Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và tái sử dụng để phục vụ đời sống của mình (rừng cây, loài động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các loại xăng, dầu, khí đốt......). Tài nguyên môi trường, hay còn gọi là tài nguyên nước là một bộ phận thiết yếu của tự nhiên và có liên quan trực tiếp với hệ sinh thái. Tài nguyên không bao gồm: các sản phẩm tái chế, các sản phẩm thuộc phân khúc chất thải, thực vật đã xử lý, các sản phẩm nông lâm nghiệp như cá, tôm, gỗ, nhựa, cao su, các sản phẩm trong ngành công nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng.
Các loại tài nguyên thiên nhiên:
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Trải qua hơn 65 năm hình thành và phát triển từ ngày 14/11/1945 đến nay với những tên gọi khác nhau ở từng thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của đảng, nhà nước, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn , thử thách, đấu tranh với đói nghèo, thiên tai, địch họa. Con đường đi dù có nhiều khó khăn, thách thức bởi mang trên mình trọng trách lớn lao song ngành nông nghiệp ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam cũng là một nước nông nghiệp. Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994) , tăng 1,32% so với năm 2008 và đóng góp 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Ngược lại đến năm 2020, giá trị sản xuất đạt khoảng 27 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị giảm sút trong vài năm trở lại đây, trong khi nhiều lĩnh vực kinh tế khác tăng trưởng. Đóng góp của nông nghiệp vào giải quyết việc làm vẫn lớn hơn mức đóng góp của lĩnh vực dịch vụ vào GDP. Trong năm 2020, có khoảng 17.5 triệu lao động việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng gạo xuất khẩu chiếm khoảng 30% của năm 2005. Việc tự do hoá sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới trong xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, chè, hạt tiêu, gạo, và sắn, phần lớn là xuất khẩu thô không qua chế biến. Năm 2018, diện tích đất nông nghiệp Việt Nam là 27.289.454 ha, dân số Việt Nam là 95.540.395 người với mức bình quân đất canh tác là 0,2856 ha/người. Trong khi đó năng suất sử dụng đất tại Việt Nam đạt khoảng 1.000 USD/ha/năm tương đương với thu nhập do ngành nông nghiệp đem lại ở Việt Nam là 285 USD/người/năm. Nông nghiệp mang đến cho Việt Nam một mức thu nhập cực thấp (dưới mức trung bình là 1,9 USD/ngày) và nước này chưa thể trở thành quốc gia phát triển nếu chỉ dựa vào nông nghiệp mặc dù nông nghiệp đang là lĩnh vực chủ đạo trong nền kinh tế
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |