Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích nguyên nhân dẫn đến sụp đổ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu

Giải thích nguyên nhân dẫn đến sụp đổ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Nguyên nhân nào quan trọng nhất? Vì sao? 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
41
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Sụp đổ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự kinh tế suy thoái và thất bại của hệ thống kinh tế trung ương.

Nguyên nhân kinh tế suy thoái là một trong những yếu tố chính dẫn đến sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Hệ thống kinh tế trung ương của các quốc gia này không hiệu quả và không cạnh tranh với các nền kinh tế thị trường. Các quyết định kinh tế được đưa ra từ trung ương không phản ánh được nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng vùng, dẫn đến sự lãng phí và thiếu sáng tạo trong sản xuất. Hơn nữa, việc quá tập trung quyền lực và tài nguyên vào các ngành công nghiệp nặng cũng góp phần làm suy yếu nền kinh tế.

Thất bại của hệ thống kinh tế trung ương cũng gây ra sự thất vọng và không tin tưởng của người dân. Họ không còn tin tưởng vào khả năng của chính phủ và hệ thống chính trị, và cảm thấy bị bỏ lại phía sau so với các nước phát triển khác. Sự thất vọng này đã tạo ra sự không ổn định xã hội và tình trạng bất mãn, đồng thời mở đường cho sự phản đối và phong trào đòi cải cách.

Tuy nhiên, trong số các nguyên nhân dẫn đến sụp đổ, nguyên nhân kinh tế suy thoái và thất bại của hệ thống kinh tế trung ương được coi là quan trọng nhất. Vì kinh tế là cơ sở và động lực chính của một quốc gia, khi hệ thống kinh tế không hoạt động hiệu quả và không đáp ứng được nhu cầu của người dân, sự sụp đổ là không thể tránh khỏi.
0
0
off
28/10/2023 17:49:16
+5đ tặng
- Một là, do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, … nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.
- Hai là, nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.
- Ba là, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường mà cũng không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu kéo dài quá lâu.
- Bốn là, những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Năm là, do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế nào không giải quyết hay cải cách sẽ trở nên khủng hoảng, sụp đổ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Thùy ...
28/10/2023 18:23:17
+4đ tặng

Có 4 nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu:

- Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thiếu dân chủ, thiếu công bằng làm nhân dân bất mãn.

- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.

- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

=> Tóm lại, đây là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn, xây dựng chủ nghĩa xã hội không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và thực tế khách quan và là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư