1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về nhà thơ Hoàng Trung Thông, bài thơ Những cánh buồm.
2. Thân bài
a. Cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển
- Hoàn cảnh: Sau một đêm mưa rả rích.
- Khung cảnh bãi biển: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát trở nên mịn màng.
- Hình ảnh cha và con: bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.
- Cảm nhận của người cha khi lắng nghe tiếng bước chân của con, lòng cha cảm thấy sung sướng.
b. Cuộc trò chuyện của hai cha con
- Người con tò mò hỏi cha “Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”.
- Đáp lại câu hỏi ngây thơ của con “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/…Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”, người cha bất chợt trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
- Cậu bé lại chỉ cánh buồm bảo:“Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…” thể hiện khát khao được khám phá thế giới rộng lớn.
=> Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Những cánh buồm”.