Cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, sự phát triển về kinh tế và chính trị giữa các nước chủ nghĩa tư bản không đồng đều đã làm thay đổi một cách sâu sắc so sánh lực lượng tương quan giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc "già" như Anh, Pháp với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc "trẻ" như Mỹ, Đức, Nhật Bản đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa. Một số thống kê cụ thể minh chứng cho vấn đề này như sau:
- Diện tích thuộc địa và dân số thuộc địa của các nước đế quốc:
+ Anh: 34,9 triệu km2 trong đó dân số thuộc địa là 403,6 triệu người
+ Pháp: 55,6 triệu km2 trong đó số dân thuộc địa là 55,6 triệu người
+ Mỹ: 1.85 triệu km2 trong đó có dân số thuộc địa là 12 triệu người
Có thế thấy sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không hề có sự đồng đều. Các nước đế quốc Mỹ, Đức... phát triển sau nhưng lại bị các nước đế quốc "già" chiếm hết thuộc địa mặc dù các đế quốc "trẻ" phát triển về kinh tế rất mạnh. Vì vậy mà mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.
Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia cắt lại thị trường. Nhật và Mỹ cũng ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng của mình. Vì vậy ngay từ cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới. Mâu thuẫn này không thể nào thỏa thuận được, đàm phán được hay điều hòa được mà buộc phải nổ ra các cuộc chiến tranh đẫm máu dành lại thuộc địa:
+ Sau chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), Nhật Bản thôn tính Triều Tiên, Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ
+ Sau chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Mỹ đã chiếm Philipin, Cuba, Puecto Rico,...
+ Sau chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902), Anh chiếm vùng đất Nam Phi
+ Sau chiến tranh Nga - Nhật (1904 -1905), Nhật Bản gạt Nga để khẳng định quyền thống trị của mình trên bán đảo Triều Tiên, Mãn Châu và nam đảo Xa - kha - lin
Trong cuộc chiến giành giật thuộc địa thì đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất vì đây là một quốc gia có nền kinh tế và quân sự mạnh mẽ nhưng lại rất ít thuốc địa. Thái độ của Đức đã làm cho quan hệ quốc tế của Châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau. Cụ thể là từ những năm 80 của thế kỷ 19. giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch chiến tranh nhằm chiếm hầu hết các lãnh thổ châu Âu, vươn ra các thuộc địa của Anh và Pháp ở châu Phi, châu Á. Đến năm 1882, Đức cùng Áo Hung và Italia thành lập liên minh tay ba (được gọi là phe Liên minh). Sau này Italia đã rời khỏi liên minh vào năm 1915 và chống lại đế quốc Đức, ủng hộ phe hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Phe hiệp ước cầm đầu bởi Anh là đế quốc đối đầu trực tiếp với Đức. Mặc dù ba nước Anh, Pháp, Nga có tranh chấp về thuộc địa nhưng vẫn phải nhân nhượng lẫn nhau ký những bản hiệp ước tay đôi: Pháp - Nga (1980), Anh - Pháp (1904) và Anh - Nga (1907), hình thành lên phe Hiệp Ước
Như vậy thì đến đầu thế kỷ 20, ở Châu Âu đã hình thành nên hai khối quân sự đối đầu nhau là phe Liên Minh và phe Hiệp Ước. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang. Chính mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa mà trước tiên là giữa đế quốc Anh và đế quốc Đức là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. Hay còn gọi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh.