Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài văn cảm nhận của anh chị về bài thơ Lấy chồng chung

Bài văn cảm nhận của anh chị về bài thơ lấy chồng chung
1 trả lời
Hỏi chi tiết
306
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
"Bài thơ Lấy chồng chung" của nhà thơ Hàn Mặc Tử là một tác phẩm văn chương đầy tình cảm và sâu sắc. Qua những câu thơ ngọt ngào, tác giả đã truyền đạt được những tâm tư, tình cảm của một người phụ nữ khi lựa chọn cuộc sống hôn nhân.

Đầu tiên, bài thơ mang đến cho người đọc một cái nhìn chân thực về tình yêu và hôn nhân. Tác giả đã mô tả một cách tinh tế những cảm xúc, suy nghĩ của người phụ nữ khi đứng trước quyết định lấy chồng. Tình yêu không chỉ đơn thuần là những cảm giác mãnh liệt, mà còn là sự hiểu biết, sự chia sẻ và sự hy sinh. Bài thơ đã khắc họa rõ ràng những mong muốn và hy vọng của người phụ nữ, khi cô ước ao có một cuộc sống hạnh phúc, êm đềm bên người chồng yêu thương.

Thứ hai, bài thơ còn thể hiện sự tình cảm và lòng trung thành của người phụ nữ. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ tinh tế, nhẹ nhàng để miêu tả tình yêu và lòng trung thành của người phụ nữ. Cô sẵn sàng hy sinh, chấp nhận những khó khăn, gian khổ để có thể sống bên người chồng yêu thương. Điều này cho thấy lòng trung thành và sự quyết tâm của người phụ nữ trong việc xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Cuối cùng, bài thơ còn chứa đựng thông điệp về tình yêu và sự đồng lòng trong hôn nhân. Tác giả đã thể hiện rõ ràng sự cần thiết của việc lấy chồng chung, khi hai người phải cùng nhau vượt qua khó khăn, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống. Tình yêu và sự đồng lòng là những yếu tố quan trọng để xây dựng một gia đình hạnh phúc và bền vững.

Tổng kết, bài thơ "Lấy chồng chung" là một tác phẩm văn chương tuyệt vời, mang đến cho người đọc những cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về tình yêu và hôn nhân. Tác giả đã thành công trong việc truyền tải thông điệp về tình yêu, lòng trung thành và sự đồng lòng trong hôn nhân. Bài thơ này là một lời nhắn nhủ đáng giá về tình yêu và cuộc sống gia đình.
2
0
Hồng Anh
25/11/2023 19:50:19
+5đ tặng
“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng.
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công,
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.”
 
Hồ Xuân Hương bị dồn nén bị ấm ức với kiếp làm lẽ nên thơ mở lời đã bung nổ:
 
“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”
 
Câu thơ mở đầu rơi thẳng vào sự bất công trong hôn nhân, trong tình cảnh “Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” thì thật là tài tình . Hình tượng thơ gợi ngay đến chuyện buồng the, chăn gối, hạnh phúc lứa đôi vợ chồng. Và sự bất công giữa vợ cả, vợ lẽ hiện ra như núi đôi và vực thẳm. Kẻ “Đắp chăn bông” ấm áp bao nhiêu thì kẻ “nằm suông ngoài nhà” lạnh bấy nhiêu. Mà cái lạnh của thể xác chưa thấm vào đâu với cái lạnh tinh thần , lạnh trong lòng, “lạnh lùng”.
 
Hồ Xuân Hương đã chửi thẳng vào cái kiếp lẽ mọn, chung chạ:
 
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
 
Chửi cả bằng lời và bằng nhạc, câu thơ bảy chữ thì có bốn thanh trắc, (dấu sắc - chán, cái, kiếp, lấy) sắc như gươm. Nhưng chửi rồi vẫn còn nguyên nỗi đau, ấy là “cái kiếp lấy chồng chung”. Chung cái không thể nào chung được, có đáng nguyền rủa không? Ca dao cũng đã cự tuyệt cảnh “chồng chung”:
 
“Đói lòng nằm gốc cây sung
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng”
 
Mà sao Xuân Hương là bậc trí giả mà không đủ sáng suốt để hai lần đều lâm vào cảnh “chồng chung”? Đó chính là chỗ đáng thương của người phụ nữ. Vì khao khát hạnh phúc lứa đôi nên biết rằng mình làm lẽ chẳng ra gì nhưng vẫn không “đừng” được.
 
Nữ sĩ Xuân Hương, nạn nhân của chế độ đa thê đã nói huỵch toẹt những bi thảm trong buồng the của “kiếp lấy chồng chung”:
 
“Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không”
 
Nhà thơ đã dồn hai thành ngữ “năm thì mười họa” và “gặp chăng hay chớ” thành một câu thơ lấp lửng thật hay: “Năm thì mười họa hay chăng chớ”. Câu thơ Đường đã trở thành câu thơ thuần Việt diễn tả sự thưa thớt, họa hoằn của hành vi ái ân giữa chồng với vợ lẽ. Có thể gọi ngôn ngữ Hồ Xuân Hương trong trường trong trường hợp này là ngôn ngữ mờ, diễn đạt mờ vì là chuyện khó nói. Vậy mà ai cũng hiểu, tài hoa Xuân Hương chính là ở đấy. Cách đây hơn trăm năm giữa một xã hội khô cứng, đạo đức giả mà có một phụ nữ đã nói to lên khát vọng của ái ân, của yêu đương thì phải nói là Hồ Xuân Hương đã đi trước thời đại rất xa. Có lẽ vì thế mà những thanh niên Pháp ngày nay đọc Hồ Xuân Hương đã cả quyết rằng nàng thơ đang sống cùng thời với họ!
 
Hồ Xuân Hương là người đàn bà có ý thức cá nhân sâu sắc, có bản lĩnh, lịch lãm mà vẫn không thoát khỏi tấn bi kịch này không thuộc về phần ý thức, bản lĩnh, hay trí tuệ mà thuộc vào điều sâu thẳm trong tâm hồn của người đàn bà, mà Xuân Hương lại đàn bà hơn bất kì người đàn bà nào trên cõi đời này. Hãy lắng nghe nhịp tim đau đớn của người đàn bà đáng thương đáng kính này:
 
“Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
 
Chỉ có Xuân Hương mới đủ can đảm và đủ tài hoa để vớ một thành ngữ mà lí giải hành vi dẫn đến bi kịch hôn nhân. “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”, từ hành vi vật chất, hiện tượng vật chất, tác giả gợi đến hành vi tinh thần, tâm trạng của một kẻ lẽ mọn. Từ cái mùi “hẩm” đến “buồn nôn” của xôi, nhà thơ đã gợi đến sự hẩm hiu của cảnh “chồng chung”. Cách cụ thể hóa cái trừu tượng như vậy rất gần với thi pháp dân gian. Vì khát vọng một chút hạnh phúc lứa đôi nhỏ nhoi mà người đàn bà phải hạ mình “cố đấm ăn xôi”, nhưng vào cuộc rồi, người vợ lẽ mới nhận ra bản chất xấu xa của chế độ đa thê:
 
“Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
 
Vợ lẽ chẳng qua là một người “làm mướn”, một người ở, mà còn tệ hơn người làm mướn là “mướn không công”. Thật là hẩm hiu, tủi nhục. Những điệp từ “xôi, xôi”, “mướn, mướn” tạo ra âm điệu day dứt, đay nghiến , uất hận của kiếp làm lẽ.
 
Bài thơ kết thúc bằng lời tự nhủ chua chát:
 
“Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong”
 
Đây là một cách nhận thức lại, không hình ảnh, không bóng bẩy, chỉ phô diễn trực tiếp ý tưởng của một đời làm lẽ. Người đàn bà thuộc vào hàng trí giả như Xuân Hương cũng không thể hình dung hết những điều cay nghiệt của “kiếp lấy chồng chung”. Bà ngậm ngùi mà nghĩ rằng “Thà trước thôi đành ở vậy xong”. Người đàn bà với thiên chức làm vợ, làm mẹ mà “ở vậy” là bi thảm nhất, vậy mà làm lẽ lại còn bi thảm hơn. Thế mới càng thấy “kiếp lấy chồng chung” cay nghiệt đến chừng nào!
 
Bài thơ “Làm lẽ” hay ở tình cảm chân thành , nồng nàn, tư tưởng sâu sắc, tinh thần phản kháng quyết liệt. Nghệ thuật diễn đạt tài tình, những điều khó nói của “kiếp lấy chồng chung” nhà thơ đã nói một cách thanh tao, gợi cảm. Những thành ngữ tiếng Việt đã chắp cánh cho thơ Xuân Hương , thuần hóa thơ Đường thành một hình thức thơ giàu âm điệu dân tộc.

 
Với bài thơ “Làm lẽ”, chế độ đa thê của xã hội phong kiến đã bị một đòn chí mạng. Đã nói lên những bất công trong chế độ đa thê, để đòi quyền sống, quyền hạnh phúc lứa đôi. Hồ Xuân Hương đã phải trả giá cả cuộc đời mình. Cho nên càng nghĩ càng cảm thấy yêu mến, kính nể Hồ Xuân Hương, người đàn bà kì bí -  “Bà Chúa Thơ Nôm” (Xuân Diệu) trong nền văn học của nước nhà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư