LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.618
0
0
Phương Dung
14/10/2018 20:16:39
Câu 1 (trang 124 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình
+ Hình ảnh ánh trăng suốt hiện ở “sàng tiền” thể hiện sự thao thức, trăn trở không ngủ được của nhà thơ: Lí Bạch yêu trăng, nhớ quê
+ Câu thơ thứ 2: Ánh trăng tràn ngập không gian đồng nghĩa với việc vị trí ngắm trăng thay đổi từ sàng tiền tới song tiền: tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến
⇒ Hai câu thơ đầu, từ cảnh nhận ra tình
- Hai câu thơ sau: nỗi niềm nhớ cố hương hiện hữu rõ nét
+ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng: Vầng trăng thanh tĩnh, sáng dịu hiền hiện ra, đây là đêm trăng đẹp nhưng yên tĩnh
→ Mối quan hệ nhân quả giữa cảnh và tình tác động qua lại: Vì trăng sáng nên không ngủ được, không ngủ được càng thấy trăng sáng hơn, đẹp hơn
Câu 2 (trang 124 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hai câu thơ cuối giống hệt nhau về: cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, số lượng chữ
Động từDanh từĐộng từTình từDanh từ
Câu 3Cửđầuvọngminhnguyệt
Câu 4Đêđầutưcốhương - Tác dụng phép đối: Làm nổi bật hình ảnh, sự vật, giúp tác giả thể hiện rõ dụng ý của mình
Câu 3 (trang 124 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Các động từ được sử dụng trong bài Tĩnh dạ tứ: nghi (ngỡ), vọng (nhìn), đê (cúi), tư (nhớ)
Từ các động từ này ta có thể nắm được mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ đều bị lược đi chủ thể hành động, nhưng có thể khẳng định rõ chủ thể trữ tình và chủ thể hành động
+ Nhân vật trữ tình tỉnh dậy thì nhận thấy ánh sáng lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng không rõ sương hay trăng, nhà thơ ngẩng lên như thể xác nhận
+ Khoảnh khắc ngẩng đầu gợi lên trong lòng tác giả niềm nhớ thương quê cũ
+ Hành động cúi đầu như cố nén đi nguồn cảm xúc đang trào dâng
→ Các động từ được sử dụng trong bài là ngọn nguồn của mạch cảm xúc của nhà thơ.
Luyện tập Có người dịch hai câu thơ của Lý Bạch sang hai câu thơ lục bát:
“ Đêm thu trăng sáng như gương
Lý Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà”
Nếu dịch thành hai câu thơ này sẽ không làm sáng tỏ được tấm lòng cố hương cũng như không thể làm người đọc nhìn thấy cảnh đẹp của đêm trăng thanh tĩnh
+ Hơn nữa cách dịch đó làm làm ta hình dung được những băn khoăn, trằn trọc của nhà thơ trong đêm trăng sáng thanh tĩnh.
+ Các cử động của nhân vật trữ tình dường như không xuất hiện (cử đầu, đê đầu)
→ Các động từ được sử dụng để thể hiện hành động và tâm trạng của nhân vật trữ tình

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
doan man
14/10/2018 20:19:09
Bài thơ ngắn chỉ gồm 20 chữ mà có tới 5 động từ: nghi (ngỡ), cử (ngẩng), vọng (nhìn), đê (cúi), tư (nhớ). Thực ra nếu theo dõi thứ tự của bốn động từ này, chúng ta có thể nhận ra mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ đều bị lược đi chủ thể hành động nhưng có thể dễ dàng khẳng định, chủ thể trữ tình, chủ thể hành động ở đây chính là tác giả. Năm động từ tạo thành một mạch cảm xúc vận động rất nhanh, có thể hiện thực hoá lại bằng văn xuôi như sau: nhân vật trữ tình (nhà thơ) tỉnh dậy (hoặc đang mơ màng ngủ) thì nhận ra ánh sáng đang lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng vì không biết là sương hay là trăng, nhà thơ ngẩng lên như là một hành động để mà xác nhận. Nhưng rồi chính cái khoảnh khắc ngẩng đầu kia lại gợi về trong lòng tác giả nỗi niềm của người xa xứ. Hành động cúi đầu như là đang cố nén đi cái cảm xúc mãnh liệt đang trào dâng.
Tĩnh dạ tứ với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện.Bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
15/10/2018 11:49:19
Soạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lí Bạch
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1:
Trong bài thơ này, hai câu đầu thiên về tả cảnh , hai câu sau thiên về tả tình.
Ở hai câu thơ đầu, nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và thấy ánh trăng xuyên qua cửa rọi vào mình. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp “ngỡ là sương”. Vì thế, dù không trực tiếp tả người , câu thơ vẫn gợi lên trạng thái và tình cảm của con người.
Hai câu thơ sau chỉ có ba chữ trực tiếp tả tình “tư cố hương” còn lại đều tả cảnh, tả người. Vì thế, tác giả tả cảnh để truyền tải tình yêu quê hương da diết.
Câu 2:
a. Tác giả sử dụng phép đối ở hai câu cuối: “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng / Cúi đầu nhớ cố hương”.
Hai câu đối rất chuẩn về mặt từ loại: động từ/ động từ (cử đầu – đê đầu), (vọng – tư), tính từ / tính từ (minh – cố), danh từ/ danh từ (nguyệt – hương).
b. Phép đối có tác dụng làm cho người đọc thấy được rõ hơn sự nhớ quê hương, chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm buồn của nhà thơ.
Câu 3:
Bốn động từ “nghi, cử, đê, tư” cho chúng ta thấy được mạch cảm xúc của bài thơ. Đó là chủ thể trữ tình, chủ thể hành động ở đây chính là tác giả.
Cảm xúc vận động rất nhanh: nhân vật trữ tình bị tỉnh giấc thì nhận ra ánh trăng lọt vào khe cửa, ngỡ như là sương rồi ngẩng lên như là một hành động xác nhận. Nhưng rồi chính khoảnh khắc ngẩng đầu lại là giây phút nhà thơ nhớ về quê hương. Và hành động cúi đầu như đang kìm nén cảm xúc đang trào dâng trong lòng tác giả.
II. LUYỆN TẬP
Nhận xét 2 câu thơ dịch :
“Đêm thu trăng sáng như gương
Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà”
Ta thấy, 2 câu thơ ngắn gọn nhưng chỉ nêu được nội dung là thấy trăng sáng, Lí Bạch ngắm trăng và nhớ quê nhà nhưng không thấy được nét đặc sắc nghệ thuật ở trong 2 câu thơ này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư