Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới
Câu 1. Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới?
A. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). B. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp.
C. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. D. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của trào lưu Triết học Ánh sáng đối với cách mạng tư sản Pháp vào cuối thế kỷ XVIII?
A. Lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, chế độ phong kiến, đề nghị xây dựng chế độ tiến bộ.
B. Lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, đưa ra lí thuyết xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
C. Tấn công hệ tư tưởng chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng xã hội bùng nổ.
D. Lên án chế độ phong kiến, giáo hội Thiên chúa và mặt trái của chủ nghĩa tư bản.
Câu 3. Biểu tượng trên Quốc huy của Liên Xô theo Hiến pháp (1924) là
A. Lê-nin cầm cờ đỏ búa liềm. B. ngôi sao vàng năm cánh.
C. bánh răng và bông lúa nước. D. búa liềm trên quả địa cầu.
Câu 4. Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) là
A. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. B. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền.
C. xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế. D. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội.
Câu 5. Nội dung nào sau đây là tiền đề về kinh tế dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX?
A. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh.
B. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị.
C. Những rào cản của chế độ phong kiến kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến.
Câu 6. Nội dung nào sau đây là tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Liên kết khu vực. B. Kinh nghiệm quản lí.
C. Hợp tác quốc tế. D. Liên minh quân sự.
Câu 7. Đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất?
A. Đức. B. I-ta-li-a. C. Nhật D. Anh.
Câu 8. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là
A. thiếu dân chủ và công bằng xã hội. B. chưa bắt kịp sự phát triển khoa học – kĩ thuật.
C. phạm phải nhiều sai lầm khi cải tổ. D. sự chống phá của các thế lực thù địch.
Câu 9. Năm 1949, quốc gia nào sau đây đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội?
A. Cu-ba. B. Việt Nam. C. Triều Tiên. D. Trung Quốc.
Câu 10. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân ở các nước
A. Nam Âu. B. Bắc Âu. C. Tây Âu. D. Đông Âu.
Câu 11. Trước cách mạng tư sản bùng nổ, sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước nào là tiêu biểu nhất?
A. Anh B. Nga C. Pháp D. Mỹ
Câu 12. Giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản có đặc điểm chung là gì?
A. Đều mong muốn thiết lập chế độ cộng hoà.
B. Đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Đều chịu ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng.
D. Đều có nguồn gốc là giai cấp phong kiến.
Câu 13. Năm 2010, quốc gia nào sau đây có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới?
A. Liên Xô. B. Trung Quốc. C. Việt Nam. D. Nhật Bản.
Câu 14. Cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc có điểm tương đồng nào sau đây?
A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để.
C. Là cuộc cách mạng tư sản nhưng không triệt để.
D. Là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 15. Một trong những tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922 là
A. phân biệt về tôn giáo. B. thống nhất về văn hóa.
C. sự bình đẳng về mọi mặt. D. phân biệt về chủng tộc.
Câu 16. “Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Sác- lơ I thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ”. Đây là mục tiêu của cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tư sản Pháp B. Cách mạng giải phóng ở Bắc Mỹ
C. Cách mạng tư sản Anh D. Cách mạng giải phóng ở Đức
Câu 17. Quốc gia nào sau đây đã mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á
A. Bồ Đào Nha. B. Tây Ban Nha. C. Pháp. D. Anh.
Câu 18. Ngày 30-12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết tại
A. Xta-ling-grát. B. Điện Xmô-nưi. C. Mát-xcơ-va. D. Pê-tơ-rô-grat.
Câu 19. Chủ nghĩa đế quốc ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là hệ quả trực tiếp của quá trình
A. giao lưu buôn bán. B. xâm lược thuộc địa.
C. hợp tác kinh tế. D. mở rộng thị trường.
Câu 20. Khi mới thành lập, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết gồm 4 nước Cộng hòa là
A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
B. Nga, Hung-ga-ri, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
C. Nga, Hung-ga-ri, Bung-ra-ri và Ngoại Cáp-ca-dơ.
D. Liên Xô, Hung-ga-ri, Bung-ra-ri và Ngoại Cáp-ca-dơ.
Câu 21. Lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là
A. nông dân. B. tư sản. C. địa chủ. D. công nhân.
Câu 22. Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
A. xuất hiện các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
B. lực lượng lao động có nhiều chuyển biến về cơ cấu, chuyên môn, nghiệp vụ.
C. sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.
D. các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
Câu 23. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?
A. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a. B. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào
C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào. D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Câu 24. Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978) và công cuộc đổi mới ở Việt Nam (1986) là gì?
A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. Tập trung cải cách triệt để về kinh tế.
C. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. D. Chỉ chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục.
Câu 25. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là
A. phạm phải nhiều sai lầm khi cải tổ.
B. chưa bắt kịp sự phát triển khoa học – kĩ thuật.
C. sự chống phá của các thế lực thù địch.
D. thiếu dân chủ và công bằng xã hội.
Câu 26. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. CNTB hiện đại => CNTB độc quyền => CNTB tự do cạnh tranh.
B. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB độc quyền => CNTB hiện đại.
C. CNTB độc quyền => CNTB hiện đại => CNTB tự do cạnh tranh.
D. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB hiện đại => CNTB độc quyền.
Câu 27. Sau Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết là
A. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
B. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới.
C. tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. khôi phục và phát triển kinh tế, chống lại thù trong giặc ngoài.
Câu 28. Tháng 12-1978, gắn với sự kiện trọng đại nào ở Trung Quốc?
A. Xây dựng chủ nghĩa tư bản. B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Xây dựng dân giàu, nước mạnh. D. Thực hiện cải cách mở cửa.
Câu 29. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Trở thành biểu tượng và chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.
C. Tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết.
Câu 30. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
A. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin.
B. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
C. Để lại bài học kinh nghiệm về mô hình nhà nước sau khi giành chính quyền.
D. Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.
Câu 31. Một trong những mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) là
A. xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội. B. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
C. mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển. D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Câu 32. Đầu thập niên 60, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bao gồm 14 quốc gia ở
A. châu Mĩ, châu Phi và châu Á.
B. châu Âu, châu Á và khu vực Mĩ La-tinh.
C. châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh.
D. châu Phi, châu Âu, châu Á.
Câu 33. Trọng tâm của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc (từ tháng 12 - 1978) là
A. chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục. B. tập trung cải cách triệt để về kinh tế.
C. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. D. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
Câu 34. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ
A. cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
B. sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay.
C. sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
D. nửa sau thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX.
Câu 35. Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới?
A. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). B. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga.
C. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp
Câu 36. Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua hoạt động
A. truyền giáo. B. du lịch. C. thể thao. D. nhân đạo.
Câu 37. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa (từ năm 1978 đến nay)?
A. Xây dựng được hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
B. Xây dựng được nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
C. Vai trò và vị thế quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.
D. Trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới có tàu đưa con người bay vào vũ trụ.
Câu 38. Chính sách xâm lược và mở rộng thuộc địa của các nước tư bản nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu
A. giải quyết tình trạng thất nghiệp. B. nguyên liệu và nguồn nhân công.
C. phát triển khoa học – kĩ thuật. D. thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài.
Câu 39. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa đã chuyển sang giai đoạn
A. chủ nghĩa phát xít. B. độc quyền
C. cải cách đất nước. D. tự do cạnh tranh.
Câu 40. Trọng tâm trong đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) là
A. cải tổ chính trị. B. phát triển kinh tế.
C. đổi mới hệ tư tưởng. D. đổi mới văn hóa.
2 trả lời
445