Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHTN- SINH 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHTN- SINH 8
Câu 1: Kể tên, xác định vị trí và nêu vai trò chính của các hệ cơ quan trong cơ thể người?
Câu 2: Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng của các cơ quan thuộc hệ vận động, hệ tiêu hóa?
Câu 3: Kể tên và nêu nguyên nhân về một số bệnh, tật học đường liên quan đến hệ vận động và hệ tiêu hóa? Hãy liên hệ bản thân và xác định em đã có những thói quen khoa học và thói quen nào chưa khoa học để đề xuất biện pháp khắc phục phòng chống các bệnh trên?
Câu 4: Hãy nêu các bước thực hiện sơ cứu khi bị gãy xương cẳng tay hoặc gãy xương chân. Khi thực hiện buộc cố định nẹp em cần lưu ý điều gì?
PHẦN KHTN SINH 8 HÌNH THỨC THI TRẮC NGHIỆM
3 trả lời
Hỏi chi tiết
217
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1:
- Hệ cơ quan tiêu hóa: nằm trong bụng, vai trò chính là tiếp nhận thức ăn, tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Hệ cơ quan hô hấp: nằm trong ngực, vai trò chính là lấy oxy từ không khí và thải đi khí carbonic.
- Hệ cơ quan tuần hoàn: nằm trong ngực, vai trò chính là vận chuyển máu và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể.
- Hệ cơ quan thần kinh: nằm trong đầu và xương sống, vai trò chính là điều khiển và điều hòa các hoạt động của cơ thể.
- Hệ cơ quan tiết niệu: nằm trong bụng, vai trò chính là lọc máu và tiết ra chất thải.
- Hệ cơ quan sinh dục: nằm trong bụng, vai trò chính là sinh sản và tạo ra tinh dịch hoặc trứng.

Câu 2:
- Cơ quan thuộc hệ vận động: gồm cơ, xương và khớp. Cấu tạo phù hợp với chức năng của hệ vận động bao gồm cơ bắp giúp thực hiện các chuyển động, xương cung cấp khung xương cho cơ thể và khớp giúp nối các xương với nhau.
- Cơ quan thuộc hệ tiêu hóa: gồm ruột non, ruột già, dạ dày, gan, tụy, mật và các cơ quan khác. Cấu tạo phù hợp với chức năng của hệ tiêu hóa bao gồm ruột non và ruột già có bề mặt lớn để hấp thụ chất dinh dưỡng, dạ dày có lớp cơ để trộn và tiêu hóa thức ăn, gan và tụy có vai trò trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng.

Câu 3:
- Một số bệnh, tật học đường liên quan đến hệ vận động và hệ tiêu hóa bao gồm: viêm khớp, viêm ruột, viêm gan, viêm túi mật, tiểu đường, béo phì, táo bón, tiêu chảy, v.v.
- Thói quen chưa khoa học có thể gây ra các bệnh trên như ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, ít vận động, thức ăn không sạch, v.v.
- Để phòng chống các bệnh trên, em cần có thói quen ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vận động đều đặn, giữ vệ sinh cá nhân và thực phẩm, v.v.

Câu 4:
- Bước thực hiện sơ cứu khi bị gãy xương cẳng tay hoặc gãy xương chân:
1. Gọi cấp cứu hoặc đưa người bị gãy đến bệnh viện.
2. Giữ người bị gãy yên tĩnh, không di chuyển.
3. Nếu có vật liệu cố định như nẹp xương, em có thể buộc cố định xương bằng vật liệu đó.
4. Đặt gối hoặc gói vật liệu mềm xung quanh vùng gãy để giữ vị trí cố định.
5. Đưa người bị gãy đến bệnh viện để được xử lý chuyên môn.

- Khi thực hiện buộc cố định nẹp, em cần lưu ý điều gì:
- Buộc cố định nẹp phải đảm bảo vị trí cố định của xương gãy.
- Không buộc quá chặt để không làm tổn thương thêm vùng xương gãy.
- Buộc cố định nẹp phải đủ chắc chắn để không bị lỏng và làm xương gãy di chuyển.
0
2
trần bá anh vũ
22/10/2023 19:51:40
+5đ tặng

Cơ quan/

Hệ cơ quan

Các cơ quan trong từng hệ cơ quan

Vai trò chính trong cơ thể

 

Hệ vận động

Cơ, xương, khớp

Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển

 

Hệ tuần hoàn

Tim và mạch máu

Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxygen, hormone,… đến các tế bào và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài

 

Hệ hô hấp

Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và hai lá phổi

Giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể

 

Hệ tiêu hóa

Ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) và các tuyến tiêu hóa

Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và loại chất thải ra khởi cơ thể

 

Hệ bài tiết

Phổi, thận, da

Lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường.

 

Hệ thần kinh

Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh

Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường

 

Các giác quan

Thị giác, thính giác,…

Giúp cơ thể nhận biết được các vật và thu nhận âm thanh

 

Hệ nội tiết

Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục,…

Điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết một số loại hormone tác động đến cơ quan nhất định

 

Hệ sinh dục

Ở nam: tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật,…

Ở nữ: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo,…

Giúp cơ thể sinh sản, duy trì nòi giống

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Vinh
22/10/2023 19:52:00
+4đ tặng
Vinh
bạn có thể like và chấm điểm cho mình nha
YO ÁI MỒ
sai de r ban cau 1,2,3,4,5?
2
0
22/10/2023 19:57:01
+3đ tặng

Câu 1: Các hệ cơ quan trong cơ thể người bao gồm

  • Hệ vận động: Gồm bộ xương và hệ cơ, giúp cơ thể vận động
  • Hệ tuần hoàn: Gồm tim và hệ mạch máu, vận chuyển máu, oxy và chất dinh dưỡng đến các bộ phận trong cơ thể
  • Hệ hô hấp: Gồm phổi và các cơ quan liên quan, giúp ta hít thở
  • Hệ tiêu hóa: Gồm miệng, dạ dày, ruột non, ruột già và các cơ quan phụ trợ như gan, tụy, túi mật. Hệ này giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng
  • Hệ bài tiết: Gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, giúp loại bỏ chất thải từ cơ thể
  • Hệ thần kinh: Gồm não, tủy sống và các dây thần kinh, điều khiển hoạt động của cơ thể
  • Hệ nội tiết: Gồm các tuyến nội tiết như tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến yên… sản xuất và tiết ra các hormon điều chỉnh hoạt động của cơ thể
  • Hệ sinh dục: Gồm các cơ quan sinh sản như buồng trứng ở nữ và tinh hoàn ở nam

Câu 2:

  • Hệ vận động gồm khung xương, cơ, sụn, mô mềm và mạng lưới dây chằng. Hệ thống này mang lại sự ổn định cho cơ thể, cho phép cơ thể vận động và bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong
  • Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường tiêu hóa cùng với các cơ quan phụ trợ tiêu hóa (lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật). Trong hệ thống này, quá trình tiêu hóa có nhiều giai đoạn, là hệ đầu tiên bắt đầu ở miệng (khoang miệng). Tiêu hóa liên quan đến sự phân hủy thức ăn thành các thành phần nhỏ hơn mà có thể hấp thụ và đồng hóa vào cơ thể

Câu 3:

  • Một số bệnh liên quan đến hệ vận động gồm: Lão hóa tự nhiên, chấn thương, dị tật bẩm sinh và các bệnh lý tiềm ẩn khác trong cơ thể có thể gây đau đớn và hoặc hạn chế hoạt động của hệ cơ xương. Một số rối loạn vận động khác như Run Giật cơ Loạn trương lực cơ Múa giật (bao gồm múa vung nửa người [giật nhanh] và múa vờn [giật chậm]) Tics Rối loạn vận động dập khuôn Chứng nằm, ngồi không yên Hội chứng chân không ngưng nghỉ. Bệnh Parkinson là một trong những bệnh hay gặp nhất trong các bệnh do rối loạn vận động thoái hóa mạn tính hệ thần kinh
  • Một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa gồm: Táo bón; Bệnh tiêu chảy; Trào ngược dạ dày thực quản; Bệnh trĩ

Câu 4:

  • Khi bị gãy xương cẳng tay, cần để cánh tay bị gãy sát thân mình, cẳng tay vuông góc với cánh tay. Tiếp theo đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu. Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp ở trên và ở dưới ổ gãy. Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành
  • Khi bị gãy xương chân, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài chân gãy. Nẹp ngoài từ mào chậu (gờ trên cùng của xương chậu) đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, ngoài của các đầu xương. Buộc cố định hai nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy, trên khớp gối khoảng 3 – 5cm và băng số 8 ở cổ chân để cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân
  • Khi thực hiện buộc cố định nẹp, bạn cần lưu ý không buộc quá chặt để không làm gián đoạn lưu thông máu
Học tốt
cho mik 1 like nha
YO ÁI MỒ
ca m on nha tang 1 follow nek
ok thank:))))

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư