Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đặc điểm truyện cổ tích

đặc điểm truyện cổ tích
2 trả lời
Hỏi chi tiết
62
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Truyện cổ tích là một thể loại truyền thống, thường được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dưới đây là một số đặc điểm chung của truyện cổ tích:

1. Nhân vật: Truyện cổ tích thường có các nhân vật chính là các công chúa, hoàng tử, phù thủy, yêu tinh, thú nhân, v.v. Nhân vật thường được phân biệt rõ ràng giữa nhân vật tốt và nhân vật xấu.

2. Cốt truyện: Truyện cổ tích thường có một cốt truyện đơn giản và dễ hiểu. Cốt truyện thường xoay quanh việc nhân vật chính phải vượt qua các thử thách, khó khăn để đạt được mục tiêu cuối cùng.

3. Phép thuật và kỳ diệu: Truyện cổ tích thường chứa đựng các yếu tố phép thuật và kỳ diệu. Nhân vật thường có khả năng biến hình, bay lượn, nói chuyện với động vật, v.v.

4. Học tập giá trị: Truyện cổ tích thường mang thông điệp giáo dục và giá trị nhân văn. Chúng thường giảng dạy về lòng nhân ái, lòng dũng cảm, lòng chung thủy, v.v.

5. Kết thúc hạnh phúc: Truyện cổ tích thường kết thúc bằng một cái kết hạnh phúc, với nhân vật chính đạt được mục tiêu và sống hạnh phúc mãi mãi.

6. Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh: Truyện cổ tích thường sử dụng ngôn ngữ hình ảnh, mô tả chi tiết về môi trường, nhân vật và sự kiện trong câu chuyện.

7. Tính giáo dục và giải trí: Truyện cổ tích không chỉ mang tính giáo dục mà còn mang tính giải trí. Chúng giúp trẻ em phát triển trí tưởng tượng và khám phá thế giới xung quanh.

Tuy có những đặc điểm chung, nhưng truyện cổ tích cũng có sự đa dạng về nội dung và nguồn gốc, phản ánh đặc trưng văn hóa và truyền thống của từng quốc gia và vùng miền.
0
0
Phạm Hậu
07/10/2023 19:09:29
+5đ tặng

Truyện cổ tích là thể loại văn học dân gian tập hợp những câu chuyện hư cấu, mang hơi hướng thời cuộc có đặc điểm được kể dưới dạng truyện ngắn xảy ra trong đời sống thường ngày của con người, kết hợp với màu sắc huyền ảo kết hợp với trí tưởng tượng nhằm thể hiện ước nguyện có được cuộc sống an vui, công bằng của con người. Đặc điểm của truyện cổ tích chính là sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo như phép màu, thần linh nhằm phản ánh niềm tin của con người vào luật nhân quả, rằng ở hiền thì sẽ gặp lành, và kẻ ác sẽ bị trừng trị.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
ngô quỳnh
07/10/2023 19:13:50
+4đ tặng
Vậy đặc điểm của truyện cổ tích là gì? Nhìn chung, những câu chuyện cổ tích xuất hiện nhằm thể hiện ước mơ của con người trong xã hội bình dân, về cuộc sống tự do, công bằng, nghiêm minh. Chính vì vậy, đặc điểm của truyện cổ tích có thể thu gọn thành 3 đặc điểm chính: tính dị bản, các yếu tố thần bí, và tính thẩm mỹ cao.

1. Yếu tố thần bí

Một đặc điểm của truyện cổ tích giúp thể loại này khác biệt so với các câu chuyện khác, như ngụ ngôn hay thần thoại, đó là sự xuất hiện của các yếu tố thần bí trong truyện cổ tích, như phù thủy, ông bụt, ma thuật, thần linh hay ác quỷ xuất hiện trong truyện cổ tích đóng vai trò hỗ trợ, hậu thuẫn cho các nhân vật. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn học khác nhau, yếu tố thần bí trong truyện cổ tích là một yếu tố vô cùng quan trọng, giúp nhân vật chính giải quyết xung đột giữa hai phe thiện-ác. Ngoài ra, yếu tố thần bí trong truyện cổ tích cũng chia làm ba hướng, thiện ác và trung gian.

Khác với thần thoại, vốn là những câu chuyện trọng tâm xoay quanh những nhân vật sở hữu phép màu và ma thuật, các nhân vật chính xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích thường là những con người bình thường, có xuất thân từ tầng lớp nông dân. Điều này đã tạo nên sự đồng cảm rất lớn giữa người đọc và nhân vật, với ngụ ý rằng những yếu tố những yếu tố thần bí xuất hiện ngụ ý cho niềm tin của con người tầm thường vào thế lực linh thiêng, với mong ước được chở che, phù hộ.

Qua đó, yếu tố thần bí trong truyện cổ tích đã nhấn mạnh một quan điểm chung của thể loại văn học dân gian này, rằng ở hiền ắt gặp lành, còn làm điều gian ác, hãm hại người khác ắt sẽ nhận lấy quả đắng. Có thể nói, yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích được xem như quan điểm sơ khai của con người về yếu tố nhân quả. Họ đã có nhận thức mờ mịt về cuộc sống ở kiếp sau, chính vì vậy việc được phép màu hỗ trợ đã củng cố niềm tin ấy trong tín ngưỡng dân gian.

Disney didn't invent Cinderella. Her story is at least 2,000 years old. - Vox

Không chỉ xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, đây còn là đặc điểm của truyện cổ tích trên toàn thế giới. Tuy nhiên ở mỗi văn hóa, phép màu sẽ được tùy chỉnh cho phù hợp với câu chuyện, cũng như phong tục tập quán của con người nơi ấy. Nhưng nhìn chung yếu tố thần bí vẫn là nhân tố quan trọng giúp các tuyến nhân vật giải quyết rắc rối và đi đến hồi kết.

Bên cạnh đó, những câu chuyện cổ tích lấy động vật làm trung tâm còn sử dụng phép nhân hóa, nhằm làm câu chuyện sống động, dễ tiếp cận đến nhiều nhóm độc giả khác nhau, từ trẻ em cho đến người lớn.

2. Tính dị bản

Trước khi có sự ra đời của chữ viết, lưu truyền bằng miệng, hay còn gọi là văn học dân gian là phương thức phổ biến hơn cả, chính vì vậy dị bản đã trở thành đặc điểm của truyện cổ tích. Không giới hạn đề tài, và ai cũng có thể sáng tác truyện cổ tích, con người bình dân xưa đã quan sát, ghi nhớ sau đó diễn dịch chúng dưới dạng những mẩu chuyện ngắn thường ngày, nhằm răn đe, giáo dục hoặc mua vui cho dân chúng. Vì hoàn toàn thuộc về trí tưởng tượng mà những câu chuyện cổ tích thường không nhắc đến một địa danh, nhân vật nhất định, cộng hưởng với tư duy thẩm mĩ của từng tộc người, đã nhào nặn nên nhiều tác phẩm khác nhau, phản ánh rõ rệt sự khác biệt văn hóa của từng tộc người, với nội dung mở đầu mơ hồ mang màu sắc cổ tích giống nhau: Ngày xửa ngày xưa…

Theo khảo sát, có những câu chuyện cổ tích đã xuất hiện từ rất lâu về trước trong lịch sử loài người, khiến việc truy tìm tác giả trở nên vô cùng khó khăn. Trước khi các lục địa và quốc gia được thành lập như ngày nay, các dải lục địa Á Âu đã từng dính lại thành một vùng đất rộng lớn, sau đó mới di chuyển thành các châu lục như bây giờ. Lời giải thích này đã lý giải cho việc nhiều câu chuyện cổ tích vô hình trung có phần cốt truyện khá tương đồng. Tuy nhiên dưới sự khác nhau về văn hóa, nhiều câu chuyện đã được biến đổi cho phù hợp với văn hóa và lịch sử của vùng ấy.

3. Tư duy thẩm mỹ của con người

Đặc điểm của truyện cổ tích còn thể hiện qua tính thẩm mỹ trong câu chuyện. Với sự tự do trong việc tìm đề tài, người nông dân, giờ đây là những nghệ sĩ có thể tự do tìm kiếm đề tài theo sở thích của mình. Họ uyển chuyển biến những sự việc thông thường thành những cốt truyện súc tích, thu hút người nghe, thể hiện được sự đối lập giữa cái tốt và cái xấu, nhằm đề cao đức tính cao đẹp, tạo nên yếu tố thẩm mỹ trong câu chuyện. Người viết đã sử dụng những chất liệu đời thường để thêu dệt nên những bài học triết lý, từ đó làm cho người đọc nâng cao được khả năng cảm thụ nghệ thuật. Những câu chuyện cổ tích ra đời sau này thường có nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc hơn, miêu tả rõ nét mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k