LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận xét về sự thay đổi không gian khác nhau của bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua các khổ thơ thu ẩm của Nguyễn Khuyến

nhận xét về sự thay đổi không gian khác nhau của bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua các khổ thơ thu ẩm của Nguyễn khuyến
1 trả lời
Hỏi chi tiết
156
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bức tranh thiên nhiên trong các khổ thơ thu ẩm của Nguyễn Khuyến thể hiện sự thay đổi không gian khác nhau một cách tinh tế và sắc sảo.

Trong các khổ thơ, Nguyễn Khuyến đã mô tả và tạo hình cho động, thác, suối, núi, biển, đồng cỏ, cây cỏ, hoa lá, chim muông, cá sông... với những hình ảnh sống động và chi tiết. Những bức tranh này không chỉ thể hiện sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, mà còn cho thấy sự thay đổi không gian khác nhau trong từng khổ thơ.

Nguyễn Khuyến đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh và biểu đạt để tạo ra những bức tranh thiên nhiên đa dạng. Với từng khổ thơ, ông đã thể hiện sự thay đổi không gian từ những cảnh quan yên bình, thanh bình đến những cảnh quan hoang dã, mạnh mẽ. Các bức tranh này không chỉ thể hiện sự thay đổi môi trường mà còn thể hiện sự thay đổi tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trong thơ.

Sự thay đổi không gian khác nhau trong các khổ thơ của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện sự biến đổi của thời gian. Những bức tranh thiên nhiên trong các khổ thơ của ông có thể thay đổi theo mùa, theo ngày và theo giờ. Điều này cho thấy sự chuyển động và sự sống động của thiên nhiên.

Tổng quan, sự thay đổi không gian khác nhau của bức tranh thiên nhiên trong các khổ thơ thu ẩm của Nguyễn Khuyến được thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo thông qua việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh và biểu đạt. Các bức tranh này không chỉ thể hiện sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên mà còn thể hiện sự thay đổi của thời gian và cảm xúc của nhân vật.
0
0
Đặng Công
09/11/2023 21:56:22
+5đ tặng
Nguyễn Khuyễn là một nhà thơ tài năng, cốt cách thanh cao, một lòng yêu nước thương dân. Ông có một sự nghiệp thơ từ đồ sộ bao gồm cả chữ Hán và Nôm, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến chùm thơ thu bằng chữ Nôm và Thu ẩm là một trong ba bài thơ nức danh đó.

Bài thơ đặc biệt ở chỗ trong sáu câu thơ đầu tả cảnh, tả người, nếu tinh ý người ta sẽ nhận ra được những nét bút cao thấp, gần xa, lúc đậm nhạt. Thấp trong "Năm gian nhà cỏ thấp le te", thấy được độ sâu của bóng "đêm sâu" dài hun hút, cũng thấy cả sương khói nhạt nhòa vương bên giậu cúc tần trồng trước nhà, lại thấy được cả cái màu "xanh ngắt" đậm đà trên nền trời cao thăm thẳm. Rồi cả cái mỏng nhẹ của ánh trăng "lóng lánh" khi bóng trăng phủ lên mặt ao, "loe" ra một màu nhàn nhạt như dát vàng. Đến câu "Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe", ta lại chợt mường tượng ra một đôi mắt hơi sâu, chứa đựng trong đó là một cánh cửa tâm hồn mơ màng trong men rượu, say trong cảnh mùa thu thanh tĩnh, dịu dàng.

Ở hai câu thơ cuối:

"Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy

Độ năm ba chén đã say nhè"

Đây là lời thi nhân, nhận xét vu vơ về rượu, nhà thơ thường nghe người đời ca tụng rượu là thú vui tao nhã, uống vào khoan khái tâm hồn, nhưng với nhà thơ ông lại thấy "hay chả mấy", ý bảo chẳng như lời đồn, làm chi có thứ tuyệt diệu thế. Thú vị hơn, thi nhân cũng không phải người biết uống rượu, thế nên "Độ năm ba chén đã say nhè", đôi khi ta suy nghĩ rằng liệu có phải thi nhân lần đầu hoặc hiếm khi uống rượu không nhỉ? Nếu vậy thì cớ sự nào khiến nhà thơ tìm đến rượu? Xưa nay người ta vẫn thường ví, uống rượu, câu cá, làm thơ là ba thú vui ta nhã của những kẻ ẩn dật, thong dong hay uống rượu, ngắm hoa, vịnh trăng là thú vui thanh cao tao nhã mà văn nhân, thi sĩ hay làm. Ở đây nhà thơ say nhưng cái cốt cách văn nhã, quân tử vẫn cò đó, chỉ bằng một từ nhẹ nhàng "say nhè", say nhưng không làm ồn ã, náo động mà chỉ đơn giản là yên ắng, âm thầm ngả lưng xuống chiếu, mở đôi mắt đỏ hoe ngắm trăng ngắm trời rồi thiu thiu vào giấc ngủ. Cái khung cảnh uống rượu của Nguyễn Khuyến khiến chúng ta liên tưởng đến sự cô đơn trống vắng trong từng cảnh vật và cả trong tâm tưởng của nhà thơ. Bởi chỉ nhìn phong thái uống rượu ta cũng đã nhận ra Nguyễn Khuyến buồn, thứ nhất là buồn trước thế sự đổi thay, đất nước loạn lạc, tiếp nữa là buồn trước cảnh cô đơn của bản thân khi những người thân yêu lần lượt ra đi trước, chịu cảnh kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh. Còn một mình nhà thơ ở lại sống lay lắt với những chứng bệnh tật tuổi già, chẳng còn cách nào để quên, ông bèn tìm đến rượu, bởi với ông chỉ vài ba chén đã say, mà say thì ngủ, ngủ thì không nhớ, không sầu. Thật xót xa cho bậc quân tử lại tài năng mà gặp thời cuộc xui rủi, nhiễu nhương.
Thu ẩm của Nguyến Khuyến là cảnh thu, chén rượu đắng cay của thi nhân trước khốn cảnh cuộc đời. Cả bài thơ ngoại trừ nhan đề, chẳng ai thấy tác giả nhắc đến chữ "thu" nào nữa cả, nhưng đấy lại là cái hay và độc đáo của một bài thơ tưởng không phải mùa thu mà lại là mùa thu. Một mùa thu nhẹ nhàng, trầm lắng, man mác nỗi buồn, nỗi cô đơn của thi nhân, qua đó cũng thấy được sự tinh tế và tài năng trong phong cách làm thơ của Nguyễn Khuyến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư