Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Một số giải pháp phát hiện, ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông và thành công của những giải pháp đó

Mọi người ơi cho mình cho mình 1 số giải pháp phát hiện, ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông và thành công của những giải pháp đó với 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
64
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
mục tiêu giảm tai nạn giao thông liên quan đến vi phạm nồng độ cồn. Dưới đây là một số giải pháp phổ biến:

1. Kiểm tra nồng độ cồn: Sử dụng các thiết bị kiểm tra nồng độ cồn như máy đo nồng độ cồn trong hơi thở hoặc máy đo nồng độ cồn trong máu để kiểm tra tài xế trước khi lái xe. Nếu nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, tài xế sẽ bị cấm lái xe.

2. Tăng cường tuân thủ luật pháp: Áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với vi phạm nồng độ cồn như phạt tiền, tước giấy phép lái xe, tịch thu phương tiện và thậm chí là án tù đối với các trường hợp nghiêm trọng. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra và tuần tra giao thông để phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.

3. Tăng cường giáo dục và tạo ý thức: Tổ chức các chiến dịch giáo dục và tuyên truyền về nguy hiểm của việc lái xe khi có nồng độ cồn cao. Tạo ra các chương trình giáo dục định kỳ trong trường học, truyền thông và cộng đồng để nâng cao nhận thức và ý thức của công chúng về vấn đề này.

4. Sử dụng công nghệ: Áp dụng công nghệ để phát hiện và ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn, ví dụ như sử dụng hệ thống giám sát video để phát hiện tài xế có dấu hiệu say rượu, sử dụng thiết bị khóa khởi động để ngăn chặn tài xế say rượu khởi động xe.

5. Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng: Tạo ra một hệ thống liên kết giữa cảnh sát giao thông, cơ quan y tế, cơ quan quản lý giao thông và các tổ chức xã hội để chia sẻ thông tin và tăng cường hợp tác trong việc phát hiện và xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Những giải pháp trên đã được áp dụng thành công trong nhiều quốc gia trên thế giới, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến vi phạm nồng độ cồn và bảo vệ tính mạng của người tham gia giao thông.
1
1
Lê Cẩm Trúc
13/10/2023 19:55:41
+5đ tặng

Theo một kết quả nghiên cứu, rượu là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10 đến 30%, ngoài ra rượu còn làm giảm khả năng điều khiển tự chủ, phản xạ và thị lực. Rượu, bia gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác và quá trình xử lý, truyền tải hình ảnh tới não bộ, gây ước tính sai về khoảng cách. Người say rượu, bia dễ gây ra lỗi nguy hiểm như: chạy xe quá tốc độ quy định, vượt ẩu, đi sai phần đường; hành vi của họ bất thường khiến người cùng tham gia giao thông xung quanh khó tránh...

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay, các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, số lượng ngày càng tăng. Văn hóa giao thông nói chung và văn hóa giao thông đường bộ nói riêng luôn là vấn đề phải quan tâm của toàn xã hội. Ở nước ta, giao thông đường bộ là loại hình phổ biến, có số lượng người tham gia đông, đây cũng là loại hình thường xảy ra tai nạn nhiều nhất.

Ngoài việc chấp hành những quy định về giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông cần thể hiện sự tôn trọng, nhường nhịn những người tham gia giao thông là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người tàn tật, biết cứu giúp những người bị nạn, gặp rủi ro trên đường. Bên cạnh đó, người có văn hóa giao thông là người biết tỏ thái độ lên án những hành vi thiếu văn hóa như: đã uống rượu bia mà vẫn điều khiển xe, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, chở quá tái, đua xe, đi hàng ba, gây nạn rồi bỏ trốn, cố ý làm sai lệnh hiện trường.... Văn hóa giao thông còn thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về những thông tin cần thiết liên quan đến các cơ quan chức năng để kịp thời ứng phó trợ giúp khi có rủi ra tai nạn xảy ra như: Số điện thoại của cơ quan Công an, bệnh viện, dịch vụ cứu thương…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tiến Dũng
13/10/2023 19:59:37
+4đ tặng
Theo một kết quả nghiên cứu, rượu là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10 đến 30%, ngoài ra rượu còn làm giảm khả năng điều khiển tự chủ, phản xạ và thị lực. Rượu, bia gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác và quá trình xử lý, truyền tải hình ảnh tới não bộ, gây ước tính sai về khoảng cách. Người say rượu, bia dễ gây ra lỗi nguy hiểm như: chạy xe quá tốc độ quy định, vượt ẩu, đi sai phần đường; hành vi của họ bất thường khiến người cùng tham gia giao thông xung quanh khó tránh... Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay, các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, số lượng ngày càng tăng. Văn hóa giao thông nói chung và văn hóa giao thông đường bộ nói riêng luôn là vấn đề phải quan tâm của toàn xã hội. Ở nước ta, giao thông đường bộ là loại hình phổ biến, có số lượng người tham gia đông, đây cũng là loại hình thường xảy ra tai nạn nhiều nhất. Ngoài việc chấp hành những quy định về giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông cần thể hiện sự tôn trọng, nhường nhịn những người tham gia giao thông là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người tàn tật, biết cứu giúp những người bị nạn, gặp rủi ro trên đường. Bên cạnh đó, người có văn hóa giao thông là người biết tỏ thái độ lên án những hành vi thiếu văn hóa như: đã uống rượu bia mà vẫn điều khiển xe, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, chở quá tái, đua xe, đi hàng ba, gây nạn rồi bỏ trốn, cố ý làm sai lệnh hiện trường.... Văn hóa giao thông còn thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về những thông tin cần thiết liên quan đến các cơ quan chức năng để kịp thời ứng phó trợ giúp khi có rủi ra tai nạn xảy ra như: Số điện thoại của cơ quan Công an, bệnh viện, dịch vụ cứu thương… Uống rượu, bia là một thói quen, việc thay đổi không dễ dàng, cần phải có các giải pháp và các chế tài quy định chặt chẽ hơn, đồng bộ hơn. Bên cạnh việc xử lý nghiêm của cơ quan chức năng, cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể. Các giải pháp cụ thể: - Tiếp tục tuyên truyền thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. - Công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm an toàn giao thông liên quan đến rượu, bia không chỉ đòi hỏi thực hiện kiên quyết và triệt để, mà còn cần xây dựng chương trình, kế hoạch mang tính dài hạn. - Nội dung và hình thức tuyên truyền không rập khuôn, phải đa dạng và phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng, bao gồm cả việc in lời cảnh báo tác hại của rượu, bia trên bao bì sản phẩm giống như đối với thuốc lá. - Cùng với áp dụng quy trình kiểm tra nồng độ cồn mới và mở rộng diện xử lý người vi phạm, phải hết sức coi trọng giải pháp phòng ngừa. - Yêu cầu 100% các cơ sở dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống, bar, karaoke và các dịch vụ khác kinh doanh rượu, bia hoặc các chất có cồn phải ký cam kết tuyên truyền về tác hại của rượu, bia sau khi sử dụng không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phát tờ rơi và dán pano tại các cơ sở kinh doanh nội dung về tác hại của rượu bia. - Nhân rộng cách làm mang tính chất khế ước xã hội như các khu dân cư ký cam kết giảm khẩu phần rượu, bia khi tổ chức đám hiếu, cưới xin; từng nhà có "gia ước" sử dụng rượu, bia đúng mực, nhất là đối với nam giới. Đối với người tham gia giao thông vốn có thói quen sử dụng rượu, bia phải tự giác chấp hành các nguyên tắc như: đã lái xe không uống rượu, bia; lỡ say rượu, bia không điều khiển bất cứ phương tiện giao thông. - Các nhà trường, cơ sở giáo dục đưa nội dung tuyên truyền đến từng lớp, từng học sinh để từng bước có sự lan toả đến các bậc phụ huynh làm gương cho chính con em mình. “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×