Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng hoá học có thể là
LÀM ĐÚNG HẾT CHO 2 COIN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng hoá học có thể là (1) diện tích bề mặt tiếp xúc. (2) nhiệt độ. (3) nồng độ. 4) chất xúc tác. A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 2. Chất xúc tác là chất A. làm tăng tốc độ phản ứng. B. làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi sau phản ứng. C. làm tăng tốc độ phản ứng và bị thay đổi sau phản ứng. D. làm giảm tốc độ phản ứng và bị thay đổi sau phản ứng. Câu 3. Để xác nhận một dung dịch là dung dịch acid người ta thực hiện: A. Quan sát màu của dung dịch. B. Ngửi mùi của dung dịch. C. Nhỏ dung dịch lên giấy quỳ tím. D. Quan sát sự bay hơi của dung dịch. Câu 4. Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng? A. Phản ứng tạo gỉ kim loại. B. Phản ứng quang hợp. C. Phản ứng nhiệt phân. D. Phản ứng đốt cháy. Câu 5. Trong các dung dịch: giấm ăn, NaCl, nước ép quả chanh, nước vôi trong, số lượng dung dịch có pH > 7 là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6. Trong các oxide sau: CaO, SO2, FeO, CO, CO2, MgO, Na2O, số lượng oxide base là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 7: Điều kiện chuẩn có nhiệt độ và áp suất giá trị là? A. 0oC và 1 atm. B. 25oC và 1 atm. C. 25oC và 1 bar. D. 0oC và 1 bar. Câu 8. Đốt cháy 1,2 gam carbon cần a gam oxygen, thu được 4,4 gam khí carbondioxide. Tính a. A. 3,8. B. 2,2. C. 3,2. D. 4,2.
Câu 9. Có ba ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 ml dung dịch HCl 0,1 M. Thêm 2 ml dung dịch HCl 0,1 M vào ống (1), 2 ml nước cất vào ống (2), 2 ml dung dịch NaOH 0,1 M vào ống (3), lắc đều. Kết luận nào sau đây đúng? A. Dung dịch trong ba ống nghiệm có pH bằng nhau. B. pH của dung dịch trong ống (1) lớn nhất. C. pH của dung dịch trong ống (2) lớn nhất. D. pH của dung dịch trong ống (3) lớn nhất. Câu 10. Biểu đồ sau cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của 3 chất khác nhau trong nước.
Nhận xét nào sau đây đúng? A. Đối với chất 1, khi nhiệt độ tăng độ tan giảm. B. Độ tan của chất 2 ở 70 oC gấp đôi ở 0 oC C. Ở 20 oC, độ tan của chất 1 gấp đôi chất 3. D. Chất 3 tan ở 60 oC nhiều hơn chất 1 ở 20 oC. II. TỰ LUẬN Câu 1: (3 điểm) 1) (NB) Hoàn thành các phương trình còn thiếu theo sơ đồ sau: H2SO4 + ? → K2SO4 +H2O HCl + ? → MgCl2 + H2O H2CO3 + ? → CaCO3 + H2O 2) (VD) Cho các oxide sau: CaO, MgO, CO2, P2O5, CO. · Oxide nào có thể tác dụng được với HCl. · Oxide nào có thể tác dụng được với NaOH. Viết phương trình hóa học và phân loại các oxide trên. Câu 2 (2 điểm): Cho 200ml dung dịch Na2SO4 0,1M tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thu được m gam kết tủa a) Viết phương trình hóa học b) Tính khối lượng m (g) c) Tính nồng độ dung dịch BaCl2, biết thể tích dung dịch BaCl2 đã dùng là 50ml
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ