uyên suốt dòng chảy lịch sử văn học Việt Nam, có lẽ hình ảnh người phụ nữ trong mỗi tác phẩm đều mang một màu sắc của cá nhân tác giả. Một trong số đó không thể không nhắc đến truyện Kiều của Nguyễn Du, tác phẩm in sâu trong tâm trí độc giả bằng số phận hồng nhan bạc mệnh của người phụ nữ đó là nàng Kiều. Diễm mỹ tuyệt luôn, diễm mỹ tuyệt tục, hoa nhan nguyệt ngạo, tất cả những vẻ đẹp đó đều được sở hữu trong con người Kiều. Thương thay số phận người phụ nữ Nguyễn Du như đưa tất cả những tài đức vẹn toàn đến với Thúy Kiều, đó được coi như tiếng nói thay cho những người phụ nữ ngoài kia đồng thời ông cũng cảm thương với số phận của Kiều. Ngoài tài ngoài sắc, Kiều còn sở hữu phẩm hạnh đáng quý mà ít ai có. Ngoài việc là một đứa con hiếu thảo, Kiều còn là người trọng chữ tình, nhưng vì thế lực nhỏ bé không thể bảo vệ được người cha của mình bằng công lí, Kiều buộc phải gác lại chữ tình làn trọn chữ hiếu được thể hiện qua chi tiết bán mình chuộc cha. Trải qua nhiều biến cố cuộc sống, đặc biệt phải chấp nhận với hiện thực làm gái lầu xanh, Kiều đau đớn lắm, nàng nhớ những ngày tháng bên bố mẹ, còn những ngày tháng bên người mình yêu là Kim Trọng khi phải thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần khiến nàng ngày đêm mong ngóng được trở về bên chàng. Bởi vì số phận hồng nhan bạc mệnh, số phận như được ông trời sắp đặt tưởng rằng sau khi trả hết nợ hết thù Kiều sẽ trở về với tình yêu mà nàng ngày một mong ngóng. Nhưng một lần nữa Kiều lại phải hi sinh tình cảm của mình, và chấp nhận số phận này. Nguyễn Du như được nhập vào thân xác nàng Kiều vậy những bi ai những xót xa cho thân phận người phụ nữ luôn chịu nhiều thiệt thòi. Tác phẩm Truyện Kiều của ông như một lời ngỏ giải thoát số phận nghiệt ngã của Thúy Kiều đến độc giả, đồng thời Kiều cũng là biểu tượng cho hình ảnh phụ nữ thời phong kiến lúc đương thời họ phải chịu không những về tinh thần mà thậm chí còn bị chà đạp lên phẩm hạnh của một người phụ nữ.