai hung hãn cho thấy sự mạnh mẽ và quyết tâm của người phụ nữ trong việc bảo vệ gia đình và tự vệ. Chị Dậu không chịu đánh đổi sự an toàn và tôn nghiêm của mình để chịu đựng sự bạo lực và xâm phạm từ bọn tay sai. Bằng sức mạnh và quyết tâm của mình, chị Dậu đã đánh bại và đẩy lùi bọn tay sai, bảo vệ được chồng và con cái.

Câu thành ngữ "Tức nước vỡ bờ" có nghĩa là khi một người hoặc một nhóm người bị đẩy đến giới hạn, họ sẽ phản kháng mạnh mẽ và không chịu đựng thêm nữa. Trong trường hợp này, chị Dậu đã đạt đến giới hạn của sự chịu đựng và quyết định không chịu đồng ý với sự xâm phạm và bạo lực. Chị Dậu đã tỏ ra mạnh mẽ và không chịu đánh đổi sự tự do và tôn nghiêm của mình.

Bài học mà tác giả muốn nhắn gửi thông qua câu chuyện này là sự quyết tâm và sức mạnh của người phụ nữ trong việc bảo vệ gia đình và tự vệ. Tác giả muốn nhấn mạnh rằng không ai nên chịu đựng sự xâm phạm và bạo lực, và rằng mọi người đều có quyền tự vệ và bảo vệ bản thân.
1
0
Nguyễn Trung Sơn
28/09/2023 21:04:29
+5đ tặng

Sự phản kháng của chị Dậu trước bọn tay sai hung hãn là điều tất yếu xảy ra sau quá trình bị tra tấn, bắt bẻ, bóc lột. Khi mọi thứ đã quá sức chịu đựng, chị Dậu buộc phải đứng lên chống lại lũ tay sai. Chị đã phải bán chó, bán con nhưng vẫn không đủ để nộp thuế. Giờ đây, chị không thể đứng nhìn người chồng ốm yếu, bệnh tật của mình lại một lần bị trói, đánh đập. Sau khi hết lời van xin nhưng không thành, chị đã đổi thái độ, đánh lại bọn cai lệ và tay sai. Đó là hành động của một người phụ nữ đã bị dồn đến chân tường

Qua đó, có thể hiểu được "tức nước vỡ bờ" có nghĩa là khi đã đạt đến giới hạn cuối cùng, mọi thứ sẽ bùng nổ. Sức chịu đựng con người có giới hạn, con giun xéo lắm cũng quằn. Bài học: ở đâu có áp bức, ở đó sẽ có đấu tranh

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tiến Dũng
28/09/2023 21:05:04
+4đ tặng

Nhân vật chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là hình tượng điển hình bất hủ của văn học Việt Nam, là hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, với những phẩm chất cao đẹp.

Chị Dậu là một nhân vật có tính cách, một tính cách điển hình. Nét nổi bật trong tính cách của chị là sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng.

Để nhân vật có thể bộc lộ đầy đủ tính cách của mình, Ngô Tất Tố đặt chị vào trong một tình huống điển hình: một mình chị với sức vóc của một người đàn bà chân yếu tay mềm, với thân phận của một kẻ thấp cổ bé họng, phải đối phó với hai tên tay sai hung hãn của chính quyền thực dân phong kiến thống trị có trang bị cả roi song, tay thước và dây thừng, được nhà nước bảo hộ, đang thi hành việc công đánh trói kẻ thiếu sưu.

Trong đoạn trích, bọn tay sai sầm sập tiến vào giữa lúc anh Dậu vừa mới tỉnh lại, chị Dậu đang hồi hộp chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không. Anh Dậu vì quá ốm yếu và khiếp đảm đã lăn đùng ra không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đứng ra đối phó với lũ ác nhân. Có thể nói, lúc này, tính mạng của anh Dậu phụ thuộc vào sự đối phó của chị Dậu.

Ban đầu, chị cố tha thiết van xin. Vì sao chị phải van xin? Chị quá nhu nhược yếu đuối hay quá hèn nhát? Không! Chị Dậu không nhu nhược yếu đuối, cũng không hèn nhát. Nhưng là người thông minh, chị hiểu rõ tình thế của chồng mình. Dù sao anh Dậu cũng bị coi là kẻ... có tội (tội trốn sưu của nhà nước). Còn bọn tay sai hung hãn kia đang nhân danh phép nước, người nhà nước để thi hành công cụ của nhà nước. Hơn nữa, chị Dậu ý thức được rất rõ thân phận thấp cổ bé họng của mình, lại vốn là người có bản tính hiền lành, quen nhẫn nhục, khiến chị chỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơi gợi lòng từ tâm và lương tri của ông cai.

Tất cả những lời van xin tha thiết, vừa có tình vừa có lí của chị cũng chẳng có kết quả gì. Ngược lại, chị được đáp trả lại bằng những lời chửi rủa tục tĩu, bằng những quả bịch vào ngực, bằng hành động nhảy xổ vào chỗ anh Dậu của tên cai trị.

Con giun xéo mãi cũng quằn, tức nước thì phải vỡ bờ. Đến lúc này, chị Dậu không thể chịu đựng hơn được nữa! Sức sống tiềm tàng trong người chị trỗi dậy, chị bất chấp tất cả, liều mạng cự lại.

Trước hết, chị cự lại bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Một lí lẽ thật cứng cỏi và cũng thật sắc sảo! Chị không cần việc đến pháp luật (vì làm gì có pháp luật và công lí cho người nghèo. Chúng lại đang thi hành phép nước kia mà!), chị đem đạo lí tối thiểu của con người ra để đấu với chúng. Như vậy, chị Dậu đã nhân danh con người để chống lại cái ác. Một chân lí thật đẹp mà bọn mặt người dạ thú kia không thể có.

Khi đã nhân danh con người, vị thế của chị cũng có sự thay đổi, từ thân phận thấp bé, chị Dậu vụt đứng thẳng lên ngang hàng với bọn tay sai, ngang hàng với chính quyền thực dân phong kiến: tôi và ông. Lúc này, chị đàng hoàng, dũng cảm đối mặt với kẻ thù của mình.

Trước thái độ của chị Dậu, cai lệ dấn thêm một bước. Hắn tát vào mặt chị một cái đánh bốp và nhảy xổ vào anh Dậu. Bao nhiêu uất ức dồn nén, tích tụ bấy lâu nay đã biến thành ngọn lửa căm giận ngùn ngụt bốc cháy trong chị Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Lời lẽ của chị Dậu thể hiện sự căm giận và khinh bỉ cao độ đối với kẻ thù của mình, đồng thời thể hiện bản lĩnh và tư thế đứng trên đầu thù, sẵn sàng đè bẹp đối phương. Trong văn học đương thời viết về người phụ nữ nông dân, chưa hề có một bản lĩnh và khí phách kiên cường đến như thế.

Lòng căm giận và khinh bỉ đã biến thành sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu trong cuộc đọ sức với kẻ thù của mình. Chị đã nhanh chóng túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, khiến hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Tiếp đó, chị giằng co với tên người nhà lí trưởng, khi tên này sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị, rồi chị áp vào vật nhau với hắn, rồi chị túm tóc hắn lẳng cho hắn một cái ngã nhào ra thềm. Cuộc đọ sức diễn ra hết sức nhanh chóng. Chị Dậu đã chiến thắng, biến những tên tay sai hùng hổ, hung hãn, có trang bị vũ khí và phép nước, trở thành những kẻ bại trận thảm hại, tơi tả. Đọc đến đây, không ít bạn đọc phải bật lên tiếng cười hả hê và mãn nguyện.

Sự chống trả quyết liệt của chị Dậu là hành động tất yếu phù hợp với quy luật “Tức nước vỡ bờ”, có áp bức thì có đấu tranh. Vậy do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng đến như vậy? Sức mạnh của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn: căm hờn với những thái độ độc ác, bất nhân của bọn tay sai, của chính quyền thực dân phong kiến. Cội nguồn sâu xa của lòng căm hờn lại chính là lòng yêu thương. Sức mạnh của chị Dậu chính là sức mạnh của lòng yêu thương. Hành động chống trả quyết liệt và dữ dội của chị Dậu bắt nguồn từ lòng yêu thương chồng con tha thiết, từ ý thức quyết tâm bảo vệ chồng. Ngọn lửa căm hờn ngùn ngụt bốc lên trong lòng chị chính là biểu hiện của một trạng thái yêu thương chồng con mãnh liệt của người phụ nữ Việt Nam.

Sau trận đấu này, có thể chị Dậu sẽ phải ngồi tù, nhưng chị không sợ: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Hành động của chị Dậu tuy là bộc phát và vẫn rơi vào bế tắc nhưng nó thể hiện sức sống mạnh mẽ và tinh thần ngoan cường rất đáng cảm phục của chị.

Sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng của chị Dậu chính là sức sống và tinh thần phản kháng của giai cấp nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, nó sẽ biến thành một sức mạnh quật khởi, thành cơn thác lũ cách mạng khi có ánh sáng của Đảng rọi vào. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét: “Viết Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo