Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nội dung bài kí (hồi kí và du kí)

soạn văn lớp 6 bài kí ( hồi kí và du kí)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
114
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Hồi kí và du kí là hai thể loại văn bản mà chúng ta thường gặp trong việc viết văn. Hồi kí là viết về những sự kiện, kỷ niệm đã xảy ra trong quá khứ, thường được viết theo thứ tự thời gian. Còn du kí là viết về những trải nghiệm, cảm nhận của mình khi đi du lịch, khám phá một địa điểm mới.

Ví dụ, ta có thể viết một bài hồi kí về một kỳ nghỉ hè vừa qua. Bắt đầu bằng việc giới thiệu về nơi mình đã đi, những hoạt động mình đã tham gia và những cảm nhận của mình về chuyến đi đó. Tiếp theo, ta có thể kể về những sự kiện, trải nghiệm đáng nhớ như việc tham quan các danh lam thắng cảnh, thưởng thức đặc sản địa phương, trò chơi và hoạt động vui chơi giải trí mà mình đã tham gia. Cuối cùng, ta có thể kết thúc bài viết bằng việc nhìn lại những kỷ niệm đáng nhớ và những bài học mà mình đã học được từ chuyến đi đó.

Còn đối với du kí, ta có thể viết về một chuyến đi tham quan một địa điểm nổi tiếng. Bắt đầu bằng việc giới thiệu về địa điểm đó, những điểm đặc biệt và lý do mình chọn đi tham quan. Tiếp theo, ta có thể kể về những trải nghiệm, cảm nhận của mình khi đến đó, những hoạt động mình đã tham gia và những địa điểm mình đã khám phá. Cuối cùng, ta có thể kết thúc bài viết bằng việc nhìn lại những ấn tượng và cảm nhận của mình về địa điểm đó, cũng như những lợi ích mà mình đã đạt được từ chuyến đi đó.

Dù là hồi kí hay du kí, việc viết văn giúp chúng ta ghi lại những kỷ niệm, trải nghiệm và cảm nhận của mình. Ngoài ra, viết văn còn giúp chúng ta rèn kỹ năng viết và sắp xếp ý tưởng một cách logic và mạch lạc.
0
0
Lê Cẩm Trúc
06/10/2023 19:48:43
+5đ tặng

1. Kí

- Định nghĩa: Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. 

  • Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.
  • Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.

- Tính xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện qua một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như thời gian (ngày, tháng, năm,...); địa điểm diễn ra sự việc; sự có mặt của người khác như người thân trong gia đình, bạn bè cùng tham gia vào một sự việc.

- Ngôi kể: Người kể thường dùng theo ngôi thứ ba.

2. Người kể ngôi thứ nhất và người kể ngôi thứ ba

- Người kể ngôi thứ nhất trong truyện hoặc ký thường xưng "tôi", trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua; trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình,...

Ví dụ: "Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và cuốn băng đen."

(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)

- Người kể ngôi thứ ba là người ngoài cuộc, không tham gia câu chuyện, nhưng biết hết mọi việc, vì vậy có thể kể lại một cách tự do, linh hoạt toàn bộ những gì đã diễn ra.

Ví dụ: "Vua nâng gương hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước." 

(Sự tích Hồ Gươm)

3. Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn

- Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.

Ví dụ: Từ "ăn" có hơn 10 nghĩa, trong đó có các nghĩa như: a) đưa thức ăn vào cơ thể qua miệng (ăn cơm); b) ăn uống nhân dịp gì đó (ăn Tết); c) máy móc phương tiện giao thông tiếp nhận nhiên liệu (tàu ăn than);...
- Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.

Ví dụ: đường với nghĩa chất kết tinh có vị ngọt (ngọt như đường) đồng âm với đường có nghĩa lối đi được tạo ra để nối các nơi (đường đến trường).

Trong câu mỗi từ thường chỉ được dùng với một nghĩa. Để hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào các từ ngữ xung quanh nó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người nói, người viết có thể cố ý dùng một từ theo hai nghĩa như một cách chơi chữ.

 

Ví dụ: Trong bài ca dao sau, tác giả đã cố ý dùng từ lợi theo hai nghĩa: "Bà già đi chợ Cầu Đông/ Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng/ Thầy bói gieo quẻ nói rằng/ Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn".

- Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.

Ví dụ: 

+ Từ mượn tiếng Hàn (tiếng Trung Quốc): tác phẩm, văn học, sứ giả, hòa bình,...

+ Từ mượn tiếng Pháp: (nhà) ga, xà phòng, mùi soa, pa nô, áp phích,...

+ Từ mượn tiếng Anh: mít tinh, ti vi,...

Các từ đã được Việt hóa thì viết như tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì cần viết theo nguyên trạng để dễ tra cứu khi cần thiết, ví dụ: acid, oxygen, hydro,... 

Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc chỉ nên mượn từ khi thật sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng.

 


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư