Câu 1: Rót từ từ đến hết 20 mL dung dịch HCl 0,5M vào 180 mL nước cất, khuấy đều, thu được dung dịch X. Bỏ qua sự hụt giảm thể tích dung dịch khi pha trộn, giá trị pH của dung dịch X là
A. 1,699.
B. 1,523.
C. 1,398.
D. 1,301.
Câu 2: Rót từ từ đến hết 30 mL dung dịch Ba(OH)2 0,02M vào 120 mL nước cất thu được dung dịch X. Bỏ qua sự hụt giảm thể tích dung dịch khi pha trộn, giá trị pH của dung dịch X là
A. 11,6.
B. 11,7.
C. 11,8.
D. 11,9.
Câu 3: Trộn 20 mL dung dịch H2SO4 0,02M với 30 mL dung dịch HCl 0,01M thu được dung dịch X. Bỏ qua sự giảm hụt thể tích dung dịch khi pha trộn, giá trị pH của dung dịch X là
A. 1,357.
B. 1,658.
C. 12,342.
D. 12,643.
Câu 4: Trộn 25 mL dung dịch KOH 0,04M với 15 mL dung dịch Ba(OH)2 0,02M thu được dung dịch X. Bỏ qua sự giảm hụt thể tích dung dịch khi pha trộn, giá trị pH của dung dịch X là
A. 1,398.
B. 1,699.
C. 12,301.
D. 12,602.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 99,16 mL (STAP: 25oC, 1 bar) khí hydrogen chloride vào nước thu được 250 mL dung dịch X. Giá trị pH của X là
A. 12,204.
B. 12,505.
C. 1,796.
D. 1,495.Câu 6: Rót từ từ 50 mL dung dịch HCl 0,3M vào V mL nước cất, khuấy đều, thu được dung dịch X có pH = 1,2218. Bỏ qua sự giảm hụt thể tích dung dịch khi pha trộn, giá trị của V là
A. 150.
B. 200.
C. 250.
D. 300.
Câu 7: Rót từ từ V mL dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 260 mL nước cất, khuấy đều, thu được dung dịch X có pH = 12,8451. Bỏ qua sự giảm hụt thể tích dung dịch khi pha trộn, giá trị của V là
A. 140.
B. 240.
C. 340.
D. 440.
Câu 8: pH của dung dịch HNO2 0,02M (biết hằng số acid của HNO2 Ka = 4,5 . 10-4) là
A. 1,70.
B. 2,00.
C. 2,56.
D. 3,00.
0 trả lời
40